chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Bị đau răng hàm sau khi trám phải làm sao?

Răng trám bị nhức có thể là biến chứng của việc trám răng sai kỹ thuật, cách chăm sóc răng không đúng hoặc đơn giản là một phản ứng bình thường của cơ thể. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích cho bạn khi gặp phải tình trạng này.

răng trám bị nhức
Tình trạng răng trám bị nhức

Các trường hợp trám răng bị nhức

Trám răng là kỹ thuật nha khoa cho phép thay thế các mô răng bị sâu, hỏng bằng vật liệu nhân tạo, thường là Amalgam hoặc Composite, nhằm tái tạo, khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng.

Kỹ thuật này có thể sử dụng cho tất cả các răng, kể cả các răng chịu áp lực nhiều từ việc ăn nhai như răng hàm. Tuy nhiên, các lỗ sâu không quá lớn và kích thước răng thưa, sứt mẻ không vượt quá 2mm.

Mặc dù hàn trám là một kỹ thuật nha khoa tương đối phổ biến và dễ thực hiện, tuy nhiên đôi lúc cũng xảy ra sai sót và xuất hiện những tình huống bất ngờ. Trong đó phổ biến nhất là tình trạng răng trám bị nhức.

trám răng xong bị nhức
Trám răng xong bị nhức là tình trạng tương đối phổ biến

Hiện tượng này sẽ xuất hiện vào hai thời điểm sau:

1. Trám răng xong bị nhức

Răng vừa mới trám sẽ nhạy cảm hơn bình thường, dễ bị ê buốt khi tiếp xúc với không khí, nhiệt độ nóng lạnh và áp lực từ hoạt động ăn nhai.

Đây là điều hết sức bình thường nên bạn không cần phải quá lo lắng. Cảm giác này thường chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu và sẽ giảm dần, hết hẳn sau đó.

2. Răng trám lâu ngày bị nhức

Nếu sau một tuần bạn vẫn cảm thấy đau nhức hoặc ê buốt ở vùng răng vừa điều trị thì cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra tình trạng miếng trám, xác định nguyên nhân gây đau nhức và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Hoặc cũng có trường hợp bệnh nhân đã sử dụng miếng trám này khá lâu, khoảng 2 – 3 năm mới thấy có dấu hiệu đau nhức răng thì việc đến nha khoa vẫn là điều tất yếu.

Trường hợp chưa thể đến nha khoa ngay tại thời điểm đau nhức để được thăm khám, bạn cần lưu ý tránh ăn nhai ở phía hàm bị đau, hạn chế ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm tổn thương các mô răng.

Nguyên nhân răng trám bị nhức

1. Do tay nghề bác sĩ không cao

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến răng bị đau nhức sau khi trám. Trường hợp bệnh nhân đang gặp các vấn đề về bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy nhưng bác sĩ không điều trị hoặc điều trị chưa triệt để mà tiến hành hàn trám thì đau nhức là điều không thể tránh khỏi.

Hoặc bác sĩ thực hiện trám răng không đúng kỹ thuật làm chiếc răng điều trị cao hơn chiếc răng bên cạnh. Điều này sẽ làm tăng áp lực nhai lên chiếc răng vừa hàn trám, gây ra tình trạng nứt miếng trám khi ăn và sinh ra đau nhức.

nhức răng sau khi trám
Kỹ thuật của bác sĩ là một trong những nguyên nhân làm bệnh nhân đau nhức sau khi trám răng

2. Do vật liệu trám không chất lượng

Một vài nha khoa kém uy tín vì muốn chạy đua theo lợi nhuận nên sử dụng các vật liệu không chất lượng, không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng khiến miếng trám nhanh bị nứt, thức ăn dính dắt vào, lâu ngày không những gây đau nhức mà còn làm hôi miệng và các bệnh lý răng miệng khác.

Hoặc một vài trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với vật liệu trám cũng có thể sinh ra đau nhức, ê buốt.

3. Do khách hàng chăm sóc răng không tốt

Chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả trám răng. Việc thường xuyên dùng răng cắn vật cứng, cạy mở nắp chai, nhai đá, cắn mở bao bì thực phẩm,… sẽ ảnh hưởng lớn miếng trám. Nhẹ thì gây nứt mẻ nhỏ, nặng hơn miếng trám sẽ có dấu hiệu vỡ, bung bật ra khỏi vị trí trám.

sau khi trám răng bị đau
Thường xuyên dùng răng cạy mở nắp chai sẽ làm ảnh hưởng đến miếng trám gây đau nhức

Cách điều trị răng trám bị nhức

Chỉ có bác sĩ mới có thể xác định được nguyên nhân gây ê buốt, đau nhức sau khi trám răng. Do đó, khi gặp vấn đề với miếng trám, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp.

– Nếu chiếc răng hàm của bạn bị đau do dị ứng với vật liệu trám, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân sử dụng một loại vật liệu trám phù hợp hơn, thường là Composite – vật liệu trám đã được chứng minh là lành tính với cơ thể người.

răng trám bị đau

– Trường hợp chiếc răng hàm của bạn bị đau do trám răng sai kỹ thuật gây ảnh hưởng đến khớp cắn hoặc miếng trám bị gãy, vỡ, bác sĩ sẽ tháo bỏ miếng trám cũ và thực hiện lại quy trình trám răng đúng chuẩn cho bạn.

– Hoặc nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ cũng sẽ tháo bỏ miếng trám cũ, điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng và loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh. Sau đó có thể tiến hành trám lại hoặc bọc sứ tùy theo tình trạng cụ thể của chiếc răng.

Biện pháp phòng ngừa hiện tượng nhức răng sau khi trám

Trong 1 đến 2 ngày đầu sau khi trám răng, để giảm cảm giác ê buốt bạn nên thực hiện chườm lạnh ở má ngoài của vị trí trám. Từ ngày thứ 3, bạn có thể thực hiện chườm nóng để làm vùng sưng tản ra. Tuy nhiên có một vài trường hợp sẽ không cần chườm nóng vì sau 2 ngày cơn đau đã khỏi hẳn.

Nên chọn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo hoặc súp để không cần nhai mạnh và nhiều lần. Nhờ đó mà hạn chế được tình trạng ăn nhầm vào vị trí trám gây đau.

ê buốt răng sau khi trám
Nên chọn thức ăn mềm lỏng để hạn chế lực nhai mạnh

Vì răng lúc này tương đối nhạy cảm nên không dùng những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh gây kích ứng răng.

Thực hiện chải răng như bình thường nhưng hạn chế chải mạnh vào vị trí răng vừa trám.

Chăm sóc răng miệng sau khi trám

Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng đau nhức răng sau khi trám có thể xảy ra:

Chải răng mỗi ngày 2 lần với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa hàm lượng Fluoride để đảm bảo hiệu quả làm sạch các mảng bám thức ăn trên răng.

Dùng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ những vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng.

răng trám bị đau lại
Dùng nước súc miệng chuyên dụng để tiêu diệt vi khuẩn và giữ cho hơi thở thơm mát

Thay tăm tre nhọn bằng chỉ nha khoa khi lấy thức ăn thừa trong kẽ răng. Hoặc bạn cũng có thể dùng máy tăm nước.

Không dùng răng cắn vào những đồ vật quá cứng như nắp chai, bút, móng tay hoặc nhai đá, vì rất có thể khiến miếng trám bị nứt.

Khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe răng miệng. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra miếng trám xem có gặp vấn đề nào không, từ đó có được phương án xử lý kịp thời.

Khi nào nên gặp nha sĩ?

Sau khi thực hiện kỹ thuật hàn trám tại nha khoa, cảm giác ê buốt và đau nhẹ là hiện tượng rất phổ biến, chúng thường xảy ra khoảng từ 1 – 2 ngày đầu, sau đó sẽ giảm dần và hết hẳn.

Trường hợp này bạn không cần phải đến nha khoa. Chỉ cần thực hiện chườm đá tại nhà theo lời khuyên của bác sĩ là được.

Tuy nhiên, nếu đau nhức kéo dài liên tiếp hơn 1 tuần thì bạn nên quay lại nha khoa để được tiến hành kiểm tra. Vì rất có thể trong quá trình thực hiện, kỹ thuật nha khoa không đúng hoặc vật liệu miếng trám không phù hợp với cơ địa của bạn.

răng trám lâu năm bị nhức
Đến nha khoa nếu thấy trường hợp đau nhức kéo dài nhiều ngày liền

Ngoài ra, khi miếng trám đã được sử dụng từ 1 – 2 năm, thậm chí là 3 năm mới gây đau nhức thì cũng phải đến bác sĩ kiểm tra. Vì thông thường độ bền của miếng trám cũng chỉ từ 2 – 3 năm.

Cùng với đó, trong thời gian này, quá trình chăm sóc và vệ sinh răng không đúng cách đã làm ảnh hưởng đến chiếc răng hàn trám. Tùy thuộc vào tình trạng răng như thế nào mà bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp.

Như vậy có thể thấy răng trám bị nhức xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nếu tình trạng này kéo dài bạn cần đến nha khoa uy tín để được kiểm tra và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ đến Nha Khoa Đông Nam qua số điện thoại tổng đài 1900 7141 để được giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm trám răng:

Xem thêm điều trị tủy răng:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn