chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Bị ê buốt răng cửa – Nguyên nhân và cách khắc phục

Hỏi:Thưa bác sĩ, em đang bị ê buốt răng cửa và có cảm giác đau. Không phải lúc nào cũng đau nhưng thỉnh thoảng răng lại đột nhiên ê ẩm, nhức buốt, nhất là khi uống nước đá. Em không dám ăn đồ cứng vì có cảm tưởng như răng sắp rụng ra ấy. Cho em hỏi răng bị ê buốt thì có phải chân răng yếu và sắp gãy hay không? Làm thế nào để hết bị ê buốt răng ạ?

Bị ê buốt răng cửa – Nguyên nhân và cách khắc phục
Bị ê buốt răng cửa – Nguyên nhân và cách khắc phục

Nha Khoa Đông Nam Trả lời:

Chào bạn, trước tiên cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Trung tâm nha khoa Đông Nam. Với trường hợp của bạn nha khoa xin được chia sẻ như sau:

Ê buốt răng là bệnh trạng cho thấy răng trở nên nhạy cảm vì một nguyên nhân nào đó. Do bạn không nói rõ tình trạng ê buốt răng đã xuất hiện lâu chưa, liệu gần đây có thực hiện chỉnh nha hay tại chỗ bị ê buốt, răng nướu có biểu hiện gì lạ hay không nên rất khó để xác định chính xác nguyên nhân răng cửa bị ê buốt. Vì vậy, nha khoa xin nêu tổng hợp các nguyên nhân thường gặp của tình trạng này.

Nguyên nhân bị ê buốt răng cửa

  • Răng có các vấn đề bệnh lý như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy, áp xe răng, tụt nướu răng, mòn cổ răng,….
  • Do chế độ chăm sóc răng miệng không tốt, chải răng sai cách theo chiều ngang, chải răng bằng bàn chải cứng với lực quá mạnh. Cùng với việc lạm dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng có đặc tính tẩy rửa cao là những tác nhân hàng đầu khiến cho men răng dần bị bào mòn và gây ê buốt, đau nhức ở răng.
  • Răng bị nứt mẻ, gãy vỡ do gặp phải tai nạn, chấn thương khiến cho ngà răng, tủy răng bị tổn thương cũng sẽ gây cảm giác đau nhức, ê buốt dữ dội.
  • Chế độ ăn uống nhiều axit, dùng nhiều nước có gas và các loại trái cây chua như: cam, chanh, quýt,… có thể gây xói mòn men răng, lộ ngà răng khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.
  • Do một số thói quen xấu như: nghiến răng khi ngủ, dùng răng nhai đá lạnh, cạy mở đồ vật, ăn nhai đồ quá dai, cứng,… cũng đều khiến cho cấu trúc răng bị tổn thương, sứt mẻ, gãy vỡ làm lộ ngà răng, tủy răng và khó tránh khỏi tình trạng ê nhức dai dẳng.
  • Mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như ợ chua, trào ngược axit dạ dày thực quản cũng có thể dẫn đến các ảnh hưởng không tốt đến men răng và tăng sự nhạy cảm ở răng.
  • Ngoài ra, việc thực hiện các thủ thuật nha khoa như: trám răng, bọc răng sứ, tẩy trắng răng, điều trị tủy răng… nếu không đảm bảo kỹ thuật chuẩn xác cũng có thể gây tình trạng ê buốt, khó chịu ở răng sau khi điều trị.
Viêm nướu, viêm nha chu có thể gây ê buốt răng cửa dai dẳng
Viêm nướu, viêm nha chu có thể gây ê buốt răng cửa dai dẳng

Cách khắc phục khi bị ê buốt răng cửa

Hiện tại, nếu chưa thể đến gặp nha sĩ, bạn có thể áp dụng một số cách thức giảm ê buốt răng tạm thời tại nhà như sau:

Nhai tỏi sống: Tại vùng răng bị ê buốt, cắn chặt một tép tỏi sẽ giúp giảm ê buốt răng.

Uống trà: Pha một tách trà xanh hoặc trà bạc hà ấm nóng, khi uống ngậm lại nước trong vài phút cho triệu chứng ê buốt tan dần.

Dùng nha đam: Gọt vỏ nha đam, lấy phần thịt chà xát lên phần răng ê buốt, giữ cho đến khi không còn ê buốt răng nữa.

cách giảm ê buốt răng
Nha đam làm giảm cơn ê buốt

Bên cạnh việc thực hiện các phương pháp giảm ê buốt răng tạm thời, bạn cũng cần chú ý thay đổi 1 số thói quen sinh hoạt để bảo vệ răng như:

Thay đổi kem đánh răng: Sử dụng loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm; đổi bàn chải định kỳ 2 tháng 1 lần. Nên dùng loại bàn chải có lông mềm mại; khi chải răng không nên chà xát quá mạnh sẽ gây tổn thương đến răng nướu.

Thay đổi thói quen ăn uống: Tránh ăn uống thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, tránh nhai cắn vật cứng; ăn nhiều thực phẩm bổ sung canxi và flour như tôm cua, nho tươi… Bạn cũng nên tránh các loại nước ngọt, thức ăn ngọt và thực phẩm giàu axit. Những loại thức ăn này rât có hại với men răng nên cần hạn chế tối đa việc sử dụng chúng.

bị ê buốt răng cửa do đâu
Nho là thực phẩm tốt cho răng

Tuyệt đối không nên nghiến răng: Nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ, bạn nên sắp xếp thời gian nhanh chóng đến nha khoa để được hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng nặng đến vùng răng ê buốt.

Vệ sinh răng miệng hợp lý: Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc chiều xoắn ốc với bàn chải lông mềm trong thời gian tối thiểu 2 phút. Kết hợp làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa, súc miệng với nước muối sinh lý giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám, vi khuẩn có hại còn tồn đọng, ngăn ngừa bệnh lý tốt hơn.

Trên đây là một vài thông tin về bệnh ê buốt răng xin chia sẻ tới bạn. Mong rằng sau khi tham khảo, bạn sẽ sắp xếp thời gian đến Nha khoa Đông Nam để bác sĩ có thể trực tiếp hỗ trợ điều trị. Để được hỗ trợ thêm hoặc đặt lịch hẹn thăm khám, bạn vui lòng liên hệ tổng đài (24/7): 1900 7141.

Chúc bạn luôn vui khỏe!

Xem thêm vấn đề răng miệng thường gặp:

Xem thêm răng ê buốt:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn