Ung thư răng giai đoạn cuối là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề dinh dưỡng và giao tiếp hàng ngày. Ung thư răng diễn biến theo từng giai đoạn và có cách phòng tránh và điều trị khác nhau.
1. Các dấu hiệu của ung thư răng
Ung thư răng (miệng) là ung thư xảy ra ở môi, trong miệng, cuống họng, hạch amidan hay các tuyến nước bọt. Hút thuốc cùng với uống rượu nhiều là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư răng.
Đừng bỏ qua các dấu hiệu đầu tiên của ung thư răng như:
Cơn đau không dứt bên trong khoang miệng.
Vết thương gây nhức nhối và sưng tấy trong miệng.
Khó khăn khi cử động miệng và quai hàm.
Khó khăn khi nuốt hay nhai.
Nhức nhối ở cổ họng.
Có bướu, hạch ở cổ.
Cơn đau rõ ràng ở một bên tai.
Chải máu từ lưỡi, nướu răng hoặc má mà không chẩn đoán được.
Tê cóng ở một vùng nào đó của miệng hoặc hàm.
Khi có các dấu hiệu trên bạn đừng chủ quan hay bỏ qua mà nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để kiểm tra chính xác và điều trị kịp thời.
2. Các trường hợp ung thư răng miệng?
Dưới đây là 2 trường hợp ung thư răng miệng tương đối phổ biến
Ung thư nướu răng
Theo thống kê vào năm 2021, tại Mỹ có khoảng 26.700 ca ung thư khoang miệng và Việt Nam là 1.200 ca, trong đó ung thư nướu răng chiếm khoảng 13%.
Ung thư nướu răng là tình trạng mà người bệnh thường xuyên gặp những cơn đau nhức khó chịu, răng yếu và trở nên nhạy cảm, nướu răng sưng và có dấu hiệu đổi màu.
Nguyên nhân gây ung thư nướu răng là do sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào nướu. Bệnh này có thể xuất hiện ở hầu hết mọi độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên, nam giới vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn do thói quen uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá.
Không giống với những bệnh ung thư khác thường diễn biến âm thầm, ung thư nướu răng biểu hiện rất rõ ràng. Cụ thể nhất là những cơn đau nhức ở nướu và sự thay đổi màu sắc. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể phát hiện và điều trị sớm.
Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là căn bệnh tương đối phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng là do hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, hóa chất,…
Không giống với ung thư nướu, ung thư vòm họng rất khó xác định ở giai đoạn đầu, vì chúng có những biểu hiện giống bệnh lý tai mũi họng thông thường như đau đầu, ù tai, ngạt mũi, nổi hạch cổ,…
Tuy nhiên, nếu chú ý kỹ, người bệnh sẽ thấy, nếu là ung thư vòm họng thì những dấu hiệu này thường chỉ xuất hiện ở một bên và điều trị lâu nhưng không khỏi, đồng thời còn nặng dần theo thời gian.
3. Bó tay khi điều trị ung thư răng giai đoạn cuối?
➤ Ung thư miệng được chẩn đoán nhờ kiểm tra sinh thiết và các đánh giá lâm sàng để chẩn đoán giai đoạn và loại ung thư. Ung thư hiện diện khi lớp niêm mạc biểu mô bị phá hủy. Nó có thể lan rộng đến những vùng khác của miệng và cơ thể, dẫn đến ung thư thứ cấp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.
➤ Điều trị ung thư răng có thể điều trị và chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị sớm, tỷ lên sống trên 5 năm là 83% và có thể không tái phát trong 10 năm. Điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u, các hạch cổ lây lan, có thể kết hợp với xạ trị và hóa trị.
➤ Ung thư răng giai đoạn cuối không thể chữa khỏi hoàn toàn, điều trị ở giai đoạn này bằng cách kết hợp và tăng liều lượng thuốc, xạ trị với hóa trị mạnh. Để tăng cường khả năng chống chọi bệnh và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
➤ Sẽ có những tác dụng phụ như: buồn nôn, ói mửa và rụng tóc, sâu răng, loét miệng, chảy máu chân răng, cứng hàm, mệt mỏi và phản ứng da như đỏ, bỏng.
➤ Bên cạnh đó có thể áp dụng những liệu pháp đông y: nhằm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng khả năng chống lại bệnh ung thư cho bệnh nhân.
➤ Bó tay khi điều trị ung thư răng giai đoạn cuối thì không đúng, vì thời điểm này vẫn có thể sử dụng các biện pháp hóa trị và xạ trị tuy không chữa dứt điểm nhưng sẽ tăng cường sức khỏe và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, có thể sống thêm trong 5 năm.
Đừng để ung thư răng đánh gục bạn, khi có dấu hiệu nghi ngờ là ung thư răng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?