khuyến mãi 30/4 - 1/5

Răng hàm bị mẻ có trám được không?

Trám răng được biết đến như một kỹ thuật phục hình răng mẻ, vỡ rất hiệu quả. Vậy, răng hàm bị mẻ có trám được không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

răng hàm bị mẻ có trám được không

Răng hàm là các răng số 6, 7, 8, tính từ ngoài vào trong. Dù nằm sâu trong cung hàm, song chúng vẫn có thể bị mẻ, vỡ vì nhiều lí do khác nhau, thường gặp nhất là:

– Dùng răng cắn các vật cứng như nước đá, nắp chai, bao bì thực phẩm…

– Nghiến răng trong lúc ngủ.

– Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, mòn men…

Một số nghiên cứu cho thấy, răng hàm là các răng dễ bị sứt mẻ nhất trong cung hàm, do thường xuyên phải chịu áp lực khá lớn từ việc nhai, nghiền thức ăn.

1. Bị mẻ răng hàm có trám lại được không?

– Đối với các răng hàm bị mẻ, vỡ nhỏ, các bác sĩ thường chỉ định trám răng để tái tạo lại hình dạng của răng. Miếng trám có tác dụng như một tấm chắn, bao bọc và bảo vệ các mô răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

trám răng hàm mẻ
Trám răng hàm

– Trường hợp răng hàm bị mẻ, vỡ lớn, miếng trám thường không bền, dễ bong tróc khi ăn nhai. Do đó, bác sĩ thường sẽ khuyên bạn nên bọc răng sứ để có được hiệu quả phục hình tối ưu nhất.

bọc răng sứ
Quy trình bọc sứ cho răng hàm

2. Kỹ thuật trám răng hàm

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Nếu cần thiết, có thể chỉ định chụp X – Quang để xác định mức độ hư hại của cấu trúc răng và tình trạng của các mô răng còn lại.

quy trình trám răng
Bác sĩ khám, tư vấn cho bệnh nhân

Nếu răng cần trám có dấu hiệu viêm nhiễm tại chỗ hoặc bệnh lý, sẽ tiến hành điều trị dứt điểm trước khi trám răng. Mục đích của thao tác này là để đảm bảo quá trình trám răng diễn ra trong môi trường sạch khuẩn, tránh viêm nhiễm.

Quy trình trám răng diễn ra khá đơn giản, nhanh chóng, không xâm lấn nhiều đến cấu trúc răng nên gần như không gây đau đớn cho bệnh nhân.

Trường hợp cần phải loại bỏ các mô răng bị hư hại do sâu răng, viêm nhiễm… bác sĩ sẽ gây tê cục bộ vùng răng cần trám. Do đó, bạn hoàn toàn có thể an tâm.

quy trình trám răng composite thẩm mỹ

Thời gian trám răng phụ thuộc nhiều vào loại vật liệu trám, tay nghề của bác sĩ và công nghệ của nha khoa mà bạn chọn.

Nhìn chung, đây là quá trình các bác sĩ phủ vật liệu trám lên bề mặt răng và điều khắc hình dáng miếng trám. Kết thúc quy trình, bệnh nhân sẽ có được một chiếc răng hoàn thiện như ban đầu.

3. Nha khoa trám răng uy tín

Để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ và tối ưu hóa thời gian sử dụng của miếng trám, bạn nên thực hiện trám răng hàm ở một cơ sở nha khoa uy tín và đáng tin cậy.

Tại Nha khoa Đông Nam, với đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm thực tế, quy trình điều trị chuẩn quốc tế với sự hỗ trợ của các trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo kết quả trám răng tối ưu ở mọi tình huống răng miệng.


Video trám răng tại Nha khoa Đông Nam

Vật liệu trám răng tại Nha khoa Đông Nam là Composite. Đây là một loại vật liệu mới, rất được ưa chuộng hiện nay với nhiều ưu điểm nổi bật như:

Màu sắc tương đồng với màu răng tự nhiên.

Phục hình linh hoạt cho mọi tình huống trám răng.

An toàn, lành tính với cơ thể, không độc hại, không kích ứng.

Thời gian thực hiện nhanh chóng.

Bền chắc, duy trì được nhiều năm.

Không xâm lấn quá nhiều vào cấu trúc răng, bảo tồn răng tối đa.

Không bị ê buốt, nhạy cảm với nhiệt độ, thực phẩm.

trám răng hàm bị sâu
Miếng trám Composite có màu sắc tương tự răng thật

Hy vọng bài viết “Răng hàm bị mẻ có trám được không?” đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về kỹ thuật trám răng hàm. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Xem thêm trám răng:

Xem thêm răng nứt – vỡ – mẻ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close