chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Chân răng bị yếu – Nguyên nhân và cách điều trị

Chân răng bị yếu có thể là một hiện tượng tự nhiên do lão hóa. Thế nhưng, trường hợp này thường ít phổ biến hơn so với các tác động vật lý hoặc hóa học. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Chân răng bị yếu - Nguyên nhân và cách điều trị

I. Nguyên nhân khiến chân răng bị yếu đi

Chân răng của mỗi người thường yếu đi theo thời gian do ảnh hưởng của hiện tượng lão hóa, với những biểu hiện thường thấy như thay đổi cấu trúc miệng, mòn răng, thoái hóa niêm mạc miệng… Bên cạnh đó, chân răng của chúng ta có thể bị yếu đi vì:

1. Đánh răng sai cách

Việc đánh răng với lực mạnh theo chiều ngang có thể làm cho bề mặt răng sẽ bị mài mòn dần do ma sát, khiến men răng yếu đi.

Thậm chí, trong một số trường hợp, cổ chân răng của bệnh nhân có thể bị mòn hình chữ V, để lộ ngà răng, dẫn đến hiện tượng ê buốt răng.

đánh răng sai cách
Một số thói quen đánh răng sai cách thường gặp

Việc không đánh răng hoặc chỉ đánh răng một lần mỗi ngày không chỉ gây hôi miệng mà còn làm tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng, áp xe răng

Sau khi ăn, mảng bám và vụn thức ăn không được làm sạch sẽ tích tụ lại trên bề mặt và kẽ răng. Dưới tác động của nước bọt và các chất có trong thức ăn, chúng sẽ bị vôi hóa thành vôi răng và trở thành nơi cư trú lý tưởng cho vi khuẩn gây ra các bệnh lý răng miệng.

2. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, axit trong thực phẩm có thể hòa tan men răng. Chính vì thế, các chuyên gia nha khoa thường khuyên chúng ta nên hạn chế ăn thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, bưởi, nước ngọt có gas…

nguyên nhân chân răng bị yếu
Ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao có thể làm men răng yếu đi

Sau khi ăn các thực phẩm này, bạn không nên đánh răng ngay để tránh làm tổn thương lớp men. Thay vào đó, bạn nên uống hoặc súc miệng bằng nước lọc để giảm bớt lượng axit còn bám lại trên bề mặt răng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, kẹo, hoa quả sấy khô… Đường trong các thực phẩm này rất dễ bám dính lại trên răng làm tăng tốc độ tích tụ mảng bám. Sau khi ăn, bạn nên đánh răng ngay.

chân răng yếu là do đâu
Ăn nhiều thực phẩm ngọt sẽ làm tăng tốc độ tích tụ mảng bám răng

3. Dùng tăm xỉa răng

Dùng tăm xỉa răng để lấy giắt thức ăn là thói quen của nhiều người. Thế nhưng, hành động này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe răng miệng của bạn.

xỉa răng bằng tăm
Dùng tăm xỉa răng có thể làm tổn thương nướu

Việc cố gắng loại bỏ vụn thức ăn ra khỏi kẽ răng có thể làm tổn thương nướu. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu.

Trên đây chỉ là một số nguyên nhân cơ bản, thường gặp. Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân có thể làm chân răng của chúng ta bị yếu đi. Trong đó, có một số nguyên nhân khách quan như ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, các yếu tố di truyền…

II. Dấu hiệu cho thấy răng bị yếu đi

Nếu có các dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và khắc phục kịp thời, vì rất có thể chân răng của bạn đã bị yếu đi:

1. Mòn men răng

Theo thời gian, men răng của chúng ta sẽ bị mòn dần đi. Hiện tượng này được gọi là mòn răng sinh lý.

Thế nhưng, trên thực tế, vẫn có một số nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến răng của chúng ta bị mài mòn nhanh hơn bình thường. Điển hình là việc chải răng không đúng cách, thói quen ăn uống thiếu khoa học hay ảnh hưởng của các bệnh lý toàn thân.

mòn cổ răng
Mòn cổ chân răng

2. Ê buốt răng

Khi men răng bị mài mòn hoặc chấn thương, ngà và tủy răng có thể lộ ra ngoài. Từ đó, khiến răng nhạy cảm hơn bình thường. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là triệu chứng ê buốt răng khi bạn ăn những đồ quá nóng, lạnh, hay chua, ngọt…

ê buốt răng
Ê buốt chân răng khi ăn uống hoặc hít không khí lạnh

3. Tụt nướu

Tụt nướu răng là hiện tượng nướu bị co rút về phía chóp răng. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, thường gặp nhất là việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách, biến chứng của bệnh viêm nướu, viêm nha chu…

tụt nướu răng
Tụt nướu răng

4. Chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là tình trạng nướu răng dễ chảy máu khi gặp phải các kích thích như đánh răng, ăn uống, dùng chỉ nha khoa… Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm nướu răng.

chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng

5. Răng lung lay

Răng của chúng ta có thể bị lung lay do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là bệnh nha chu. Trường hợp này, nếu không được can thiệp kịp thời, khả năng mất răng là rất cao.

III. Điều trị chân răng yếu

Việc xác định phương pháp điều trị chân răng yếu phụ thuộc nhiều vào tình trạng cụ thể của mỗi người.

1. Trường hợp chân răng bị yếu do các vấn đề về cấu trúc răng

Trong trường hợp này, tùy vào tình trạng cụ thể của chiếc răng, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp phục hình phù hợp, thường là trám răng hoặc bọc răng sứ.

Sau khi được điều trị phục hồi, tình trạng mòn men, chấn thương, ê buốt răng sẽ được cải thiện rõ rệt.

a) Trám răng

Trám răng là quá trình bác sĩ loại bỏ các mô răng bị ảnh hưởng, sau đó phủ từng lớp vật liệu trám lên trên bề mặt răng để lắp đầy các khoảng trống và khôi phục hình dáng ban đầu của răng.

mô phỏng kỹ thuật trám răng
Mô phỏng kỹ thuật trám răng

Miếng trám có tác dụng như một tấm chắn, che phủ, bảo vệ cho các mô răng thật khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.

Kỹ thuật này thường được chỉ định cho các răng bị sâu, mòn men hoặc chấn thương nhẹ, số lượng mô bị mất không quá lớn và chưa ảnh hưởng đến tủy. Thời gian thực hiện thường chỉ khoảng 15 – 20 phút cho mỗi vị trí trám.

trám răng bị hư
Trám răng bị hư tổn

b) Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là quá trình bác sĩ mài chỉnh các răng thật theo một tỷ lệ phù hợp. Sau đó gắn cố định mão răng sứ lên trên.

kỹ thuật bọc răng sứ
Kỹ thuật bọc răng sứ

Kỹ thuật này thường được chỉ định cho các răng bị sâu, mòn men hoặc chấn thương đã ảnh hưởng đến tủy. Ngoài việc tái tạo, thiết kế lại hình dáng răng, mão răng sứ còn bảo vệ răng thật ở bên trong khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.

chữa tủy bọc sứ
Trước và sau khi bọc răng sứ

2. Trường hợp chân răng bị yếu do bệnh nha chu

Nha chu là tên gọi của tổ chức xung quanh răng, bao gồm nướu, cement, dây chằng và xương ổ răng. Chúng có chức năng nâng đỡ và cố định răng vào trong xương hàm.

Bệnh nha chu là bệnh của tổ chức này, thường bắt đầu từ nướu, sau đó lây lan dần xuống các mô bên dưới. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể làm cho răng lung lay, thậm chí là rụng đi.

diễn biến của bệnh nha chu
Quá trình phát triển của bệnh nha chu

Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm nướu là vi khuẩn có trong các mảng bám và vôi răng. Trước tiên, bác sĩ sẽ loại bỏ chúng bằng kỹ thuật cạo vôi răng.

Tiếp đến, tùy vào tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu răng bị lung lay, bác sĩ sẽ cố định chúng bằng các kỹ thuật chuyên khoa.

➣ Trường hợp bệnh nhẹ, chưa xuất hiện ổ mủ, sau khi cạo vôi, nướu răng sẽ dần hồi phục và khỏe mạnh như ban đầu.

Cạo vôi răng tại nha khoa đông nam

Nếu bệnh đã xuất hiện ổ mủ, kỹ thuật nạo mủ và đánh bóng mặt răng sẽ được thực hiện. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị, nếu cần thiết.

➣ Trường hợp bệnh đã tiến triển nặng, gây tụt nướu, tiêu xương ổ răng, việc điều trị thường phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Bác sĩ có thể can thiệp ghép thêm các mô để hỗ trợ cho quá trình tái tạo và hồi phục của mô nướu.

➣ Trong trường hợp xấu nhất, nếu các mô quanh răng bị tổn thương quá nặng, bác sĩ có thể phải nhổ bỏ răng. Sau đó, tư vấn cho bệnh nhân phương pháp và thời điểm trồng lại răng giả phù hợp.

các phương pháp trồng răng
Các kỹ thuật trồng lại răng thường được chỉ định

3. Trường hợp chân răng bị yếu đi do các nguyên nhân khác

Nếu chân răng bị yếu đi do ảnh hưởng của các bệnh lý toàn thân, di truyền, thay đổi nội tiết tố… bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đến gặp các chuyên gia thuộc lĩnh vực liên quan để được tư vấn cụ thể hoặc chính xác nhất.

bác sĩ tư vấn
Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân

Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù yếu tố sinh lý ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe răng miệng của chúng ta, thế nhưng, nguyên nhân mất răng hàng đầu vẫn là các bệnh lý răng miệng.

Chính vì thế, để răng luôn chắc khỏe, bạn nên quan tâm hơn đến vấn đề chăm sóc và vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống của bản thân.

Khi răng miệng có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến Nha khoa Đông Nam để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141.

Xem thêm lung lay răng:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn