Chụp X-Quang Khi Khám Nha Khoa Có Tác Hại Gì Không? Có rất nhiều bệnh nhân lo lắng khi đến nha khoa để điều trị răng miệng phải bắt chụp tia X-Quang không biết có tác hại hay nguy hiểm gì không. Nay Nha Khoa Đông Nam xin giải đáp thắc mắc như sau:
Chụp X quang răng là gì?
Cũng giống như chụp X-quang cho xương hay các bộ phận khác, với X-quang nha khoa cho hình ảnh trực quan về chân răng, tủy răng, xương và mô mềm quanh răng, rất có ích khi chẩn đoán bệnh cũng như xác định phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Nếu chỉ làm thẩm mỹ răng thông thường như lấy cao răng, tẩy trắng răng,… bác sĩ thường sẽ không yêu cầu chụp X-quang. Tuy nhiên, khi chữa sâu răng, niềng răng, cấy ghép Implant, nhổ răng khôn… chụp X-quang được yêu cầu giúp xác định chính xác tình trạng răng và nướu giúp bác sĩ có phác đồ điều trị chính xác.
Chụp X-quang răng có hại không?
Tia X được nghiên cứu để ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh trong y khoa với những quy định về an toàn bức xạ nghiêm ngặt. Đảm bảo sự tiếp xúc với tia X ít nhất nhưng vẫn đạt kết quả và an toàn cho bệnh nhân và cả nhân viên y tế.
Nguy cơ gây tổn hại sức khỏe của tia X là có nhưng đó là với hàm lượng tia nhiều, cường độ mạnh và thời gian tiếp xúc với tia X kéo dài.
Trong y tế nói chung và trong nha khoa nói riêng, năng lượng tia X dùng để chụp X-quang rất nhỏ và hoàn toàn được kiểm soát.
Khi chụp X-quang tại nha khoa Đông Nam, bệnh nhân luôn được bảo vệ kỹ càng bởi ba yếu tố: cường độ chụp thấp, phim tốc độ cao giúp hạn chế tối thiểu sự nhiễm tia, thời gian chụp phim ngắn. Ngoài ra, đầu đèn của máy chỉ nhắm vào vùng cần chụp (với nha khoa thì đó là răng). Chính vì thế, chụp X quang trong nha khoa không nguy hiểm.
Phòng chụp phim cũng được bảo vệ với vách chì, bệnh nhân được mặc áo chì giúp hấp thu tối đa các tia tán xạ. Các trợ lý hướng dẫn trong phòng chụp cũng đều được huấn luyện kỹ càng về thao tác cũng như kỹ thuật thực hiện đảm bảo an toàn.
Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của tia X, bệnh nhân nên chọn chụp X-quang bằng máy X-quang kỹ thuật số và không nên chụp X-quang quá thường xuyên.
Nên chụp X-quang răng khi nào?
Bên cạnh những bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang răng khi tiến hành điều trị các bệnh lý sâu răng, viêm tủy, mọc răng khôn hoặc chỉnh nha niềng răng, cấy ghép Implant,… thì việc chụp X-quang cũng được thực hiện để kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ. Theo đó:
- Người trưởng thành nên chụp X-quang răng 2 – 3 năm/lần giúp sớm phát hiện bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả.
- Trẻ em nên thực hiện chụp X-quang răng 1 – 2 năm/lần nhằm dự báo các dị tật cấu trúc răng, kịp thời lên phương án điều trị phù hợp.
Thai phụ, trẻ em có thể chụp X-quang không?
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tia X có thể tác động đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế, nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai nên trao đổi với bác sĩ để bác sĩ cân nhắc có nên chụp X-quang hay không.
Nếu thật sự cần thiết thì khi chụp nhân viên có thể giúp hạn chế tác dụng với những thiết bị bảo vệ bào thai như áo chì, yếm chì…
Trẻ em đôi khi cũng được chỉ định chụp X-quang răng để kiểm tra quá trình mọc răng của trẻ, tránh các lệch lạc như răng mọc lộn xộn, mọc lệch, phát hiện sớm các lỗ sâu răng… Trẻ cũng cần được đeo các dụng cụ bảo vệ bằng chì khi chụp X-quang răng để đảm bảo an toàn.
Lưu ý khi chụp X-quang răng
Để đảm bảo an toàn cũng như thu được kết quả chụp X-quang chính xác nhất hỗ trợ cho việc chẩn đoán tình trạng bệnh, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, giữ tâm lý thoải mái, tháo bỏ trang sứ, kim loại trong quá trình chụp.
- Nếu có hình ảnh X-quang trước đó có thể mang theo để bác sĩ xem xét.
- Khai báo trung thực với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, nhất là phụ nữ mang thai để có những thiết bị bảo hộ an toàn che chắn phần bụng, ngăn chặn tác hại từ tia X đến thai nhi.
Nếu bạn có các thắc mắc tương tự về sức khỏe răng miệng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?