Việc xác định có nên nhổ răng hàm số 6, 7, 8 hay không phụ thuộc nhiều vào mức độ hư hại của chiếc răng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Các răng số 6, 7, 8 thuộc nhóm răng hàm. Thế nhưng, “số phận” của chúng lại không giống nhau. Cùng một vấn đề, nếu như răng số 6, 7 thường được điều trị phục hồi, thì răng số 8 lại được khuyên là nên nhổ đi.
1. Răng hàm số 6, 7
Răng số 6, 7 là các răng hàm chính, đóng vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai. Hơn nữa, việc nhổ các răng này ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Thậm chí còn có thể làm thay đổi cấu trúc răng – hàm – mặt. Mất răng hàm chính có thể:
– Làm suy giảm chức năng ăn nhai của răng:
Đây là một hệ quả tất yếu sau khi mất răng hàm số 6, 7. Mất răng sẽ khiến cho việc nhai và nghiền nhỏ thức ăn sẽ trở nên khó khăn hơn. Lâu ngày sẽ gây ra các bệnh lý tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng…
Nếu chỉ mất răng một bên hàm, bệnh nhân có xu hướng nhai bằng bên hàm còn lại. Lâu dài sẽ làm mất cân đối giữa hai bên hàm. Hàm bị mất răng ít vận động sẽ yếu dần, các răng dễ bị sâu, vỡ. Trong khi đó, các răng ở hàm nhai nhiều sẽ bị mài mòn nhanh hơn.
– Tiêu xương hàm:
Sự tồn tại của xương hàm phụ thuộc nhiều vào các kích thích cơ học từ hoạt động ăn nhai của răng. Khi không còn nhận được các kích thích này, chúng sẽ tiêu dần theo thời gian.
Chỉ sau một năm mất răng, mật độ xương hàm bị tiêu đi có thể chiếm đến 40% – 60%, tùy vào cơ đại và thể trạng của mỗi người. Biểu hiện dễ nhận thấy của hiện tượng này là mô nướu răng bị co lại và lõm xuống, không còn đầy đặn như trước đây.
– Xô lệch răng:
Vấn đề ở đây là không chỉ xương hàm ở vị trí răng mất bị tiêu đi, mà các vùng lân cận cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến hiện tượng xô lệch răng.
Các răng kế cận sẽ bị đổ nghiêng vào khoảng trống mất răng. Răng đối diện trồi lên hoặc thòng về phía hàm có răng mất. Lâu dài có thể làm hỏng khớp cắn tự nhiên của răng.
– Lão hóa sớm:
Khi xương hàm bị tiêu đi, cơ mặt không còn được xương hàm nâng đỡ sẽ chùng xuống, dẫn đến tình trạng lão hóa sớm.
Do đó, bạn chỉ nên nhổ răng hàm số 6, 7 khi chúng chỉ bị tổn thương quá nặng và không thể điều trị phục hồi bằng cách trám răng hoặc bọc răng sứ.
** Các trường hợp cần nhổ răng hàm số 6, 7 bao gồm:
– Răng bị sâu quá nặng, không thể điều trị được nữa.
– Răng bị hoại tử tủy.
– Răng bị chấn thương nghiêm trọng, không thể phục hình.
– Răng bị lung lay nhiều, không còn cách nào để răng chắc trở lại.
– Răng bị viêm nha chu quá nặng, mất hoàn khả năng lưu giữ răng.
– Thay răng sữa.
Sau khi nhổ răng hàm số 6, 7, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về phương pháp trồng răng giả phù hợp với tình trạng răng miệng, nhu cầu ăn nhai và thẩm mỹ cũng như điều kiện kinh tế của bản thân và trồng lại các răng này càng sớm càng tốt.
Các phương pháp trồng răng giả mà bạn có thể lựa chọn bao gồm: răng giả tháo lắp, bắc cầu răng sứ và trồng răng Implant.
2. Răng hàm số 8 ( Răng khôn )
Răng khôn số 8 thường mọc ở độ tuổi trưởng thành, từ 17 – 25 tuổi. Mỗi người thường có 4 răng khôn, 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ, một số người có thể không mọc đủ 4 răng khôn hoặc không mọc răng khôn.
Không giống với các răng hàm chính, răng khôn không có nhiều chức năng trong việc ăn nhai. Việc nhổ răng khôn cũng không ảnh hưởng quá lớn đến cấu trúc răng – hàm – mặt.
Hơn nữa, vì mọc ở vị trí không thuận lợi, khó vệ sinh, nên chiếc răng này rất dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng. Do đó, khi các răng này gặp vấn đề, bác sĩ thường khuyên nhổ đi.
** Các trường hợp cần phải nhổ răng khôn bao gồm:
– Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, xâm lấn, xô đẩy các răng lân cận.
– Răng khôn mọc thẳng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn.
– Răng khôn mọc thẳng, nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi lên hoặc thòng về hướng hàm đối diện, tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, tạo thành khe giắt thức ăn.
– Răng khôn bị sâu, chấn thương.
– Nhổ răng khôn để niềng răng, chỉnh nha.
Thế nhưng, không phải tất cả răng khôn đều cần phải nhổ. Nếu các răng khôn của bạn mọc thẳng, không gây đau nhức, biến chứng, bạn hoàn toàn có thể giữ lại chiếc răng này.
Tuy nhiên, vì răng khôn nằm sâu trong cung hàm nên mảng bám, vụn thức ăn rất dễ lắng động lại trên bề mặt răng. Do đó, bạn cần lưu ý đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng để giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng.
Để xác định “Có nên nhổ răng hàm số 6, 7, 8 không?“, cách tốt nhất là nên đến nha khoa nhổ răng uy tín gần nhất hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp.
Xem thêm nhổ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?