khuyến mãi 30/4 - 1/5

Bệnh Lở Miệng Có Lây Không

Bệnh lở miệng có lây không có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người muốn có câu trả lời rõ ràng vì đây là bệnh xuất hiện khá phổ biến ở nhiều người và có nhiều biến thể. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho câu hỏi này cũng như cách phòng tránh bệnh lý gây phiền toái này.

benh lo mieng co lay khong

Trước hết, cần phải hiểu được bệnh lở miệng chính là hiện tượng nướu, mô trong miệng xuất hiện các vết loét màu trắng có viền đỏ, hoặc các vết loét có đường kính từ 1 – 3mm. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lở miệng, có thể do stress, suy nghĩ quá nhiều khiến hệ miễn dịch suy giảm, khô miệng do uống thuốc…

benh lo mieng co lay khong 1
Bệnh lở miệng xuất hiện các vết loét màu trắng có viền đỏ

Bệnh nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng hay áp tơ loét miệng có teengoij khoa học là aphthous ulcer, đâ là tình trạng viêm nhiễm xuất hiện các vết loét ở vùng miệng hay vết rộp nhỏ có màu trắng, vàng hay đỏ bao quanh.

Khác với lở miệng do virus Herpes hay mụn nước, thì nhiệt miệng không lây lan mà chúng chỉ gây khó chịu cho người mắc phải khi giao tiếp, sinh hoạt.

Tuy bệnh có thể tự khỏi nhưng vẫn có khả năng tái phát nhiều lần theo chu kỳ do nhiều nguyên nhân nếu bạn bị viêm loét nhiệt miệng mãn tính.

Nguyên nhân bạn bị nhiệt miệng

Cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh nhiệt miệng, thường thì chỉ xác định được các cơ chế gây nên nhiệt miệng do môi trường, rối loạn nội tiết, ảnh hưởng từ chế độ ăn uống. Có thể liệt kệ một số lý do cụ thể gây nên nhiệt miệng là do:

Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
  • Thiếu hụt các loại Vitamin B, C, thiếu kẽm,…
  • Cắn trúng má gây tổn thương, hình thành vết loét miệng.
  • Ăn đồ cay nóng, hay nhiều gluten gây tổn thương vùng nướu.
  • Bị tổn thương trong quá trình vệ sinh răng miệng, đánh răng gây chảy máu.
  • Tối loạn nội tiết chu kỳ kinh nguyệt.
  • Stress, áp lực cũng gây nên nhiệt miệng.
  • Viêm ruột, viêm loét đại tràng.

Thường thì sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài, nên việc hấp thụ thức ăn bị hạn chế, cần có biện pháp điều trị kịp thời hạn chế các nguy cơ gây bệnh.

Bệnh lở miệng có lây không?

Nguyên nhân gây bệnh lở miệng là do virus Herpes gây ra nên có thể lây từ người này qua người khác, khi có tác động như chạm, tiếp xúc trực tiếp với vết lở miệng. Khi vết lở miệng bị vỡ, chảy máu thì khả năng lây nhiễm còn cao hơn rất nhiều.

Khi tiếp xúc với nguồn bệnh, không chỉ miệng bị lây mà nhiều bộ phận khác trên cơ thể cũng có khả năng lây bệnh như tay, môi… Do đó, câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh lở miệng có lây không” chính là hoàn toàn có khả năng.

benh lo mieng co lay khong 2
Bệnh lở miệng do virus Herpes gây ra, hoàn toàn thể lây từ người này qua người khác

Thường thì sau khoảng 1 – 2 tuần bệnh lở miệng sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, vì bệnh lý này có khả năng lây nhiễm nên những người mắc bệnh không nên để bệnh lở miệng tự khỏi mà nên thực hiện ngay các biện pháp chữa trị, không nên kéo dài thời gian ủ bệnh.

Điều trị nhiệt miệng thế nào nhanh khỏi?

Tình trạng nhiệt miệng bình thường sẽ tự lành mà không cần phải điều trị gì, nhưng nếu cảm thấy cơn đau gây khó chịu, có thể áp dụng các cách điều trị sau đây:

  • Sử dụng nước súc miệng

Sử dụng nước súc miệng là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng. Có thể áp dụng nước muối tại nhà hoặc súc các loại nước súc miệng chuyên dụng.

Bạn nên dùng sau khi chải răng, hoặc dùng để súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 4 tiếng để mang lại hiệu quả tối ưu.

Điệu trị nhiệt miệng dân gian
Điệu trị nhiệt miệng dân gian
  • Trị nhiệt miệng bằng giấm táo

Trong giấm táo chứa một lượng lớn acid Axetic có tác dụng diệt khuẩn, nên dùng giấm táo sẽ giúp kháng lại vi khuẩn, trị nhiệt miệng hiệu quả.

Bạn có thể pha giấm táo và nước ấm theo tỉ lệ 1/1 và dùng chúng để súc miệng hàng ngày.

  • Trị nhiệt miệng bằng nước củ cải

Trị nhiệt miệng bằng nước củ cải trắng cũng là giải pháp được nhiều người áp dụng. Cách thực hiện thường khá đơn giản chỉ cần dùng 300g củ cải trắng giã lấy nước cốt hòa cùng 1 ít nước lọc tạo hỗn hợp.

Dùng dung dịch này súc miệng 3 lần/ ngày, kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng.

  • Điều trị theo chỉ định bác sĩ

Nếu tình trạng nhiệt miệng tái phát nhiều lần cần trao đổi với bác sĩ để chỉ định dùng kháng sinh để điều trị các trường hợp bị nhiệt miệng nặng. Một số loại thuốc mỡ (benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide) cũng sẽ được chỉ định điều trị tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người.

Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh lở miệng

Không chạm hay tiếp xúc trực tiếp vào vết lở ở miệng. Trong trường hợp tiếp xúc nên rửa lại tay thật sạch và tránh chạm vào người khác để giảm thiểu tình trạng lây nhiễm bắc cầu.

benh lo mieng co lay khong 3
Không chạm hay tiếp xúc trực tiếp vào vết lở ở miệng

Rửa tay, vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp phòng ngừa bệnh lở miệng lây nhiễm.

benh lo mieng co lay khong 4
Rửa tay, vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Nên bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, chất sắt,… Uống nhiều nước trong ngày để ngăn chặn hình thành bệnh lở miệng từ bên trong.

benh lo mieng co lay khong 5
Nên bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, chất sắt

Hạn chế đến mức tối thiểu việc dùng chung đồ với người mắc bệnh lở miệng (Bàn chải đánh răng, cốc uống nước, khẩu trang,…) Tuy tiếp xúc trực tiếp vẫn mang lại nguy cơ lây nhiễm cao hơn nhưng không phải vì thế mà chủ quan, bệnh lở miệng nhiều trường hợp vẫn có khả năng lây nhiễm qua đường gián tiếp.

Như vậy, bệnh lở miệng là bệnh lý hoàn toàn có khả năng lây nhiễm nếu không biết cách phòng tránh. Cách đơn giản nhất đó là hạn chế tiếp xúc trực tiếp với vết lở miệng của người bệnh. Bên cạnh đó, nên lưu ý tránh các tiếp xúc gián tiếp để ngăn chặn lây nhiễm.

Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh lở miệng, nên đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để chữa trị ngay từ đầu, bệnh sẽ khỏi nhanh hơn và thời gian chữa trị cũng được rút ngắn.

Xem thêm nhiệt miệng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close