chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Vết đen trên răng hàm là gì? Điều trị như thế nào?

Khi thấy xuất hiện các vết đen trên răng hàm bạn không nên chủ quan trong việc khám chữa. Bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy răng đang mắc phải một số vấn đề bệnh lý gây nhiều tác hại cho sức khỏe răng miệng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết vết đen trên răng hàm là gì? Điều trị như thế nào trong nội dung bài viết bên dưới đây.

Các đốm đen trên răng hàm là gì?
Các đốm đen trên răng hàm là gì?

I. Nguyên nhân xuất hiện vết đen trên răng hàm

Mỗi người trưởng thành thường có 12 răng hàm. Chúng là các răng số 6 – 7 – 8 tính từ răng cửa. Trong đó, răng số 8 còn được gọi là răng khôn, thường mọc trong độ tuổi từ 18 – 25.

Xuất hiện các vết đen trên răng hàm là hiện tượng thường gặp và có rất nhiều nguyên nhân gây ra, điển hình trong đó phải kể đến:

1. Tích tụ cao răng

Cao răng, còn được gọi là vôi răng, là một lớp cặn cứng bám trên răng do sự tích tụ của các muối vô cơ (Canxi Carbonate và Phosphate) cùng với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn, tế bào da chết và huyết thanh).Lớp cao răng dai dẳng thường bám chặt vào men răng, khu vực cổ răng hoặc nướu.

Đốm đen trên răng chính là hậu quả của việc cao răng tích tụ lâu ngày. Loại bỏ cao răng giúp bạn sở hữu hàm răng trắng khỏe và tự tin giao tiếp.

2. Sâu răng

Sâu răng là hiện tượng hình thành các lỗ hổng nhỏ li ti trên bề mặt răng. Những lỗ hổng này có màu sẫm (nâu hoặc đen) và cấu trúc xốp. Giai đoạn đầu, tổn thương chỉ giới hạn ở lớp men răng hoặc một phần nhỏ ngà răng.

Tình trạng xuất hiện các đốm đen do sâu răng thường đi kèm với các triệu chứng ê buốt, đau nhức, đặc biệt là khi bệnh đã tiến triển nặng.

Nếu không được điều trị, chúng có thể ăn sâu vào các cấu trúc bên trong của răng, gây viêm tủy, hoại tử tủy,…

Vết đen trên răng hàm có thể là dấu hiệu của bệnh sâu răng
Vết đen trên răng hàm có thể là dấu hiệu của bệnh sâu răng

3. Men răng yếu, khiếm khuyết

Do di truyền hoặc khiếm khuyết bẩm sinh, men răng vốn đã yếu ớt, tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài tấn công, hình thành các đốm đen và gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.

4. Dùng nước có quá nhiều flour hoặc uống nhiều thuốc kháng sinh

Khi nồng độ fluor trong nước sinh hoạt vượt mức cho phép hoặc việc sử dụng thuốc kháng sinh Tetracycline kéo dài để điều trị bệnh lý, sức khỏe răng miệng của chúng ta sẽ phải đối mặt với những tác hại tiêu cực.

Hậu quả đó là làm cho màu sắc men răng dần bị thay đổi, loang lổ các đốm đen, trắng đục, ố vàng, sậm đen. Thậm chí nghiêm trọng hơn có thể khiến cấu trúc men răng hư hỏng nặng, mất đi hình dạng bình thường vốn có.

Răng bị sậm đen do nhiễm màu kháng sinh
Răng bị sậm đen do nhiễm màu kháng sinh

5. Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, các đốm đen trên răng cũng có thể là kết quả của việc duy trì các thói quen có hại như hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê, ăn uống các món đậm màu,… khiến răng bị nhiễm màu.

II. Vết đen trên răng hàm gây ảnh hưởng gì?

Những vết đen trên răng hàm tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thẩm mỹ nhưng lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe răng miệng như:

1. Hôi miệng

Vết đen trên răng dù là mảng bám hay vết sâu thì đều là nơi lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, trong đó có vi khuẩn kỵ khí, chúng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới hôi miệng.

Việc hơi thở có mùi hôi khiến giao tiếp kém tự tin, suy giảm chất lượng cuộc sống và đôi lúc còn ảnh hưởng đến mối quan hệ xung quanh.

2. Viêm tủy, hoại tử tủy gây đau nhức dữ dội

Trường hợp mảng đen trên răng hàm là do sâu răng, lỗ sâu theo thời gian dần lan rộng, phá hủy toàn bộ mô răng và tấn công vào tủy răng gây ra những cơn đau nhức dữ dội. Càng để lâu tủy răng có thể bị hoại tử, răng lung lay, thậm chí gãy rụng mất răng.

3. Viêm nha chu nghiêm trọng

Nếu những đốm đen trên răng do mảng bám gây ra sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn trú ngụ, phát triển làm kích ứng nướu. Ban đầu chỉ có cảm giác hơi đau nhức nhẹ và nướu có dấu hiệu sưng đỏ.

Viêm nướu càng để lâu sẽ phát triển nặng sang giai đoạn viêm nha chu gây tụt nướu lộ nhiều chân răng, tiêu xương ổ răng, viêm nhiễm mô lân cận. Khi không điều trị kịp thời có nguy cao dẫn đến tình trạng mất răng hàng loạt vô cùng nguy hiểm.

Cao răng tích tụ quá lâu sẽ gây viêm nướu, viêm nha chu rất nguy hiểm
Cao răng tích tụ quá lâu sẽ gây viêm nướu, viêm nha chu rất nguy hiểm

III. Cách loại bỏ các đốm đen trên răng tại nhà

Để loại bỏ vết đen trên răng tại nhà, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

1. Dùng baking soda

Kết hợp baking soda với kem đánh răng, thực hiện chải răng 2 lần/tuần giúp hiệu quả làm sạch được tốt nhất.

Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng phương pháp này vì baking soda có tính mài mòn cao sẽ khiến răng nhạy cảm và yếu hơn.

Chải răng bằng kem kết hợp với baking soda giúp loại bỏ mảng bám khá tốt
Chải răng bằng kem kết hợp với baking soda giúp loại bỏ mảng bám khá tốt

2. Sử dụng chanh tươi

Dùng nước cốt chanh tươi trộn với kem đánh răng, sau đó thực hiện chải răng nhẹ nhàng khoảng 2 lần/tuần.

Lưu ý, chỉ nên thao tác khoảng 2 phút rồi súc miệng lại với nước sạch, tránh chải quá lâu làm răng ê buốt.

3. Súc miệng bằng nước muối

Sử dụng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày không chỉ giúp làm sạch khoang miệng mà còn giảm đau do sâu răng nhờ thành phần sát khuẩn có trong nước muối.

4. Gel lô hội

Thoa trực tiếp gel lô hội lên răng nếu vết đen là sâu răng hoặc dùng như kem đánh răng nếu vết đen là mảng bám.

5. Trà xanh

Có đặc tính kháng khuẩn tốt, giúp giảm số lượng vi khuẩn gây sâu răng trong miệng. Đồng thời, trà xanh cũng chứa lượng florua cao giúp răng lấy lại khoáng chất. Nhờ đó mà dùng nước trà xanh súc miệng hằng ngày sẽ đảm bảo tốt cho sức khỏe răng miệng.

Bệnh nhân cần lưu ý rằng, việc sử dụng các phương pháp tự nhiên để điều trị đốm đen trên răng tại nhà chỉ mang tính tạm thời, không thể điều trị dứt điểm. Để loại bỏ hoàn toàn những đốm đen này nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

IV. Phương pháp điều trị các đốm đen trên răng hàm

Trên thực tế, chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân xuất hiện các vết đen trên răng hàm của bạn. Dựa trên từng tình trạng răng miệng cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp như:

1. Trường hợp có đốm đen trên răng hàm ở vị trí răng số 6, số 7

Hai chiếc răng hàm số 6 và 7 đóng vai trò then chốt trong việc nhai, nghiền thức ăn trước khi tiêu hóa. Do vai trò quan trọng này, việc ưu tiên phục hồi những chiếc răng này là điều được các bác sĩ khuyến khích.

Trường hợp các đốm đen trên bề mặt răng là cao răng, bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy sạch mảng bám bên trề bề mặt răng và sâu bên dưới viền nướu.

Nha khoa Đông Nam ứng dụng công nghệ sóng siêu âm tiên tiến trong quá trình lấy vôi răng, giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám cứng đầu mà không gây tổn thương men răng hay nướu.

Cạo vôi răng
Cạo vôi răng

Khi phát hiện các đốm đen trên răng báo hiệu tình trạng sâu răng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần mô răng bị tổn thương và phục hồi bằng phương pháp trám hoặc bọc răng sứ.

Trong đó, trám răng sâu thường được chỉ định cho các trường hợp bị sâu nhẹ, không mất quá nhiều mô cứng và chưa ảnh hưởng đến tủy.

Trám răng hàm bị sâu
Trám răng hàm bị sâu

Răng bị sâu nặng, tổn hại nhiều mô cứng, không thể trám hiệu quả hoặc đã ảnh hưởng đến tủy thì cần áp dụng phương pháp điều trị khác. Điều trị tủy răng và phục hình bằng bọc sứ là giải pháp tốt nhất để cải thiện được về mặt thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai được bền bĩ trong thời gian dài lâu.

Răng hư tổn nặng cần chữa tủy và phục hình lại bằng bọc sứ
Răng hư tổn nặng cần chữa tủy và phục hình lại bằng bọc sứ

Khi răng bị nhiễm màu kháng sinh, nhiễm màu fluor cũng được chỉ định bọc răng sứ để cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng một cách hiệu quả nhất.

Bọc răng sứ cải thiện thẩm mỹ cho răng bị nhiễm màu kháng sinh
Bọc răng sứ cải thiện thẩm mỹ cho răng bị nhiễm màu kháng sinh

2. Trường hợp có đốm đen trên răng hàm ở vị trí răng khôn

Răng khôn là chiếc răng đặc biệt mọc ở giai đoạn trưởng thành, thường từ 18 đến 25 tuổi. Bình thường, mỗi người có 4 chiếc răng khôn mọc ở 4 vị trí góc hàm.

Giai đoạn răng khôn mọc lên cung hàm đã phát triển hoàn thiện, còn ít chỗ trống nên rất dễ xảy ra tình trạng mọc lệch lạc, mọc ngầm, mọc đâm ngang, mọc kẹt bên dưới nướu,…

Qua các đánh giá thực tế cho thấy răng khôn hầu như không đảm nhận vai trò ăn nhai trên cung hàm.

Hơn nữa, chiếc răng này còn tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng như làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu tại chỗ do khó vệ sinh, xâm lấn, xô đẩy răng số 7,…

Vậy nên, nếu đốm đen trên răng khôn là dấu hiệu cho thấy đã mắc bệnh sâu răng các bác sĩ luôn khuyến cáo nhổ sớm nhằm phòng tránh những biến chứng có thể phát sinh.

Trước khi nhổ răng khôn, bạn sẽ được thăm khám kỹ lưỡng, chụp X – Quang để xác định vị trí của các chân răng, hướng mọc, các dây thần kinh liên quan xung quanh.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng thăm hỏi về tiền sử bệnh lý toàn thân của bạn để có phác đồ nhổ răng đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Trường hợp vì một lý do nào đó bạn mà bạn muốn lưu giữ lại chiếc răng này, bác sĩ sẽ cân nhắc phục hình răng cho bạn nếu chúng mọc thẳng và không tiềm ẩn các biến chứng nguy hại nào.

Nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch
Nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch

V. Phương pháp phòng ngừa đốm đen trên răng

Song song với việc điều trị các vấn đề bệnh lý ở răng miệng bệnh nhân cũng nên lưu ý cách phòng ngừa đốm đen ở răng dưới đây để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất:

  • Đều đặn vào mỗi buổi sáng, tối, sau khi ăn khoảng 30 phút nên đánh răng sạch sẽ đúng cách theo chiều dọc. Dùng bàn chải mềm, chải răng với lực vừa phải ở khắp các ngóc ngách của răng.
  • Hãy sáng suốt chọn kem đánh răng có nồng độ fluor thích hợp và nước súc miệng không cồn để có được hàm răng trắng sáng và hơi thở thơm tho.
  • Dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng để lấy sạch các vụn thức ăn giắt ở kẽ răng.
  • Sử dụng dung dịch súc miệng hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa hôi miệng và giảm thiểu mảng bám, vi khuẩn gây bệnh lý nha khoa.
  • Chế độ ăn cần hạn chế tối đa các món nhiều đường, nhiều tinh bột, món có hàm lượng axit cao.
  • Tránh tối đa các chất kích thích như bia rượu, cà phê, không hút thuốc lá.
  • Hạn chế các món quá dai, cứng, nước có gas, các món đậm màu,….
  • Tốt nhất nên tăng cường bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất tốt cho răng miệng, đặc biệt là vitamin D, C, canxi, chất xơ.
  • Thường xuyên đến nha khoa thăm khám răng miệng tổng quát, cạo vôi răng định kỳ từ 1 – 2 lần/năm nhằm đảm bảo duy trì hàm răng luôn được sạch khỏe, ngăn ngừa tối đa các vấn đề bệnh lý xảy ra ở răng.
Chải răng sạch sẽ đúng cách mỗi ngày giúp duy trì hàm răng sạch khỏe
Chải răng sạch sẽ đúng cách mỗi ngày giúp duy trì hàm răng sạch khỏe

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về vết đen trên răng hàm là gì? Điều trị như thế nào?

Nếu cần thêm thông tin về chủ đề này, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được giải đáp tận tình, nhanh chóng. Hoặc đến trực tiếp tại Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm sâu răng:

Xem thêm bệnh răng miệng:

Xem thêm nha chu viêm nướu:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn