chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Bệnh nhiệt miệng ở người lớn: Nguyên nhân và cách điều trị

Hỏi:Chào bác sĩ! Bệnh nhiệt miệng ở người lớn điều trị như thế nào ạ? Tôi rất hay gặp phải nhiệt miệng, có cách nào để điều trị dứt điểm không? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn bác sĩ! ” – (Quốc Đại – 26 tuổi, TPHCM)

Bệnh nhiệt miệng ở người lớn: Nguyên nhân và cách điều trị

NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:

Chào Quốc Đại!

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng hay còn có một số tên gọi khác là lở miệng, loét miệng, loét áp-tơ, nổi đẹn. Đây là bệnh lý rất phổ biến hầu như ai cũng từng mắc phải không phân biệt độ tuổi hay giới tính.

Vết lở loét nhiệt miệng thường xuất hiện ở nhiều vị trí mô mềm trong khoang miệng như: lưỡi, mặt trong của má, trên nướu, môi.

Dấu hiệu ban đầu thường là những đốm nhỏ có màu trắng, vàng nhạt hình tròn hoặc bầu dục. Viền xung quanh vết loét thường sưng, tấy đỏ gây cảm giác đau rát, khó chịu mỗi khi ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt.

Trong nhiều trường hợp nhiệt miệng không được chăm sóc đúng cách sẽ phát triển nặng gây viêm nhiễm cấp. Khi đó cảm giác đau rát sẽ dữ dội hơn kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác như sưng hạch bạch huyết, nóng sốt, đau đầu.

Nhiệt miệng là căn bệnh tự phát và sẽ tự lành lại sau 7 – 10 ngày. Những trường hợp đã trên 2 tuần nhưng viêm loét vẫn không thuyên giảm và gây sốt cao, phát ban, tiêu chảy. Lúc này cần đến gặp bác sĩ để được khám chữa hiệu quả kịp thời.

Nguyên nhân gây nên nhiệt miệng

Theo các quan niệm dân gian, nhiệt miệng là do bị nóng trong người hoặc dùng nhiều thực phẩm có tính nóng sinh nhiệt. Ngoài ra, nhiệt miệng còn do các nguyên nhân như sau:

  • Thiếu hụt các chất vitamin B, khoáng chất như sắt, kẽm…
  • Stress cũng gây ra nhiệt miệng.
  • Chải răng sai cách, chấn thương gây tổn thương niêm mạc miệng.
nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nguyên nhân gây nhiệt miệng phổ biến
  • Dùng thực phẩm quá nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ dễ dẫn tới khô miệng.
  • Nhiễm khuẩn, virus do phản ứng với thành phần hóa học.
  • Các bệnh lý về răng như viêm quanh răng, viêm tủy răng…
  • Dùng các thuốc kháng sinh để chữa trị bệnh lý cơ thể trong thời gian dài cũng dễ gây các tác dụng phụ khiến khoang miệng bị khô, dễ viêm loét.
  • Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh cũng dễ gây nhiệt miệng hơn so với bình thường.
  • Nhiệt miệng còn có thể do dùng quá nhiều chất kích thích như bia rượu, cà phê, hút thuốc lá.

Thường bệnh nhiệt miệng sẽ không kéo dài, nhưng nếu bạn thường xuyên mắc phải bệnh nhiệt miệng thì bạn cần chú ý thăm khám sớm, bởi đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm khác đang tồn tại bên trong cơ thể như ung thư lưỡi tiến triển âm thầm.

Việc tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng từ sớm sẽ giúp bạn có hướng điều trị cho phù hợp hơn, phòng ngừa được các biến chứng khác xảy ra.

Cách điều trị bệnh nhiệt miệng ở người lớn hiệu quả

Thường nhiệt miệng mới chớm, vốn không cần điều trị bằng thuốc mà nên áp dụng các biện pháp chữa nhiệt miệng dân gian như: nước muối loãng, chè tươi, rau ngót, mật ong… tại nhà đều có thể thanh lọc, thải độc cho cơ thể.

Bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết như Vitamin C, vitamin B,…Nhưng nếu vết loét viêm rộng có thể dùng các loại thuốc bôi tại chỗ để giảm đau, kháng viêm với Corticosteroid giảm đau tức thì. Tuy nhiên, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

điều trị nhiệt miệng ở người lớn
Điều trị nhiệt miệng tại nhà

Tạo cho mình một thói quen sinh hoạt, vệ sinh răng miệng lành mạnh để hạn chế diễn biến của nhiệt miệng như sau:

  • Súc miệng bằng nước muối ấm.
  • Chải răng nhẹ nhàng, tránh chạm vào vết thương.
  • Chườm đá.
  • Tránh các loại thực phẩm nóng gây khô miệng.

Bệnh nhiệt miệng ở người lớn là vấn đề thường gặp, bệnh có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, những khó chịu mà bệnh mang lại thường làm cho cuộc sống không trọn vẹn.

Vì thế, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị bệnh nhiệt miệng ở người lớn sẽ giúp có được phương pháp điều trị bệnh phù hợp hơn.

Cách phòng ngừa nhiệt miệng

Cách phòng ngừa nhiệt miệng tốt nhất đó chính là hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Theo đó bạn nên thực hiện tốt các vấn đề sau đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách bằng bàn chải mềm theo chiều dọc, chải nhẹ nhàng ở khắp các mặt răng để không gây tổn thương đến răng nướu.

Lựa chọn các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp với tình trạng răng miệng, tránh các sản phẩm có thành phần tẩy trắng cao.

Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, súc miệng với nước muối sinh lý để loại bỏ các vi khuẩn, mảng bám còn sót lại, ngăn ngừa hôi miệng và bệnh lý tối ưu.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn có hại
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn có hại

Chế độ ăn uống cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa nhiệt miệng hữu hiệu. Đặc biệt là các thực phẩm giàu: vitamin B2, B6, vitamin C, axit folic, sắt, kẽm,…

Tăng cường nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước lọc mỗi ngày giúp thanh nhiệt cơ thể, hạn chế khô miệng dễ gây viêm loét.

Cà phê, rượu bia, đồ uống có cồn, có ga, thuốc lá đều rất có hại cho sức khỏe răng miệng nên cũng phải tránh dùng nhiều.

Hạn chế tối đa các đồ ăn cay nóng, các món nhiều dầu mỡ.

Từ bỏ các thói quen không tốt dễ gây tổn thương răng nướu, trầy xước niêm mạc ở miệng như: xỉa răng bằng tăm, ăn nhai đồ dai cứng, mở nắp chai bằng răng,….

Ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước giúp thanh nhiệt cơ thể
Ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước giúp thanh nhiệt cơ thể

Cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi phù hợp, tránh stress, áp lực quá nhiều. Thường xuyên luyện tập thể thao giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật tốt hơn.

Thăm khám, cạo vôi răng định kỳ tại trung tâm nha khoa uy tín mỗi năm từ 1 – 2 lần là điều rất cần thiết để duy trì được hàm răng khỏe mạnh dài lâu. Đồng thời có thể sớm nhận biết các dấu hiệu bệnh lý và khắc phục kịp thời, phòng ngừa nguy cơ xảy ra các tác hại khó lường.

Khám răng định kỳ để tầm soát tốt các vấn đề bệnh lý xảy ra
Khám răng định kỳ để tầm soát tốt các vấn đề bệnh lý xảy ra

Hi vọng những thông tin trên, đã giúp cho bạn Quốc Đại hiểu rõ hơn về vấn đề bạn đang gặp phải. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các loại nước nên uống khi bị nhiệt miệng để giúp cơ thể được thanh lọc từ đó nhiệt miệng cũng nhanh khỏi hơn.

Nếu còn những thắc mắc khác cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh Nha khoa Đông Nam để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn Miễn Phí!

Xem thêm nhiệt miệng:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn