chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

BỆNH NHIỆT MIỆNG, LỞ MIỆNG: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa thế nào?

Hầu hết mọi người đều từng trải qua cảm giác khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Mặc dù nhiệt miệng không gây nguy hiểm và sẽ tự khỏi, nhưng nó khiến người bệnh cảm thấy rất đau rát, khó chịu mỗi khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. Để hiểu chi tiết hơn bệnh nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây!

nhiệt miệng

I. Nhiệt miệng là gì?

Giải thích cho vấn đề nhiệt miệng là gì, các chuyên gia cho biết, nhiệt miệng, hay còn được gọi bằng các tên khác như loét áp tơ hay lở miệng, là tình trạng phổ biến xuất hiện ở mọi lứa tuổi, gây khó chịu cho cả trẻ em và người lớn.

Bệnh nhiệt miệng thường xuất hiện dưới dạng những vết loét nông trên niêm mạc miệng hoặc nướu. Mặc dù căn bệnh này không truyền nhiễm nhưng lại gây đau rát, khó chịu ảnh hưởng nhiều đến ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.

Các vết nhiệt miệng thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hơn 2 tuần và kèm theo sốt cao, phát ban, tiêu chảy, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là gì?

II. Triệu chứng nhiệt miệng

Nhiệt miệng biểu hiện qua các vết loét nhỏ hình bầu dục, có đáy màu vàng nhạt và viền đỏ. Vết loét này thường xuất hiện ở má trong, môi trong, nướu hoặc lưỡi.

Tần suất xuất hiện nhiệt miệng có thể khác nhau ở mỗi người tùy theo từng cơ địa. Một số chỉ gặp tình trạng này 1 – 2 lần mỗi năm, nhưng cũng có không ít trường hợp tái phát liên tục chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng.

Đối với những người hay bị nhiệt miệng, vị trí của các vết loét không cố định mà có thể xuất hiện ở bất kỳ khu vực mô mềm nào trong khoang miệng.

Nếu không được chăm sóc đúng cách, các vết loét nhiệt miệng có thể tiến triển nặng nề, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cấp. Điều này sẽ gây ra những cơn đau rát dữ dội, kèm theo nguy cơ nổi hạch ở góc hàm và sốt cao khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi, suy nhược.

Nhiệt miệng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong khoang miệng
Nhiệt miệng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong khoang miệng

III. Nguyên nhân gây nhiệt miệng (lở miệng)

Nguyên nhân nhiệt miệng là gì vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố có thể góp phần hình thành các vết loét:

  • Việc lựa chọn thực phẩm thiếu khoa học, thường xuyên nạp vào cơ thể lượng lớn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ chính là yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện của nhiệt miệng và làm cho tình trạng viêm loét thêm nghiêm trọng hơn.
  • Các tổn thương do đánh răng quá mạnh, tai nạn khi chơi thể thao, vô tình cắn vào môi, má, lưỡi,… dễ dẫn đến nhiệt miệng.
  • Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng.
  • Những người thường xuyên sử dụng bia, rượu, cà phê và thuốc lá có nguy cơ cao mắc phải tình trạng nhiệt miệng.
  • Nhiệt miệng thường xuyên còn báo hiệu sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu trong cơ thể, bao gồm: Vitamin C, vitamin nhóm B (B2, B3, B12), sắt, kẽm và axit folic.
  • Đối tượng mắc các bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,… hoặc đang niềng răng dễ xuất hiện nhiệt miệng hơn so với bình thường.
  • Ngoài ra, nhiệt miệng còn có thể do một số yếu tố khác như: Căng thẳng, stress quá mức, dị ứng với thành phần của kem đánh răng, nước súc miệng, ảnh hưởng từ việc dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh lý trong cơ thể,….
Ăn đồ cay nóng thường xuyên rất dễ bị nhiệt miệng
Ăn đồ cay nóng thường xuyên rất dễ bị nhiệt miệng

IV. Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

1. Chữa nhiệt miệng tại nhà

Nếu cảm thấy tình trạng nhiệt miệng không quá nghiêm trọng hoặc chưa có thời gian đến gặp bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà nhằm giảm tình trạng khó chịu tốt hơn:

  • Chườm đá lạnh bằng cách đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm.
  • Lấy túi lọc trà sau khi sử dụng đắp vào vết nhiệt miệng. Thành phần Tanin có tác dụng làm dịu cơn đau và giảm viêm rất tốt.
  • Ăn sữa chua hàng ngày góp phần cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng, làm dịu các tình trạng viêm và thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương.
  • Hãy bổ sung các thực phẩm có tính thanh mát, giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cho việc chữa nhiệt miệng như axit folic, vitamin B6, vitamin B12, kẽm,…
  • Dùng các loại thuốc bôi nhiệt miệng, tốt nhất là sử dụng các loại nước bôi có thành phần từ thiên nhiên hoặc dạng mỡ (benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide). Để tránh những rủi ro không đáng có khi sử dụng thuốc, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn. Bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn loại thuốc phù hợp và hướng dẫn cách sử dụng an toàn.
Đá lạnh sẽ giúp giảm cảm giác đau rát khá tốt
Đá lạnh sẽ giúp giảm cảm giác đau rát khá tốt

2. Chữa nhiệt miệng tại nha khoa

Trường hợp đã áp dụng các cách chữa nhiệt miệng tại nhà mà không hiệu quả, nguyên nhân có thể do các bệnh lý sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu,…

Lời khuyên dành cho bệnh nhân trong trường hợp này là nên đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng toàn diện, loại bỏ cao răng chứa ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm, giúp răng miệng trở nên sạch khỏe hơn. Nướu cũng sẽ dần được phục hồi, trở nên săn chắc và hồng hào.

Nếu răng có các dấu hiệu viêm nha chu cần kết hợp điều trị chuyên sâu bằng nhiều biện pháp như: Cạo vôi răng, nạo túi nha chu, ghép vạt lợi, dùng kháng sinh (nếu cần),…

Đối với sâu răng ở mức độ nhẹ, trám răng Composite là phương pháp điều trị hiệu quả, nhanh chóng. Nếu sâu răng đã lan đến tủy, cần thực hiện điều trị tủy và bọc sứ để phục hồi thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và bảo tồn răng lâu dài.

Đến nha khoa uy tín để khắc phục hiệu quả các bệnh lý ở răng miệng
Đến nha khoa uy tín để khắc phục hiệu quả các bệnh lý ở răng miệng

V. Một số mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà

1. Nước rau má

Rau má là một loại rau thiên nhiên có tính hàn, công dụng làm mát cơ thể rất tốt. Nhờ chứa hàm lượng các chất Triterpenoids có khả năng làm lành vết thương lở loét nhanh chóng nên được sử dụng khá phổ biến mỗi khi mọi người bị nhiệt miệng.

Các bạn có thể uống nước rau má mỗi ngày, sau vài ngày nhiệt miệng sẽ chấm dứt, cũng có thể xay nước rau má để ngậm súc miệng. Hoặc nấu nước rau má, nấu canh rau má giải nhiệt cũng là những gợi ý rất tốt khi chữa nhiệt miệng tại nhà.

Nước rau má rất tốt cho người đang bị nhiệt miệng
Nước rau má rất tốt cho người đang bị nhiệt miệng

2. Bôi nước cỏ mực + mật ong

Lá cỏ mực rửa sạch sau đó đem giã nát để ép lấy nước. Trộn phần nước lá cỏ mực cùng với mật ong. Sử dụng tăm bông thấm hỗn hợp nước lá cỏ mực và mật ong bôi vào vùng miệng bị loét. Mỗi ngày nên thực hiện 2 – 3 lần để đạt hiệu quả tốt.

3. Nước muối loãng

Hãy dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra. Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.

4. Kết hợp mật ong với bột nghệ

Pha trộn mật ong với bột nghệ thành hỗn hợp sền sệt, bôi trực tiếp lên vùng niêm mạc miệng bị tổn thương. Tính kháng khuẩn của mật ong kết hợp với khả năng kháng viêm của nghệ sẽ thúc đẩy quá trình làm lành vết loét, ngăn ngừa sẹo và kích thích tái tạo mô.

5. Nước khế chua

Khế chua chứa nhiều vitamin C giúp thanh nhiệt, kháng khuẩn sát trùng rất tốt, nhất là với các vết nhiệt lở loét ở miệng.

Các bạn có thể cắt khế thành từng múi đun sôi lấy nước ngậm súc miệng mỗi ngày. Hoặc có thể ép khế lấy nước uống cho hiệu quả chữa nhiệt miệng khả quan chỉ sau 3 – 4 ngày.

Khi bị nhiệt miệng bạn có thể dùng thêm nước khế chua
Khi bị nhiệt miệng bạn có thể dùng thêm nước khế chua

VI. Phải làm gì để phòng ngừa nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là một bệnh lý lành tính nhưng mọi người cũng không nên chủ quan vì bệnh có thể biến chứng gây viêm tấy, đau nhức. Để bệnh không có cơ hội gây phiền toái cho cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh nhiệt miệng hợp lý.

  • Thực hiện vệ sinh răng miệng khoa học với bàn chải có đầu lông mềm, chải theo chiều dọc của răng, đảm bảo thao tác nhẹ nhàng để tránh tổn hại cho nướu và răng.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để mang lại hiệu quả làm sạch mảng bám, vi khuẩn tối ưu nhất.
  • Chú ý lựa chọn kem đánh răng và nước súc miệng phù hợp với tình trạng răng, thay bàn chải mới sau 2 – 3 tháng hoặc khi đầu lông bàn chải bị mòn, tránh sự tích tụ quá nhiều của vi khuẩn.
  • Để cơ thể khỏe mạnh, hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng với đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên rau xanh và trái cây tươi. Duy trì thói quen uống nhiều nước lọc giúp hạn chế nguy cơ nóng nhiệt trong người, khô miệng dễ gây viêm loét.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá, đồng thời giảm thiểu tiêu thụ đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi khoa học, hạn chế thức khuya, kiểm soát căng thẳng, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tật tốt hơn.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần là việc làm thiết yếu để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nhờ vậy, bác sĩ có thể phát hiện sớm các vấn đề bệnh lý và đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Chế độ ăn lành mạnh giúp ngăn ngừa nhiệt miệng tốt hơn
Chế độ ăn lành mạnh giúp ngăn ngừa nhiệt miệng tốt hơn

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích với bệnh nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả nhất.

Nếu còn những thắc mắc cần được giải đáp, bạn có thể liên hệ với Nha khoa Đông Nam qua hotline 19007141. Hoặc đến trực tiếp các cơ sở nha khoa gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn Miễn Phí!

Xem thêm nhiệt miệng:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn