Từ lâu, rau diếp cá đã được xem như một vị thuốc quý giá trong việc điều trị các triệu chứng khó chịu của nhiệt miệng. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ các cách dùng rau diếp cá chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà. Chỉ với vài bước đơn giản sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại cảm giác thoải mái trong miệng.
I. Công dụng của diếp cá trong điều trị nhiệt miệng
Rau diếp cá là một loại rau quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt, dễ trồng và có giá thành rẻ. Loại rau này được biết đến với nhiều công dụng quý, trong đó có khả năng hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả.
Theo Đông y, rau diếp cá có vị cay, tính mát, mang lại tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, sát khuẩn, giảm sưng đau và thúc đẩy quá trình lành vết loét khá tốt.
Qua các nghiên cứu y học hiện đại còn cho thấy các hoạt chất trong rau diếp cá như: Decanoside, luteolin, quercetin,… có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, ức chế sự phát triển của các vết loét, thúc đẩy quá trình lành thương nhanh hơn.
Rau diếp cá còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như: Vitamin A, C, E, K, canxi, sắt,… đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
II. Các cách dùng rau diếp cá chữa nhiệt miệng
Các cách dùng rau diếp cá chữa nhiệt miệng khá đơn giản, đảm bảo lành tính, an toàn cho nhiều đối tượng. Dưới đây là một số mẹo đơn giản từ rau diếp cá giúp bạn nhanh chóng xua tan cơn đau rát do nhiệt miệng gây ra:
1. Cách thứ nhất: Ép rau diếp cá
Chuẩn bị 100 gram rau diếp cá, không lấy lá già. Đem đi rửa sạch để ráo nước rồi giã nát hoặc xay và lọc lấy phần nước cốt dùng uống hàng ngày. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần và thực hiện liên tiếp trong 3 ngày sẽ cảm nhận hiệu quả rõ rệt.
2. Cách thứ hai: Sắc nước lá diếp cá
Dùng 2 – 6g lá diếp cá sắc với nước, lọc bỏ lá chỉ lấy phần nước để uống dần. Với cách này bạn nên chia ra uống nhiều lần trong ngày, liên tục trong vài ngày sẽ giúp nhanh khỏi viêm loét ở miệng.
3. Cách thứ 3: Ăn sống
Rau diếp cá với vị giòn mát tự nhiên thích hợp để ăn sống hoặc chế biến thành các món ăn đa dạng. Bạn có thể kết hợp rau diếp cá với các loại rau sống khác như: Xà lách, bạc hà, rau húng,… tạo nên một đĩa salad thanh mát. Hoặc cuốn rau diếp cá với thịt, chấm cùng nước sốt yêu thích để cảm nhận hương vị độc đáo.
4. Cách thứ 4: Đắp diếp cá lên vết loét
Cách chữa này rất đơn giản, bạn chỉ cần ngâm rửa sạch rau diếp cá với muối loãng. Sau đó giã nát để lấy phần bã và dùng đắp trực tiếp lên vùng niêm mạc bị tổn thương, viêm loét từ 5 – 7 phút rồi súc sạch lại với nước ấm là được.
Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để giảm cảm giác sưng tấy, đau rát.
5. Cách thứ 5: Sử dụng bột diếp cá
Bên cạnh việc dùng rau diếp cá tươi bệnh nhân cũng có thể tìm mua tại những địa chỉ uy tín bột rau diếp cá để hỗ trợ chữa nhiệt miệng.
Khi dùng bột rau diếp cá có thể áp dụng một trong 2 cách đơn giản sau:
- Hòa tan 2 thìa bột rau diếp cá vào nước ấm, uống trực tiếp mỗi ngày một ly để thanh lọc cơ thể, giảm viêm hiệu quả.
- Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp bột rau diếp cá vào các loại đồ uống hoặc món ăn để trung hòa vị hăng, tăng thêm hương vị hấp dẫn và dễ sử dụng hơn.
III. Lưu ý khi sử dụng diếp cá trị nhiệt miệng
Khi sử dụng rau diếp cá chữa nhiệt miệng bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Cần chọn những lá rau diếp cá xanh tốt, không bị sâu hỏng, héo úng. Ngâm nước muối, rửa thật sạch rau diếp cá để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn còn tồn đọng.
- Chỉ nên uống nước rau diếp cá 2 – 3 cốc mỗi ngày sau các bữa ăn, không nên uống lúc đói vì có thể gây cồn ruột.
- Cũng tương tự như các cách chữa nhiệt miệng từ thiên nhiên khác, việc dùng rau diếp cá chỉ áp dụng hiệu quả đối với trường hợp viêm loét nhẹ. Khi áp dụng phù hợp sẽ giúp giảm đáng kể các triệu chứng sưng viêm, đau rát, làm lành vết loét nhanh hơn.
- Cần kiên trì áp dụng đều đặn liên tục nhiều ngày nhằm đảm bảo đạt được kết quả tốt như mong muốn.
- Liều lượng diếp cá sử dụng tối đa mỗi ngày theo khuyến cáo là 40g khi ăn sống hoặc uống nước ép, 10g cho dạng lá khô hoặc bột.
- Trong quá trình chữa trị cũng phải tuân thủ vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách. Đồng thời có chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh áp lực, căng thẳng quá mức. Như vậy mới giúp hỗ trợ hồi phục hiệu quả, nhanh chóng nhất.
- Đối với những trường hợp nhiệt miệng do bệnh lý răng miệng hay các bệnh lý cơ thể bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám chữa tốt nhất, tránh tối đa biến chứng xảy ra.
IV. Hướng dẫn cách phòng bệnh nhiệt miệng
Phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả nhất là tập trung vào việc loại bỏ các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn. Dưới đây là một số biện pháp quan trọng bạn cần lưu ý thực hiện tốt:
- Vệ sinh răng miệng an toàn và hiệu quả bằng cách sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có hàm lượng fluor phù hợp. Bạn cũng có thể lựa chọn kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm.
- Để làm sạch răng hiệu quả, hãy di chuyển bàn chải nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc chuyển động xoay tròn trên từng mặt răng.
- Việc chải răng quá mạnh và theo chiều ngang tiềm ẩn nguy cơ làm mòn men răng, tổn thương niêm mạc và gây viêm loét.
- Dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn ở kẽ răng, sau đó súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch diệt khuẩn để đảm bảo vệ sinh răng miệng toàn diện. Đừng quên chải lưỡi để ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển.
- Tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả bằng cách bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu trong các bữa ăn hằng ngày. Đặc biệt là vitamin nhóm B, vitamin C, PP, sắt, kẽm, axit folic,… từ các thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt, trứng, sữa,…
- Uống nước đầy đủ là thói quen tốt giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, tránh bị khô miệng. Đồng thời, bạn nên bổ sung thêm nước ép rau củ quả có tính mát để thanh nhiệt, thuyên giảm và phòng ngừa các vết loét nhiệt miệng tốt hơn.
- Hạn chế tối đa việc tiêu thụ đồ ăn cay nóng, chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Tránh hút thuốc, không sử dụng quá nhiều bia rượu, nước có ga, món ngọt nhiều đường, đồ ăn có tính axit cao,…
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi khoa học, hạn chế áp lực, căng thẳng quá mức. Thường xuyên vận động thể chất, tập yoga hay thiền là những phương pháp hiệu quả giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
- Theo khuyến cáo của các bác sĩ, mỗi người nên duy trì thói quen khám răng định kỳ 6 tháng/lần tại nha khoa uy tín. Việc khám răng định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Nếu còn những thắc mắc cần được giải đáp về cách dùng rau diếp cá chữa nhiệt miệng hãy liên hệ với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 19007141. Hoặc đến trực tiếp các cơ sở gần nhất để được các chuyên gia thăm khám và tư vấn Miễn Phí!
Xem thêm nhiệt miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?