Bị MẺ RĂNG CỬA có nên trám không?

Mẻ răng cửa không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng. Bị mẻ răng cửa có nên trám không là một vấn đề được nhiều người quan tâm.

Bị MẺ RĂNG CỬA có nên trám không?

1. Ảnh hưởng của việc mẻ răng cửa

Mỗi người thường có 8 răng cửa, chia đều cho mỗi bên hàm. Chúng thuộc nhóm răng ở phía trước, lộ ra khi bạn cười nói. Vì thế, hầu như tất cả vấn đề ở các răng này đều có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn hàm.

Bị MẺ RĂNG CỬA
Mẻ răng cửa ảnh hưởng khá lớn đến thẩm mỹ của hàm răng

Song song với đó, tương tự với các vấn đề liên quan đến cấu trúc răng khác, bạn cũng có thể bị ê buốt răng, đau khi nhai cắn, thậm chí là viêm tủy…

Nguyên nhân thường là do ngà răng và tủy răng bị lộ ra ngoài. Không giống như men, tủy răng có khả năng cảm nhận và phản ứng lại với các kích thích từ môi trường.

Vì thế, khi chúng bị lộ ra ngoài, bạn có thể cảm thấy đau nhức, ê buốt khi răng bị kích thích như đánh răng, ăn uống, dùng chỉ nha khoa…

mẻ răng gây ê buốt
Răng bị mẻ có thể nhạy cảm hơn bình thường, dễ ê buốt khi ăn uống

Chính vì thế, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và phục hình bằng cách trám răng hoặc bọc răng sứ.

2. Bị mẻ răng cửa có nên trám không?

Trám răng là một kỹ thuật nha khoa tương đối đơn giản, thường hoàn thành trong một lần hẹn. Đầu tiên, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô răng bị hỏng. Sau đó, phủ từng lớp vật liệu chuyên dụng lên trên bề mặt răng để lắp đầy các khoảng trống.

mô phỏng quy trình trám răng
Mô phỏng kỹ thuật trám răng

Giá trị thẩm mỹ của miếng trám phụ thuộc nhiều vào loại vật liệu được sử dụng (vàng, bạc, đồng, Amalgam, Composite…). Trong đó, được ưa chuộng nhất là Composite.

Vì tồn tại ở dạng dẻo nên vật liệu này rất dễ tạo hình, có thể áp dụng cho nhiều tình huống phục hình khác nhau mà không cần loại bỏ quá nhiều mô răng thật để tạo khoang trám.

Song song với đó, giá trị thẩm mỹ của miếng trám răng Composite rất cao. Màu sắc của chúng gần như không có sự khác biệt với răng thật nên rất thích hợp với các răng ở phía trước như răng cửa và răng nanh.

trám răng cửa bị mẻ
Trước và sau khi trám răng

Tại Nha khoa Đông Nam, miếng trám Composite sẽ được làm đông bằng công nghệ chiếu đèn Halogen. Do đó, thời gian thực hiện rất nhanh chóng, chỉ khoảng 15 – 20 phút cho mỗi vị trí trám và thường hoàn tất trong một lần hẹn.

Thế nhưng, để đảm bảo hiệu quả phục hình tối ưu, kỹ thuật này thường được chỉ định cho những răng bị mẻ nhỏ, không quá một phần hai thân răng. Nguyên nhân là do độ bền của các miếng trám lớn thường kém hơn bình thường, nguy cơ bong tróc, bung bật khi ăn nhai khá cao.

các trường hợp trám răng
Các trường hợp cần trám răng

Lưu ý: miếng trám răng Composite rất dễ bị nhiễm màu. Do đó, sau khi thực hiện, bạn nên hạn chế dùng những thực phẩm có màu sậm như trà, cà phê… Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn nhai với một lực vừa phải, không dùng lực quá mạnh để tránh làm gãy, vỡ miếng trám.

Đến nha khoa để khám răng định kỳ cũng là một điều nên làm. Bác sĩ theo dõi tình trạng miếng trám và thay mới kịp thời khi chúng có dấu hiệu bung bật, di lệch ra khỏi vị trí.

3. Phương pháp tối ưu để phục hình răng cửa mẻ

Phương pháp phục hình răng cửa bị mẻ tối ưu nhất hiện nay là bọc răng sứ thẩm mỹ. Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ mài chỉnh các răng cần điều trị theo một tỷ lệ phù hợp, thường không quá 2 mm. Sau đó, chụp cố định mão răng sứ lên trên.

kỹ thuật bọc răng sứ
Kỹ thuật bọc răng sứ

Khả năng chịu lực của mão răng sứ rất cao. Vì thế, sau khi thực hiện, bạn có thể thoải mái ăn nhai mà không cần phải quá kiêng khem như khi phục hình răng bằng các phương pháp khác.

Song song với đó, mão răng sứ được chế tạo dựa trên các thông số cung hàm của bạn. Vì thế, hình dáng, kích thước, màu sắc của chúng gần như đồng nhất với các răng khác trong cung hàm, đảm bảo giá trị thẩm mỹ hoàn hảo ở mọi tình huống phục hình.

bọc sứ răng cửa gãy mẻ
Trước và sau khi bọc răng sứ

Phương pháp này gần như có thể áp dụng cho mọi trường hợp mẻ răng cửa. Trong trường hợp này, nếu phần thân răng còn lại không đủ kích thước để cố định mão răng sứ, bác sĩ sẽ gắn thêm cùi giả. Nếu chân răng yếu, kỹ thuật đóng chốt sẽ được chỉ định.

bọc sứ răng của gãy mẻ sát nướu
Bọc răng sứ có cùi giả

Tuổi thọ trung bình của một chiếc răng sứ là từ 8 – 15 năm. Riêng một số loại răng sứ toàn sứ như Zirconia hoặc Hi-Zirconia có thể sử dụng đến hơn 20 năm hoặc cả đời nếu chăm sóc tốt, đúng cách.

Đặc điểm phục hình cơ bản của phương pháp trám răng và bọc răng sứ được thể hiện trong bảng sau:

so sánh trám răng và bọc răng sứ

Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho vấn đề “ Bị mẻ răng cửa có nên bọc răng sứ không? ” Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Xem thêm trám răng:

Xem thêm răng nứt – vỡ – mẻ:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Trả lời

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook