khuyến mãi 30/4 - 1/5

Răng số 6 có thay không? Hậu quả khi mất răng số 6

Răng số 6 là chiếc răng đóng vai trò quan trọng trong ăn nhai và định hình cho sự phát triển khỏe mạnh của hàm răng. Vậy răng số 6 có thay không? Hậu quả của việc mất răng số 6?

Răng số 6 có thay không? Hậu quả khi mất răng số 6
Răng số 6 có thay không? Hậu quả khi mất răng số 6

I. Răng số 6 là răng nào?

Răng số 6 là răng cối thứ nhất, đảm nhận chức năng ăn nhai chính, gần như toàn bộ lực nhai sẽ tập trung vào chiếc răng này giúp nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

Bên cạnh ăn nhai, răng số 6 còn giữ vai trò quan trọng trong việc định hình khớp cắn. Do đó, răng số 6 khỏe mạnh là tiền đề để có một hàm răng khỏe mạnh.

1. Răng số 6 mọc khi nào?

Răng số 6 là chiếc răng vĩnh viễn mọc sớm nhất, khoảng 6 – 7 tuổi. Răng số 6 mọc lên khi chưa có chiếc răng sữa nào thay nên nhiều phụ huynh thường nhầm lẫn răng số 6 là răng sữa nên không quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng hằng ngày của con, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng, viêm nướu,…

2. Vị trí răng số 6

Bạn có thể xác định vị trí của răng số 6 bằng cách đếm từ răng cửa giữa (chiếc răng nằm chính giữa cung hàm, thẳng với đường sống mũi) vào hướng bên trong, răng số 6 là chiếc răng nằm giữa răng 5 và răng 7.

Thông thường, mỗi người sẽ mọc đầy đủ 4 răng số 6 chia đều ở mỗi phần tư cung hàm với hình thức đối xứng nhau. Răng số 6 hàm trên sẽ đối xứng với răng số 6 hàm dưới.

Răng số 6 còn gọi là răng cối thứ nhất nằm giữa răng 5 và răng 7
Răng số 6 còn gọi là răng cối thứ nhất nằm giữa răng 5 và răng 7

3. Răng số 6 có mấy chân?

2 chiếc răng số 6 hàm dưới thường có 2 chân trong khi đó 2 chiếc răng số 6 hàm trên lại có đến 3 chân. Nguyên nhân là do răng số 6 hàm trên thường chịu tác động lớn từ lực ăn nhai yêu cầu răng phải chắc khỏe.

II. Răng số 6 có thay không? Mất răng số 6 có mọc lại không?

Có một điểm đặc biệt là răng số 6 chỉ mọc 1 lần duy nhất trong đời, không trải qua giai đoạn thay răng như những chiếc răng khác. Và khi chiếc răng số 6 vì một nguyên nhân nào đó mà gãy rụng chúng sẽ không thể mọc lại. Đồng thời còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

III. Hậu quả của việc mất răng số 6

Như đã đề cập ở trên, răng số 6 thường mọc lên khi răng sữa vẫn còn nên rất nhiều phụ huynh nhầm lẫn, không quan tâm đến việc chải răng hằng ngày của con làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm tủy răng, thậm chí là mất răng sớm. Tình trạng mất răng 6 sớm sẽ gây ra những hậu quả như:

1. Ảnh hưởng đến ăn nhai và tiêu hóa

Răng số 6 giữ vai trò quan trọng trong việc ăn nhai. Do đó nếu mất răng, việc nghiền nát thức ăn sẽ bị giảm sút. Lúc này dạ dày phải làm việc nhiều hơn, tăng áp lực cho hệ tiêu hóa. Mặt khác, việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể cũng bị giảm sút đáng kể.

2. Gây tình trạng xô lệch răng

Mỗi một chiếc răng trên cung hàm là một mắt xích quan trọng, có nhiệm vụ kết nối răng bên cạnh. Khi một chiếc răng mất đi, sự liên kết này bị phá vỡ, khoảng trống được tạo ra khiến cho những răng còn lại có xu hướng đổ về khoảng trống của chiếc răng đã mất gây tình trạng xô lệch.

Mất răng 6 gây hiện tượng răng xô lệch
Mất răng 6 gây hiện tượng răng xô lệch

Bên cạnh đó, chiếc răng đối diện của răng mất cũng gánh chịu những tác động nghiêm trọng. Cụ thể, khi bệnh nhân mất răng số 6 hàm dưới thì răng số 6 hàm trên sẽ có xu hướng trồi xuống do không còn răng đối diện nâng đỡ. Răng xô lệch rất dễ xảy ra tình trạng lệch khớp cắn, đau mỏi hàm khi nhai và lâu dần còn gây đau khớp thái dương hàm.

3. Tiêu xương hàm, lão hóa khuôn mặt

Xương hàm không chỉ có tác dụng giữ cho chân răng ổn định chắc chắn mà còn nâng đỡ cấu trúc khuôn mặt. Khi răng số 6 mất đi, xương hàm ngay tại vị trí đó không còn nhận được sự kích thích cơ học từ quá trình ăn nhai nên dần tiêu đi.

Quá trình tiêu xương diễn ra trong thời gian dài, ban đầu sẽ rất khó phát hiện, chỉ khi xương hàm bị tiêu đi nhiều, làm phần lợi lõm xuống, teo lại mới có thể quan sát bằng mắt thường. Khi này, vùng da ở má và quanh khóe miệng cũng xuất hiện nếp nhăn, chảy xệ, gương mặt mất đi sự cân đối, trông bạn già hơn rất nhiều so với tuổi thật.

IV. Cần làm gì khi răng số 6 bị sâu vỡ mẻ

Răng số 6 bị sâu mẻ cần nhanh chóng đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và có phương pháp khắc phục phù hợp. Tránh tình trạng để lâu vi khuẩn xâm nhập tấn công vào cấu trúc bên trong của răng gây viêm tủy, viêm chóp răng. Tùy vào mức độ răng sâu mẻ mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn.

1. Trám răng

Áp dụng cho những trường hợp răng bị sâu mẻ nhỏ, chưa phá hủy nhiều đến cấu trúc men răng. Để thực hiện kỹ thuật này, trước tiên bác sĩ sẽ làm sạch phần mô răng bị tổn thương, sau đó làm đầy thân răng bằng vật liệu Composite. Vật liệu trám này được sử dụng rất phổ biến nhờ màu sắc tương tự như răng thật mang lại thẩm mỹ cao.

Trám răng được áp dụng trong trường hợp răng sâu mẻ nhỏ
Trám răng được áp dụng trong trường hợp răng sâu mẻ nhỏ

Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng 15 – 20 phút cho mỗi vị trí trám. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng miếng trám sẽ có hiện tượng ngấm màu thực phẩm.

2. Bọc răng sứ

Với những trường hợp răng bị sâu mẻ lớn, vượt quá 1/2 thân răng, việc hàn trám sẽ không mang lại hiệu quả vì miếng trám rất dễ bong tróc, không thể liên kết bền chắc với mô răng. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân bọc răng sứ.

Ở phương pháp này, bác sĩ cũng sẽ làm sạch phần mô răng bị tổn thương, sau đó mài chỉnh chiếc răng theo tỷ lệ phù hợp rồi gắn cố định mão sứ lên trên. Mão sứ đóng vai trò như “áo giáp” bảo vệ phần răng thật bên trong khỏi vi khuẩn và những tác nhân gây hại. Thời gian để hoàn tất quá trình bọc răng sứ là khoảng 2 – 4 ngày với ít nhất 2 lần hẹn đến nha khoa.

Mão sứ được thiết kế với hình dáng và màu sắc gần như không có sự khác biệt so với răng thật, mang lại thẩm mỹ hoàn hảo. Đặc biệt còn khôi phục khả năng ăn nhai chắc chắn. Tuổi thọ của răng sứ có thể duy trì trung bình từ 15 – 20 năm, thậm chí là lâu hơn nếu được chăm sóc đúng cách.

Bọc răng sứ trong trường hợp răng bị sâu mẻ lớn
Bọc răng sứ trong trường hợp răng bị sâu mẻ lớn

3. Nhổ răng

Trường hợp răng số 6 bị sâu mẻ lớn, viêm nhiễm nghiêm trọng, không thể điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc chấm dứt những cơn đau nhức và ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan sang các răng bên cạnh.

Sau khi loại bỏ răng 6 bị tổn thương, bệnh nhân cần sớm trồng lại răng giả để khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, hạn chế những biến chứng do mất răng gây ra.

Nhổ răng khi chiếc răng bị viêm nhiễm nghiêm trọng
Nhổ răng khi chiếc răng bị viêm nhiễm nghiêm trọng

Như vậy, vấn đề răng số 6 có thay không đã được giải đáp trên bài viết. Vì chỉ mọc 1 lần duy nhất trong đời và giữ chức năng ăn nhai quan trọng nên ngay khi bị tổn thương cần nhanh chóng đến nha khoa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm giải phẫu răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close