Bao nhiêu tuổi mới hết mọc răng

Có bao giờ bạn thắc mắc bao nhiêu tuổi mới hết mọc răng hay không? Muốn biết chính xác hãy cùng Nha khoa Đông Nam tham khảo giai đoạn mọc răng trong bài viết sau đây.

Bao nhiêu tuổi mới mọc hết răng?
Bao nhiêu tuổi mới mọc hết răng?

1. Bao nhiêu tuổi mới hết mọc răng?

Tuổi trẻ thường trôi qua rất nhanh, đi cùng năm tháng ấy là sự phát triển của hàm răng định hình gương mặt. Có thể nói, một đời người sẽ phải trải qua 2 lần mọc răng cơ bản.

a) Giai đoạn mọc răng sữa

Đây là giai đoạn của mầm răng sữa xuất hiện ở tháng thứ 6 và 8 tháng tuổi với các răng sữa tạm thời được mọc lên, từ 3 – 6 tuổi sẽ có 20 răng gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh và 8 răng hàm nhỏ.

Trong giai đoạn này, những chiếc răng này sẽ giúp cho bé học cách nói chuyện, giao tiếp, ăn nhai thức ăn tốt hơn. Thường thì bé nào mọc răng chậm thì thời gian học nói cũng sẽ lâu hơn các trẻ khác.

thứ tự mọc răng ở trẻ
Thứ tự mọc răng của trẻ em

Răng ở giai đoạn này rất quan trọng, bạn cần lưu ý về việc chăm sóc răng của bé đừng chủ quan nghĩ rằng răng sữa mất đi sẽ còn răng vĩnh viễn, bởi răng sữa vẫn có thể bị sâu như thường khi không chăm sóc đúng cách.

Nếu răng sữa bị nhổ quá sớm cũng ảnh hưởng lớn đến định hướng mọc răng vĩnh viễn ở trẻ trong các độ tuổi mọc răng tiếp theo.

b) Giai đoạn mọc răng vĩnh viễn

Giai đoạn tiếp theo của răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu từ 6 – 11 tuổi (lâu hơn đến 16 tuổi), răng sữa sẽ rụng dần và thay vào đó là các răng vĩnh viễn sẽ thế chỗ.

Ngoài 20 răng thế chỗ, sẽ mọc thêm 8 răng hàm lớn, những chiếc răng này sẽ chắc khỏe hơn rất nhiều so với răng sữa, và nó sẽ dùng được cả đời nên tầm quan trọng của việc chăm sóc các răng này cần đặc biệt lưu ý.

quá trình mọc răng
Độ tuổi mọc răng qua từng giai đoạn

Ở nguời trưởng thành vẫn có người mọc răng khôn ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi, thường mọc trong cùng hai bên hàm, thường gọi là răng số 8. Do mọc lúc các răng khác đã lên hết, nên người bệnh thường cảm thấy rất đau nhức, khó chịu.

Với hàng tá vấn đề rắc rối do răng khôn mang lại, chúng ta nên sớm nhổ bỏ những chiếc răng này đi để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Khi những chiếc răng khôn mọc lên tức đã chấm dứt cho hành trình mọc răng của chúng ta rồi. Quan trọng là cách chúng ta chăm sóc.

Nếu răng vĩnh viễn rụng hay mẻ, gãy sẽ không thể nào mọc thêm răng nào thay thế nữa, mà những trường hợp này cần có sự can thiệp của các phương pháp nha khoa chuyên sâu.

Với những trường hợp buộc phải nhổ bỏ cần phải thay thế bằng các phương pháp trồng răng giả thay thế để hạn chế các biến chứng sau khi mất răng xảy ra.

2. Răng khôn mọc muộn có nguy hiểm không? Xử lý thế nào?

Giai đoạn răng khôn bắt đầu mọc cũng là lúc cấu trúc xương hàm đã phát triển ổn định, các răng đã bám chắc chắn tại vị trí trên cung hàm và gần như không còn nhiều chỗ trống để răng khôn mọc lên thuận lợi như bình thường.

Cũng vì điều này mà phần lớn răng khôn mọc lên thường có dấu hiệu bị mọc ngầm, mọc lệch, mọc đâm ngang.

Răng khôn dù mọc trong độ tuổi từ 17 – 25 hay 30, 35 thậm chí 40 tuổi hoặc trễ hơn mới mọc răng khôn nếu có tình trạng răng mọc lên không đúng vị trí đều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm như sau:

  • Răng khôn nằm ở vị trí cuối cung hàm, cùng với tình trạng mọc lệch tạo dễ tạo khe giắt thức ăn thừa khó có thể làm sạch hiệu quả. Từ đó sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển mạnh và gây hôi miệng, sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu khiến cấu trúc răng hư hỏng nặng, dễ lây lan viêm nhiễm sang các răng khỏe mạnh cạnh bên.
  • Bệnh nhân sẽ phải chịu nhiều cơn đau nhức dữ dội, nướu sưng phồng, tấy đỏ khiến ăn uống không ngon miệng, ngủ không ngon giấc làm sức khỏe và tinh thần giảm sút trầm trọng.
  • Răng khôn mọc lệch, mọc đâm ngang sang răng số 7 bên cạnh sẽ làm cho chiếc răng này dần bị hư hỏng nặng nề, lung lay tiêu xương, nguy cơ phải nhổ bỏ cả răng.
  • Tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến các răng khác làm cho răng toàn hàm mọc xô lệch vào nhau. Điều này sẽ gây ra hiện tượng sai lệch khớp cắn làm cho hàm răng mất đi tính thẩm mỹ. Bệnh nhân sẽ phải tốn nhiều thời gian và chi phí để khắc phục tình trạng này.

Những biến chứng của răng khôn mọc lệch là vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa dù răng khôn mọc sớm hay mọc muộn nếu có hiện tượng mọc sai lệch thì tốt hơn hết cần phải nhổ bỏ càng sớm càng tốt.

Một điều khá quan trọng đó là phải chọn trung tâm nha khoa uy tín lâu năm, đảm bảo yếu tố về tay nghề bác sĩ phải thật chuẩn xác, sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại. Có như vậy mới giúp quá trình nhổ răng khôn diễn ra được an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.

Nhổ răng khôn sớm tránh biến chứng nguy hiểm
Nhổ răng khôn sớm tránh biến chứng nguy hiểm

3. Chăm sóc răng đúng cách nên làm những gì?

Để có thể giữ gìn hàm răng chắc khỏe đi cùng năm tháng, chúng ta cần có chế độ chăm sóc răng khoa học. Hãy hình dung việc hoạt động răng miệng liên tục trong ngày nhưng không chăm sóc, vệ sinh răng sẽ làm cho răng bị hư hại nhanh chóng.

Bạn hãy lưu ý các thông tin sau đây để giúp cho sức khỏe răng miệng được bảo tồn tốt hơn:

a) Vệ sinh răng miệng đúng cách

– Cần đánh răng đúng và đủ sau khi ăn uống, trước và sau khi ngủ.

– Chọn loại kem đánh răng phù hợp với tình trạng răng của mình.

– Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ các mảng bám mà bàn chải răng không làm sạch được.

– Đừng quên dụng cụ vệ sinh lưỡi sẽ rất cần thiết cho quá trình chăm sóc răng miệng.

Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách
Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách

b) Có chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng góp phần giúp cho răng ngày càng khỏe mạnh hơn.

– Hãy chú ý bổ sung nhiều thực phẩm rau củ quả trong các bữa ăn hàng ngày để góp phần loại sạch các mảng bám tốt hơn.

Ăn uống hợp lý
Ăn uống hợp lý

– Kiêng những thực phẩm không tốt cho răng như những đồ nóng chiên xào nhiều dầu mỡ đều có tính háo nước, dễ gây nhiệt miệng.

– Cung cấp đầy đủ lượng nước trong ngày để đảm bảo cho cơ thể bài tiết chất độc dễ dàng.

c) Thăm khám răng miệng định kỳ

Sức khỏe răng miệng rất quan trọng cần được tầm soát định kỳ để phát hiện ra các nguy cơ gây hại cho răng, từ đó điều trị kịp thời.

Tốt nhất bạn nên đến nha khoa tái khám 3 – 6 tháng/ lần để cạo vôi răng, loại bỏ đi các mảng bám vôi hóa mà bàn chải đánh răng thông thường không thể làm sạch được.

Xem video: Quá trình cạo vôi răng tại Nha khoa Đông Nam

Tại TPHCM, bạn có thể đến với Nha khoa Đông Nam để được chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý về răng, nha khoa sẽ luôn có những phác đồ điều trị phù hợp với từng tình trạng mỗi người.

Khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần
Khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần

Sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại và công nghệ tân tiến được thực hiện trong môi trường vô trùng hoàn toàn sẽ góp phần rút ngắn thời gian điều trị, tránh tối đa tình trạng lây nhiễm chéo xảy ra.

Tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng không thể phủ nhận được dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Với những thông tin trên, hi vọng đã giúp cho bạn hiểu rõ vấn đề ” bao nhiêu tuổi mới hết mọc răng “, từ đó có những giải pháp chăm sóc răng phù hợp qua từng giai đoạn.

Nếu còn những thắc mắc khác cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh Nha khoa Đông Nam gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn Miễn Phí!

Xem thêm mọc răng:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Thẻ:,

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook