khuyến mãi 30/4 - 1/5

Thuốc Trị Lở Miệng Hiệu Quả

Thuốc trị nhiệt miệng là một trong những phương pháp giúp điều trị tình trạng loét miệng hiệu quả. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào dùng thuốc cũng mang lại kết quả. Và tùy vào nguyên nhân và mức độ nhiệt miệng mà hiệu quả mang lại sẽ khác nhau.

thuốc trị nhiệt miệng
Thuốc trị nhiệt miệng

Các loại thuốc tây được dùng để điều trị nhiệt miệng

Tình trạng nhiệt miệng vốn không nguy hiểm, nhưng chúng lại gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Thường thì hiện tượng này sẽ biến mất sau khoảng 7 – 10 ngày, nhưng nếu muốn chấm dứt nhiệt miệng sớm hơn, nên kết hợp sử dụng các loại thuốc trị lở miệng, nhiệt miệng sau đây:

1. Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia

Đây là một dạng thuốc mỡ dùng để bôi ngoài da có tác dụng làm dịu cơn đau do vết loét gây ra, đồng thời hỗ trợ vùng da bị tổn thương tại khoang miệng, hầu họng nhanh lành.

thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả
Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia

+ Nguồn gốc: Sản phẩm được sản xuất bởi công ty TNHH Thai Nakorn Patana – Thái lan.

+ Thành phần: Triamcinolone Acetonide 0,1g/100g – là một Glucocorticoid tổng hợp Flo.

+ Cách sử dụng: bạn chỉ cần lấy một ít thuốc trị lở miệng Oracortia bôi lên vùng da bị tổn thương, dùng trước khi đi ngủ để thành phần thuốc tiếp xúc với nhiệt miệng suốt đêm, không bị ảnh hưởng khi ăn uống, sinh hoạt.

+ Lưu ý: không chà xát qua lại khiến vùng da bị tổn thương nặng hơn, sử dụng 2 – 3 lần/ngày.

+ Tác dụng phụ: Vì chứa thành phần thuốc Steriod nên loại thuốc bôi này có khả năng sẽ gây ra một vài tác dụng phụ như mỏng da, ban đỏ, rạn da,… Sản phẩm hạn chế sử dụng ở vùng da rộng, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Giá tham khảo: 450.000VNĐ/hộp.

2. Gel bôi Mouthpaste

Mouthpaste là một thuốc trị lở miệng, nhiệt miệng dạng gel, thường được sử dụng tại vùng niêm mạc miệng, viêm loét. Đặc biệt, loại thuốc bôi này còn giúp làm giảm các triệu chứng nướu bị sưng viêm khi mọc răng hoặc trong trường hợp bệnh nhân thực hiện phẫu thuật chỉnh nha.

Gel bôi Mouthpaste
Gel bôi Mouthpaste

+ Nguồn gốc: Sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm Medipharco – Việt Nam

+ Thành phần: Triamcinolone acetonide.

+ Cách sử dụng: Dùng tay lấy một lượng thuốc vừa đủ và tiến hành bôi lên những vùng niêm mạc bị tổn thương, thực hiện bôi từ 2 – 3 lần/ngày. Lưu ý, không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì sau khi bôi thuốc. Tránh bôi ở diện rộng và bôi quá 8 ngày liên tục.

+ Lưu ý: Chống chỉ định cho những bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Hoặc trường hợp bệnh nhân bị nhiễm nấm, nhiễm virus, bệnh thiểu năng tuyến giáp, xơ gan, viêm loét đại tràng,…

Giá tham khảo: 19.500VNĐ/hộp

3. Thuốc trị nhiệt miệng Kamistad

Thuốc trị lở miệng Kamistad là một loại thuốc dạng gel, thường được đông đảo mọi người lựa chọn giúp giảm đau, viêm nướu, mụn rộp ở môi hay môi khô nứt nẻ do thời tiết.

Đồng thời, còn giúp khắc phục được các triệu chứng sưng đau khi mọc răng sữa, răng khôn. Người sử dụng răng giả hay đang trong quá trình niềng răng cũng có thể dùng loại gel này để giảm bớt cảm giác khó chịu.

thuốc trị nhiệt miệng nhanh
Thuốc bôi Kamistad giúp điều trị chứng viêm đau ở niêm mạc hiệu quả

+ Nguồn gốc: Sản phẩm được sản xuất bởi công ty STADA Arzneimittel A.G – Đức.

+ Thành phần: Dịch chiết hoa cúc, tinh dầu quế, saccharin Sodium 2 H20, Lidocaine HCL 1 H20, Benzalkonium chloride (chất diệt khuẩn), Carbomers, Trometamol, Acid fomic khan 98%, Ethanol 96%, nước tinh khiết.

+ Hướng dẫn sử dụng:

  • Người lớn: Lấy nửa chiều dài ống thuốc bôi nhẹ nhàng vị trí vết loét, thực hiện 3 lần/ ngày. Những trường hợp niềng răng dùng 1 lượng nhỏ bằng hạt đậu xanh bôi và vị trí tiếp xúc trong miệng.
  • Trẻ em: Dùng tương tự với liều dùng ½ ống thuốc so với người lớn, những trẻ đau răng có thể bôi ¼ ống thuốc, sử dụng 2 lần/ngày.

+ Lưu ý: Có thể xuất hiện tác dụng phụ tê tại vùng thuốc bôi, phản ứng hiếm gặp như sưng phù mặt, môi, lưỡi, phát ban trên da, mẩn ngứa,..

Không sử dụng thuốc trị lở miệng cho các đối tượng mang thai, người cao tuổi hay những ai mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Giá tham khảo: 35.000VNĐ/ ống.

4. Thuốc bôi nhiệt miệng Zytee RB

Thuốc trị lở miệng, nhiệt miệng Zytee RB thuốc dạng gel chống viêm không Steriod, thường sử dụng để giảm đau, sưng hay khó chịu do nhiệt miệng gây ra, thuốc có tác dụng giảm đau tức thì, tác dụng kéo dài nhiều giờ sau đó.

Nguyên lý hoạt động của thuốc tác dụng kháng khuẩn của hợp chất Benzalkonium Chloride, ngăn chặn việc giải phóng Hormone Prostaglandin – nguyên nhân gây đau và viêm trong niêm mạc miệng.

thuốc trị nhiệt miệng oracortia
Thuốc bôi nhiệt miệng Zytee RB là sản phẩm có nguồn gốc từ Ấn Độ

+ Nguồn gốc: Sản phẩm thuốc công ty TNHH Raptakos Brett.

+ Thành phần: Cholin salicylat 9%; Clorua benzalkonium 0,02%.

+ Hướng dẫn sử dụng: Rửa tay sạch, sau đó dùng 1 – 2 giọt gel bôi lên đầu ngón tay, sau đó xoa nhẹ lên vùng viêm loét. Mỗi ngày sử dụng 3 – 4 lần.

+ Lưu ý: Có thể gây nên tác dụng phụ nổi mẩn đỏ, sưng mí mắt, nôn mửa, co giật. Không nên sử dụng thuốc với phụ nữ có thai hay đang cho con bú.

Giá tham khảo: 30.000VNĐ/tuýp.

5. Thuốc nhiệt miệng Orrepaste

Thuốc trị nhiệt miệng Orrepaste là một dạng thuốc Steroid với tác dụng ngăn chặn giải phóng các chất gây viêm trong cơ thể, thường dùng để trị lở loét niêm mạng miệng, môi, giảm đau, nứt nẻ môi do thời tiết.

Thuốc nhiệt miệng Orrepaste
Thuốc nhiệt miệng Orrepaste

+ Nguồn gốc: Hoe Pharmaceuticals – Malaysia

+ Thành phần: Triamcinolone acetonide

+ Hướng dẫn sử dụng: Dùng lượng gel nhỏ bằng hạt đậu thoa nhẹ nhàng lên vùng loét miệng trước khi ngủ, trong ngày có thể sử dụng 2 – 3 lần.

+ Lưu ý: Không dùng trên phạm vi rộng, chỉ dùng ở những khu vực bị tổn thương. Lưu ý không sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân lao.

Giá tham khảo: 35.000VNĐ/tuýp.

6. Thuốc trị nhiệt miệng Gengigel

Thuốc trị nhiệt miệng dạng Gel là loại thuốc dùng để ngăn ngừa các rối loạn về nướu gồm: chảy máu, viêm nướu, tụt nướu,… do thành phần chứa axit hyaluronic giúp kích thích các mô khỏe mạnh phát triển, chống lại sự tái nhiễm trùng.

thuốc uống trị nhiệt miệng
Thuốc trị nhiệt miệng Gengigel giúp làm dịu cơn đau và lành thương nhanh

+ Nguồn gốc: Hoa Kỳ.

+ Thành phần: Aqua, Xylitol, Cellulose Gum, Alcohol, PEG 40 Hydrogenated Castor Oil, PVA, Polycarbophyl, Dichlorobenzyl Alcohol, Aroma (CITROMINT 1/074600), Sodium Hydroxide, Acid Blue 9 (CI 42090).

+ Hướng dẫn sử dụng: Dùng ngón tay trỏ hay bông tăm lấy lượng thuốc vừa phải rồi thoa nhẹ lên vùng nướu bị tổn thương. Sau 2 – 3 phút phần gel sẽ khô lại và phát huy tác dụng. Bạn có thể sử dụng 3 – 4 lần/ ngày để triệu chứng nhanh cải thiện.

+ Lưu ý: Thuốc lở miệng Gengigel có thể gây ra các tác dụng phụ như là cảm giác tê hoặc ngứa ran, nhức đầu, chóng mặt.

Giá tham khảo: 290.000 VNĐ/tuýp

7. Bột sủi Sensa Cools

Bột sủi Sensa Cools được điều trị bằng phương pháp tiên tiến, kết hợp từ những tháo dược truyền thống giúp trị các cảm giác khó chịu, đau họng, khan tiếng, lở miệng rất hiệu quả.

Bột sủi thanh nhiệt dạng sủi
Bột sủi thanh nhiệt dạng sủi

+ Nguồn gốc: Công Ty Cổ Phần Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất Hương Thủy.

+ Thành phần: Chiết xuất chanh 0.35g, chiết xuất Alyxia Stellata 1.05g, vỏ quế 0.01g, vitamin C 0.09g, đường 3.14g, các thành phần hoạt tính khác.

+ Hướng dẫn sử dụng: Đầu tiên, chuẩn bị ly nước lọc khoảng 150ml nước hòa tan cùng gói Sensa cools vào. Sau đó, dùng muỗng khuấy đều nhiều lần để bột chế phẩm tan hết trong nước rồi trực tiếp dùng.

  • Từ 12 tuổi trở lên: 1 gói/ lần, 2 – 3 lần/ngày.
  • Dưới 12 tuổi: ½ gói/ lần, 2 – 3 lần/ngày.

+ Lưu ý: Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như các thành phần trước khi dùng, nếu có dị ứng với các thành phần nêu trên không nên sử dụng.

Giá tham khảo: 24.000VNĐ/hộp.

Cách chữa trị nhiệt miệng tại nhà từ thiên nhiên

Trường hợp nhiệt miệng xuất phát từ thói quen ăn uống hoặc quá trình vệ sinh răng miệng hằng ngày không đúng cách, bạn có thể tiến hành chữa trị tại nhà bằng những phương pháp sau.

Sữa chua: Lợi khuẩn trong sữa chua không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn giúp làm dịu cơn đau do nhiệt miệng rất tốt. Vì thế, mỗi ngày bạn nên ăn từ 1 – 2 hũ sữa chua để đạt hiệu quả tốt nhất.

thuốc trị loét miệng
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp làm giảm cơn đau hiệu quả

Bột sắn dây: Từ xưa, bột sắn dây được biết đến là nguyên liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Cách sử dụng bột sắn dây điều trị nhiệt miệng cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần lấy bột sắn dây hòa nước uống mỗi ngày, vết loét sẽ lành nhanh chóng.

Khế: Điều trị nhiệt miệng bằng khế là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng. Loại quả này có chứa hàm lượng lớn vitamin C cùng các nguyên tố vi lượng khác như Natri, Sắt, Canxi, Vitamin A, B2,… có tác dụng giải nhiệt, tăng cường sức đề kháng và nhanh lành thương.

Chọn 2 – 3 quả khế chua còn tươi, đem rửa sạch, cắt lát và cho vào nồi đun lấy nước. Sau đó dùng nước này để súc miệng, mỗi lần súc nên ngậm từ 1 – 2 phút. Thực hiện 2 lần/ngày sẽ giúp vết loét nhanh lành hơn.

thuốc điều trị nhiệt miệng
Khế giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng giúp làm lành vết thương nhanh chóng

Bã chè: Trong bã chè khô có chứa chất tannin giúp làm dịu cơn đau do nhiệt miệng gây ra, đồng thời còn kháng viêm, kháng khuẩn. Sau khi uống trà, bạn có thể tận dụng bã chè, lấy nó đắp vào vị trí nhiệt miệng.

Mật ong: Đây là nguyên liệu có tác dụng hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng. Chỉ cần lấy tăm bông, chấm một ít mật ong bôi lên vết loét nhiệt miệng.

Hoặc bạn cũng có thể kết hợp thêm với bột nghệ để hiệu quả hơn. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.

thuốc uống nhiệt miệng
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và lành thương nhanh

Oxy già: Oxy già có đặc tính sát khuẩn cao. Dùng oxy già trị nhiệt miệng bằng cách pha loãng chúng với nước theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, dùng bông gòn chấm vừa đủ lượng dung dịch này vào rồi bôi đều lên vị trí vết loét.

Khoảng 10 – 15 phút sau, bạn súc miệng lại với nước cho thật kỹ. Lưu ý, tuyệt đối không ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì trong vòng 1 tiếng sau khi thực hiện phương pháp này.

Giấm táo: Tương tự như oxy già, giấm táo cũng đem pha với nước theo tỉ lệ 1:1, tuy nhiên bạn nên chọn nước ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nhờ vào thành phần có chứa axit acetic mà giấm táo có khả năng vừa tiêu diệt được vi khuẩn gây hại vừa giúp gia tăng lợi khuẩn.

thuốc trị nhiệt miệng cho bé
Giấm táo vừa có tác dụng kháng khuẩn vừa giúp tăng sinh tự nhiên các lợi khuẩn

Súc miệng bằng nước muối: Trong muối có tính sát khuẩn cao. Vì vậy dùng muối pha loãng với nước ấm sẽ tiêu diệt được các vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa vết loét lan rộng hơn.

Lưu ý, khi thực hiện phương pháp này, bạn chỉ nên sử dụng một lượng muối vừa phải, tránh lấy quá nhiều khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Hoặc cách tốt nhất là bạn nên mua nước muối sinh lý để sử dụng.

Dùng cỏ mực điều trị nhiệt miệng: Cỏ mực là một trong những bài thuốc dân gian giúp điều trị nhiệt miệng hiệu quả mà ông bà xưa khuyên dùng.

Bạn chỉ cần lấy một nắm cỏ mực, rửa sạch rồi cho vào cối giã nhuyễn. Sau đó vắt lấy nước cốt đem hòa với một ít mật ong rừng. Sử dụng tăm bông thấm ướt dung dịch rồi thoa vào vị trí vết thương. Mỗi ngày bôi từ 2 – 3 lần.

Ngoài ra, việc tăng cường bổ sung thành phần vitamin B1, vitamin B12, sắt, kẽm,… cũng hỗ trợ vết loét nhiệt miệng được nhanh lành. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng có thể tái phát.

thuốc điều trị nhiệt miệng
Tăng cường bổ sung vitamin B sẽ ngăn ngừa được tình trạng nhiệt miệng

Cách phòng tránh bệnh lở miệng

Có thể thấy cách ngăn ngừa lở miệng tốt nhất chính là xác định rõ nguyên nhân lở miệng sau đó phòng ngừa bệnh ngay từ sớm thông qua các cách sau:

Sinh hoạt ăn uống khoa học phòng ngừa lở miệng
Sinh hoạt ăn uống khoa học phòng ngừa lở miệng
  • Có chế độ ăn uống khoa học, hãy sử dụng các thực phẩm ít chất béo bão hòa, các axit béo omega 3 có trong dầu cá, dầu oliu… tốt cho sức khỏe. Bổ sung tích cực vitamin và khoáng chất, trong các bữa ăn.
  • Kiêng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích độc hại khác.
  • Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách bằng bàn chải lông mềm sau mỗi bữa ăn. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng, phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập gây viêm loét miệng.
  • Theo nghiên cứu khoa học cần có chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý để giảm stress và cải thiện sức khỏe, tăng đề kháng cho cơ thể.

Khi nào cần gặp nha sĩ?

Như đã đề cập ngay từ đầu, nhiệt miệng là hiện tượng rất phổ biến có thể tự khỏi sau 1 tuần, hoặc trễ nhất là 10 ngày và không để lại vết thương.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp vết loét đã qua 2 tuần nhưng không có dấu hiệu lành, hoặc lành nhưng lại tái phát sau đó thì bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra.

thuốc trị nhiệt miệng thái lan
Thăm khám tại chuyên khoa khi tình trạng nhiệt miệng kéo dài hơn 2 tuần không khỏi

Vì tình trạng này có có thể là biểu hiện của việc sức khỏe tổng quát của bạn đang gặp vấn đề, cụ thể là những bệnh lý như: suy giảm chức năng gan, cơ thể thiếu dưỡng chất, rối loạn nội tiết tố, viêm loét dạ dày, tá tràng,…

Do đó, lúc này bạn cần đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa  răng – hàm – mặt để được kiểm tra. Việc thăm khám sớm có ý nghĩa rất lớn, giúp phát hiện bệnh sớm hơn (nếu có), từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Thuốc trị nhiệt miệng là phương pháp điều trị các vết loét ở miệng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, với những trường hợp đã sử dụng thuốc nhưng lâu ngày vẫn không khỏi và thường xuyên tái phát thì bạn cần nên đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.

Nếu bạn còn thắc mắc nào liên quan đến nhiệt miệng hoặc các bệnh lý răng miệng khác thì hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp tại Nha Khoa Đông Nam để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn Miễn Phí.

Xem thêm nhiệt miệng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close