Phẫu thuật cắt nướu là phương pháp thẩm mỹ nha khoa thường được áp dụng cho trường hợp bệnh nhân cười hở lợi, giúp thăng hạng nụ cười. Vậy cắt nướu bao lâu thì lành? Cần lưu ý những gì sau khi cắt?
I. Phẫu thuật cắt nướu là gì?
Phẫu thuật cắt nướu thực tế chỉ là một ca tiểu phẫu đơn giản nhằm bóc tách, cắt bỏ bớt phần lợi thừa bám trên thân răng giúp làm lộ thân răng hoặc loại bỏ phần phần lợi bị viêm nhiễm, lợi phì đại.
Phương pháp này mang lại vẻ ngoài đẹp hơn với nụ cười tự tin và rạng rỡ. Thời gian thực hiện nhanh chóng, thông thường chỉ mất khoảng 30 phút cho một ca cắt lợi đơn giản. Ngoài ra, phương pháp cắt lợi còn không xâm lấn đến cấu trúc răng thật nên bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm.
II. Phẫu thuật cắt nướu bao lâu thì lành?
Thông thường mức độ hồi phục của từng người sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào cơ địa cũng như mức độ nặng hay nhẹ. Cụ thể:
Trường hợp cắt nướu đơn giản, không can thiệp vào vùng xương ổ răng bên dưới nướu, kỹ thuật thực hiện của bác sĩ đảm bảo thì chỉ mất khoảng 7 – 10 ngày vết thương đã hồi phục.
Với trường hợp cắt lợi có tác động đến vùng xương ổ răng bên dưới thì quá trình lành thương, tái cấu trúc diễn ra lâu hơn. Thời gian để vết thương lành hẳn, mô lợi liên kết hoàn toàn với răng sẽ sẽ mất từ 3 – 6 tháng.
Lưu ý, thời gian lành thương này chỉ ở mức tương đối. Nếu những yếu tố như tay nghề bác sĩ, quá trình chăm sóc của bệnh nhân không đảm bảo thì thời gian có thể kéo dài hơn.
III. Trường hợp nào cần phẫu thuật cắt lợi?
Thông thường, nếu nằm trong những trường hợp sau bệnh nhân nên thực hiện phẫu thuật cắt nướu để cải thiện.
1. Điều trị cười hở lợi
Cười hở lợi là tình trạng mà khi cười phần nướu lộ ra quá nhiều, thiếu đi sự hài hòa. Hiện tượng này phổ biến ở cả nam và nữ, có thể xuất phát từ yếu tố bẩm sinh hoặc trong giai đoạn dậy thì. Nguyên nhân gây cười hở lợi là do sự phát triển của răng, cấu trúc xương hàm, lợi quá phát hoặc khuyết điểm ở môi,…
Áp dụng phương pháp cắt bỏ nướu giúp loại bỏ phần nướu dư thừa, kéo dài thân răng và điều chỉnh lại sự cân đối giữa răng, nướu, môi một cách nhanh chóng, mang lại thẩm mỹ nụ cười.
2. Cắt nướu để mọc răng
Trong giai đoạn thay răng vĩnh viễn, phần mô nướu quá dày cản trở việc phát triển bình thường của răng, trường hợp này buộc phải phẫu thuật cắt nướu để hỗ trợ răng vĩnh viễn mọc lên nhanh hơn.
Bên cạnh đó, trường hợp lợi trùm răng khôn cũng tương đối phổ biến. Đến tuổi trưởng thành, chiếc răng khôn trồi lên nhưng phần lợi trùm khiến răng bị mắc kẹt lại, gây đau đớn và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
Nếu chiếc răng khôn mọc thẳng, không dị dạng và bệnh nhân có mong muốn giữ lại chiếc răng này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt lợi trùm để răng khôn thuận lợi trồi lên.
3. Cắt nướu bị viêm
Khi bệnh nhân gặp tình trạng viêm nhiễm vùng nướu nghiêm trọng, không thể chữa khỏi bằng các phương pháp thông thường (uống thuốc kháng sinh, cạo vôi răng) thì phẫu thuật cắt nướu được chỉ định nhằm loại bỏ phần nướu viêm nhiễm. Đồng thời kết hợp các phương pháp điều trị chuyên nghiệp khác để loại bỏ vi khuẩn trú ẩn bên dưới chân răng.
IV. Cắt lợi có nguy hiểm không?
Phẫu thuật cắt lợi mặc dù là phương pháp phổ biến nhưng nếu quy trình thực hiện không đảm bảo, yếu tố vô trùng không đạt chuẩn, tay nghề bác sĩ chưa vững cũng như quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng của bệnh nhân chưa tốt cũng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Chảy máu kéo dài ngay tại vị trí phẫu thuật và không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Vết thương bị nhiễm trùng với biểu hiện sưng đau vùng nướu, miệng có mùi hôi khó chịu.
- Xâm lấn quá mức vào phần xương ổ răng (trường hợp cắt lợi kết hợp mài xương ổ răng).
Nếu gặp những biểu hiện này, người bệnh cần đến nha khoa sớm để bác sĩ kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh chậm trễ khiến tình trạng chuyển biến nghiêm trọng hơn.
V. Phẫu thuật cắt nướu đau bao lâu?
Trong suốt quá trình thực hiện phẫu thuật cắt nướu, bệnh nhân sẽ không cảm nhận được bất kỳ cảm giác đau nhức nào vì trước đó bác sĩ đã tiêm thuốc tê cục bộ ngay tại vị trí phẫu thuật.
Sau khi thuốc tê hết tác dụng, tình trạng ê buốt là điều không thể tránh khỏi, nhất là những trường hợp cắt lợi kèm theo mài xương ổ răng. Tuy nhiên, sau khoảng 2 – 3 ngày tình trạng này sẽ thuyên giảm và hết hẳn. Đồng thời bác sĩ còn kê thêm thuốc kháng sinh nên cơn đau không đáng kể, bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
VI. Những điều cần lưu ý sau khi phẫu thuật cắt lợi
Để rút ngắn thời gian lành thương và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm sau phẫu thuật cắt nướu, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
- Uống thuốc kháng sinh, giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuân thủ liều lượng và thời gian dùng thuốc.
- Không há miệng rộng, tránh vận động mạnh hoặc dùng lực tác động vào vị trí phẫu thuật gây chảy máu.
- Những ngày đầu vừa phẫu thuật nên ưu tiên món ăn mềm, lỏng, không quá nóng hoặc quá lạnh. Tránh thực phẩm dai cứng, cần nhiều lực nhai.
- Bổ sung những thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Tránh sử dụng chất kích thích như rượu bia. Và tuyệt đối không hút thuốc lá.
- Trong 1 – 2 ngày đầu không nên đánh răng, chỉ súc miệng nhẹ nhàng. Sau đó có thể đánh răng loại bỏ mảng bám và vi khuẩn nhưng cần chải nhẹ tay tránh chạm vào vết thương.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình lành thường, xử lý những vấn đề phát sinh.
Cắt nướu bao lâu thì lành phụ thuộc lớn vào tay nghề của bác sĩ cũng như quá trình chăm sóc hậu phẫu của bệnh nhân. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ vào số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm thẩm mỹ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?