Buồn nôn khi đánh răng khắc phục bằng cách nào?

Buồn nôn khi đánh răng là hiện tượng cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe đang gặp phải. Vậy làm thế nào để khắc phục cảm giác này tốt nhất? Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu ngay sau đây.

buồn nôn khi đánh răng khắc phục như thế nào

1. Buồn nôn khi đánh răng là bị bệnh gì?

Hiện tượng buồn nôn khi đánh răng vào mỗi buổi sáng rất phổ biến, khi chúng ta đưa bàn chải quá sâu vào vùng họng sẽ có phản ứng trào ngược lên, buồn nôn do hoạt động chức năng của hệ thống thần kinh bị thay đổi khi mới thức dậy.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất phát do tính chất sinh lý thì không đáng lo ngại, nhưng nếu chúng kéo dài, gây khó chịu thì bạn nên thăm khám sớm. Bởi đây là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn.

a) Bệnh về dạ dày

Nếu bạn mắc phải bệnh về dạ dày, nhất là hội chứng trào ngược dạ dày thì bạn sẽ có cảm giác buồn nôn khi đánh răng.

Hãy để ý đến dịch vị tiết ra có màu vàng trong bọt kem đánh răng kèm theo trạng thái buồn nôn đó chính là dịch vị bị trào ngược.

Ngoài ra, bệnh dạ dày còn kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, tức ngực,…hãy sớm thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị phù hợp.

bệnh đau dạ dày
Các bệnh lý về dạ dày gây buồn nôn

b) Bệnh về đường hô hấp

Các bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm Amidan, viêm xoang…đều là những bệnh lý thường gặp về đường hô hấp.

Sau một đêm ngủ dậy, nếu bạn cảm thấy khó chịu do tích đờm, mũi bị tắc nghẽn, khó thở đường miệng,… thì việc chải răng lúc này sẽ gây ra cảm giác buồn nôn.

bệnh đường hô hấp
Buồn nôn cảnh báo các bệnh lý đường hô hấp

c) Ảnh hưởng hệ thần kinh

Nhiều trường hợp mắc các bệnh về thân kinh như rối loạn tiền đình sẽ thường buồn nôn vào buổi sáng. Bởi khi thay đổi tư thế đột ngột từ nằm sang ngồi sẽ làm cho người bệnh bị mất thăng bằng, chóng mặt, ù tai và cả buồn nôn.

bệnh về thần kinh
Ảnh hưởng hệ thần kinh khi chải răng

d) Huyết áp và tim mạch

Người thường xuyên buồn nôn khi đánh răng vào buổi sáng cũng là biểu hiện liên quan đến huyết áp và tim. Ngoài ra còn có biểu hiện khác như đỏ mặt, phù mặt, nghẹt mũi,…

huyết áp tim mạch
Các vấn đề về huyết áp, tim mạch cần nên điều trị sớm

Bạn không nên chủ quan trước các dấu hiệu này, bởi nó sẽ gây tác động nguy hiểm đến sức khỏe của người nhiễm bệnh.

e) Mang thai

Buồn nôn khi đánh răng vào buổi sáng cũng là triệu chứng của các bà bầu đang ở những tháng đầu tiên của thai kỳ.

buồn nôn khi mang thai
Thai phụ dễ buồn nôn trong thời gian đầu

Bởi khi mang thai, phụ nữ sẽ có những biến đổi của Hormone trong cơ thể để nuôi dưỡng thai nhi, dẫn đến tình trạng buồn nôn.

f) Bệnh lý răng miệng

Nhiều trường hợp buồn nôn khi chải răng còn do mắc bệnh về răng miệng như viêm quanh răng, răng khôn mọc lệch, sâu răng, viêm nha chu,… càng để lâu những bệnh này sẽ kích thích buồn nôn, hôi miệng khiến bạn cảm thấy rất khó chịu.

các bệnh lý răng miệng
Bệnh lý răng miệng gây buồn nôn

Đây là những lý do bệnh lý mà bạn có thể đang gặp phải nếu buồn nôn khi đánh răng vào mỗi sáng, muốn khắc phục được hiện tượng này cần phải xét đúng nguyên nhân gây nên để điều trị.

Vì vậy, hãy đến những cơ sở y tế hay trung tâm nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp.

2. Buồn nôn khi đánh răng khắc phục bằng cách nào?

Nếu đang gặp phải hiện tượng buồn nôn khi đánh răng bạn nên cải thiện tình trạng này theo các cách sau:

a) Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chứng buồn nôn có thể xuất phát từ việc sử dụng kem đánh răng không phù hợp, kích thích vùng họng gây buồn nôn. Vì vậy, bạn có thể thay đổi loại kem của mình bằng các loại ít bọt, trung tính hơn.

chăm sóc răng miệng đúng cách
Chải răng khoa học giúp hạn chế buồn nôn

Hơn vào đó là thay đổi cách chải răng của mình, không nên dùng lực quá mạnh hay dùng nhiều kem đánh răng. Nên thay bàn chải 2 – 3 tháng/ lần. Vì khi bàn chải sử dụng lâu dù rửa sạch đến mấy cũng không thể làm sạch vị khuẩn được.

Kết hợp sử dụng nước súc miệng để hơi thở được thơm mát, loại bỏ sạch các vi khuẩn gây hôi miệng, nguy cơ tiềm ẩn bệnh lý răng miệng.

b) Hạn chế sử dụng các chất kích thích độc hại

Những chất kích thích chứa cồn, đồ ngọt, nước uống có gas, thực phẩm nhiều dầu mỡ,.. từ tối hôm trước sẽ là nguyên nhân làm cho cơ thể buồn nôn vào sáng hôm sau.

hạn chế sử dụng chất kích thích
Ăn uống khoa học giúp răng miệng khỏe mạnh

Để khắc phục tình trạng này tốt nhất là nên hạn chế ăn uống những loại thực phẩm có hại cho tiêu hóa và hô hấp. Ăn uống lành mạnh vừa đủ là được.

c) Điều trị triệt để các nguyên nhân gây bệnh

Nếu buồn nôn bắt nguồn từ các bệnh lý dạ dày, huyết áp, tim mạch, thần kinh…cần nên điều trị triệt để các bệnh lý đó để giúp cơn buồn nôn không tái diễn trở lại.

Với những trường hợp bệnh lý răng miệng cần kiểm tra đúng nguyên nhân chính xác từ đó các bác sĩ sẽ hỗ trợ điều trị với các phương pháp nội nha phù hợp, cải thiện tình trạng buồn nôn khi đánh răng cho bạn.

d) Thay đổi thói quen sinh hoạt, tập luyện

Thay đổi thói quen sinh hoạt và luyện tập hằng ngày cũng là biện pháp giúp hạn chế tối đa tình trạng buồn nôn.

Theo đó bạn nên giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya.

Không nên ăn tối quá muộn hay ăn uống ngay sau khi đã đánh răng vào buổi tối.

Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao bằng các bài tập nhẹ nhàng vừa sức để nâng cao đề kháng cơ thể giúp phòng chống bệnh tật được tốt hơn.

e) Các dấu hiệu cần thăm khám bác sĩ ngay

Trường hợp buồn nôn khi đánh răng kèm theo các dấu hiệu bất thường sau đây bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ thăm khám ngay để được khắc phục hiệu quả:

  • Buồn nôn kèm theo nóng rát, đau vùng hầu họng.
  • Đánh răng bị chảy máu nướu, ê buốt, sưng đau ở vùng nướu răng.
  • Buồn nôn kém theo các triệu chứng ở hơi, ợ nóng, ợ chua.
  • Khi đánh răng quan sát thấy bọt kem có dịch vàng.
  • Đánh răng buồn nôn và gặp tình trạng tức ngực, khó thở, đau nóng bụng.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề buồn nôn khi đánh răng nguyên nhân do đâu và nên khắc phục bằng cách nào tốt nhất.

Nếu còn những thắc mắc khác cần được giải đáp, bạn có thể liên hệ qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh nha khoa Đông Nam gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn Miễn Phí!

Xem thêm chăm sóc răng miệng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *