khuyến mãi 30/4 - 1/5

Răng cửa có vết nứt có sao không?

Răng cửa có vết nứt dọc hoặc ngang do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng thường gặp nhất là ăn nhai với lực mạnh, cắn vật cứng… Không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của hàm răng, tình trạng này còn có thể làm bệnh nhân cảm thấy ê buốt, đau nhức.

răng cửa có vết nứt có sao không

I. Răng cửa có vết nứt có sao không?

Răng là bộ phận đầu tiên tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp chúng ta nhai và nghiền nhỏ thức ăn trước khi nuốt.

Khi răng cửa có vết nứt dọc hoặc ngang vì bất kỳ nguyên nhân nào, chức năng ăn nhai của chúng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng này có thể làm bạn cảm thấy đau nhức, ê buốt khi ăn nhai. Nhiều trường hợp còn có thể bị đau răng tự phát.

nứt răng cửa
Răng cửa bị nứt có thể làm bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu

Điều này có thể dẫn đến cảm giác ăn không ngon miệng hoặc chán ăn. Lâu dài sẽ làm cho cơ thể không hấp thu, nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể và ngăn cản sự tấn công của các virus, vi khuẩn gây bệnh, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, mãn tính.

Về sức khỏe răng miệng, bên dưới men răng có một lớp cứng gọi là ngà răng, sâu hơn nữa là tủy răng. Tủy răng là một tập hợp các dây thần kinh và mạch máu. Khi răng cửa bị nứt, các mô này có thể bị lộ ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công, gây viêm.

răng cửa bị nứt dọc
Nứt răng dọc

Nếu không được điều trị, tình trạng viêm nhiễm còn có thể lây lan sang các mô xung quanh răng, làm tổn thương nướu, dây chằng và xương ổ răng, khiến răng dần lung lay và cuối cùng là rụng đi.

II. Cách điều trị răng cửa có vết nứt

Trong đa số các trường hợp, chúng ta có có thể dễ dàng nhìn thấy các vết nứt lớn hoặc nằm ở mặt ngoài răng cửa. Thế nhưng, các vết nứt nhỏ nằm ở mặt trong của răng hoặc bên dưới chân răng thường rất khó phát hiện.

Bạn nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra khi răng có dấu hiệu đau nhức khi ăn nhai hoặc tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh.

Phương pháp khắc phục tình trạng nứt răng cửa được xác định dựa trên vị trí của vết nứt, mức độ nghiêm trọng, tình trạng thực tế của răng và các mô quanh răng.

trường hợp bị nứt răng
Nếu vết nứt kéo dài đến chân răng có thể không điều trị được

Các phương pháp phục hình răng cửa bị nứt thường được chỉ định bao gồm: trám răngbọc răng sứ.

– Nếu răng bị nứt lớn gây biến chứng viêm tủy, bác sĩ sẽ chỉ định chữa tủy trước khi phục hình.

– Trong trường hợp xấu nhất, nếu răng bị tổn thương quá nghiêm trọng và không thể điều trị được nữa, bác sĩ buộc phải loại bỏ răng và trồng lại bằng phương pháp cấy ghép răng Implant hoặc cầu răng sứ.

1. Điều trị răng cửa có vết nứt bằng trám răng

Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ phủ vật liệu trám răng chuyên dụng, thường là Composite để trám lên trên các răng cửa bị nứt gãy và tạo hình sao cho giống với men răng thật nhất. Sau đó, chiếu đèn đông để miếng trám kết dính vào răng thật.

mô phỏng trám răng
Mô phỏng kỹ thuật trám răng

Miếng trám có tác dụng như một tấm chắn, che phủ và bảo vệ các mô răng thật ở bên trong khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.

Cũng xin lưu ý rằng, sau một thời gian tồn tại trong khoang miệng, nước bọt và chất màu có trong thực phẩm có thể làm cho miếng trám răng bị ố vàng, xỉn màu, gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, khả năng chịu lực của miếng trám răng thường không cao, dễ bị bong tróc, bung bật ra khỏi vị trí trám…

Do đó, trám răng được xem là một biện pháp tạm thời, thường được chỉ định cho các vết nứt nhỏ, chưa ảnh hưởng đến tủy. Sau khi trám răng, bệnh nhân nên quay lại nha khoa để khám răng định kỳ và thay miếng trám mới khi chúng bị bong tróc hay không còn đảm bảo được thẩm mỹ.

2. Bọc sứ cho răng cửa có vết nứt

Về lâu dài, bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng cửa bị nứt toàn diện và tối ưu.

Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một thân răng giả được làm hoàn toàn bằng sứ hoặc sườn kim loại – vỏ sứ (mão răng) chụp lên trên các răng thật đã được mài chỉnh theo tỷ lệ được tính toán từ trước.

Mô phỏng kỹ thuật bọc răng sứ
Mô phỏng kỹ thuật bọc răng sứ

Mão răng sứ có tác dụng như một lớp áo, che phủ và bảo vệ cho răng thật ở bên trong khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.

Hình dáng, màu sắc của các răng đã được bọc sứ gần như không có sự khác biệt với các răng khác trong cung hàm. Chức năng ăn nhai và phát âm gần như không thay đổi. Sau khi thực hiện, bệnh nhân có thể ăn nhai và giao tiếp bình thường mà không sợ người khác phát hiện ra mình đang sử dụng răng sứ.

bọc sứ cho răng cửa bị hư gãy
Bọc sứ cho răng cửa bị hư tổn

Mỗi miếng trám răng thường chỉ sử dụng được 2 – 3 năm. Trong khi đó, tuổi thọ của mỗi chiếc răng sứ có thể lên đến 10 – 15 năm. Các dòng răng sứ toàn sứ cao cấp như Zirconia hay Hi-Zirconia có thể sử dụng đến hơn 20 năm hoặc duy trì cả đời nếu được chăm sóc tốt, đúng cách.

3. Điều trị răng cửa có vết nứt bằng mặt dán sứ

Trường hợp răng cửa bị nứt ở mặt ngoài của răng, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng mặt dán sứ.

Mặt dán sứ là một hình thức khác của kỹ thuật bọc răng sứ. Thế nhưng, thay vì mài tất cả các mặt của răng, trong phương pháp này, bác sĩ chỉ mài đi một lớp men răng rất mỏng ở mặt ngoài của răng, sau đó gắn cố định mặt dán sứ có hình dáng, màu sắc, kích thước phù hợp lên trên.

mặt dán sứ

Nhìn chung, đặc điểm phục hình của mặt dán sứ gần như không có sự khác biệt với phương pháp bọc răng sứ truyền thống. Thế nhưng, vì chỉ được dán lên trên mặt trước của răng nên khả năng chịu lực của mặt dán sứ thường kém hơn.

răng cửa có vết nứt có sao không
Trường hợp làm mặt dán sứ cho răng thưa, ố vàng

Qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẽ, hy vọng bạn đã có được cái nhìn tổng quan về các ảnh hưởng của các vết nứt trên răng cửa đối với sức khỏe răng miệng của bản thân và phương pháp điều trị. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng đến Nha khoa Đông Nam để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.

Xem thêm răng nứt – vỡ – mẻ:

Xem thêm bọc răng sứ:

Xem thêm mặt dán sứ:

Xem thêm trám răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close