Đối với bệnh nhân bị gãy răng cấm, giải pháp tốt nhất là bọc răng sứ. Không chỉ giúp khôi phục lại hình dáng thẩm mỹ, chức năng ăn nhai của các răng bị gãy cũng được cải thiện ở mức tối ưu nhất.
1. Tại sao cần phải phục hình khi bị gãy răng cấm?
Răng cấm là các răng số 6, số 7 trên cung hàm, tính từ răng cửa giữa. Chúng là các răng ăn nhai chủ lực trên cung hàm.
Việc thường xuyên tiếp xúc thực phẩm và chịu nhiều áp lực từ hoạt động ăn nhai, khiến các răng cấm rất dễ bị sâu, chấn thương.
Khi bị gãy răng cấm, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa được các vấn đề sau:
✦ Suy giảm chức năng ăn nhai: Việc mất mô răng sẽ làm suy giảm chức năng ăn nhai của răng cấm, khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc nhai và nghiền thức ăn.
✦ Nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng: Tình trạng gãy, vỡ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào tủy răng, gây viêm nhiễm và đau nhức cho bệnh nhân.
✦ Ê buốt răng: Ngà và tủy răng rất nhạy cảm với các kích thích. Khi chúng bị lộ ra ngoài, bệnh nhân có thể bị ê buốt, khó chịu khi răng tiếp xúc với nhiệt độ hoặc thực phẩm có tính axit cao.
Tại nha khoa, bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá mức độ tổn thương của cấu trúc răng và đưa ra các chỉ định phù hợp. Nếu cần thiết sẽ phục hình răng bằng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ.
2. BỌC RĂNG SỨ – Giải pháp phục hình tốt nhất khi bị gãy răng cấm
Như đã đề cập ở trên, răng cấm là các răng đóng vai trò chủ lực trong hoạt động ăn nhai của hàm. Do đó, khi lựa chọn phương pháp phục hình cho các răng này, bạn nên lưu ý đến khả năng chịu lực ăn nhai.
Theo các chuyên gia nha khoa, giải pháp phục hình răng cấm bị gãy tối ưu nhất hiện nay là bọc răng sứ. Không chỉ giúp phục lại hình dáng thẩm mỹ, chức năng ăn nhai của các răng được phục hình cũng được cải thiện ở mức tối ưu nhất.
a) Quy trình bọc răng sứ
Trong kỹ thuật bọc răng sứ, bác sĩ sẽ chụp cố định răng sứ lên trên chiếc răng thật cần điều trị. Tại Nha khoa Đông Nam, quá trình này thường bao gồm các bước sau:
– Bước 1: Thăm khám, tư vấn
Bác sĩ thăm khám tổng quát, chụp X – Quang để kiểm tra tình trạng của tủy và các mô xung quanh răng. Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị và tư vấn cho bệnh nhân.
Trường hợp số lượng các mô răng bị mất không đáng kể, có thể không cần phải phục hình.
Ngược lại, nếu răng bị tổn thương quá nặng, không thể điều trị được nữa, bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng. Sau đó, tư vấn cho bệnh nhân phương pháp trồng răng cấm lại phù hợp, thường là cấy ghép răng Implant.
– Bước 2: Vệ sinh răng miệng, gây tê
Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân để phòng ngừa tình trạng lây nhiễm chéo. Sau đó, gây tê khu vực cần can thiệp.
– Bước 3: Mài răng và lấy dấu hàm
Đây là một thao tác cơ bản gần như bắt buộc trong mọi tình huống làm cầu răng sứ. Mục đích của việc mài răng là để tạo mặt tiếp xúc hoàn hảo giữa răng thật và cầu răng sứ, giúp chúng sát khít với nhau.
Tỷ lệ các mô răng cần loại bỏ phụ thuộc nhiều vào tình trạng của chiếc răng cần điều trị, thường không quá 2mm. Vì đã được gây tê từ trước nên bệnh nhân gần như không cảm thấy ê buốt, đau nhức trong suốt quá trình thực hiện.
Sau khi mài răng, bác sĩ sẽ so màu răng và lấy dấu hàm của bệnh nhân. Các thông số này sẽ được gửi về cho kỹ thuật viên tại Labo nha khoa để thiết kế và gia công mão răng sứ.
– Bước 4: Gắn cố định răng sứ
Thời gian chế tạo răng sứ thường là 24 – 48 giờ. Trong thời gian này, bệnh nhân sẽ được gắn răng tạm để đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ.
Vào ngày hẹn gắn răng, bác sĩ sẽ chụp răng sứ lên trên răng thật tương ứng, nếu bệnh nhân hài lòng, sẽ tiến hành cố định bằng chất gắn chuyên dụng.
b) Lợi ích của việc bọc răng sứ cho răng cấm
✅ Khôi phục chức năng ăn nhai: Khả năng chịu lực ăn nhai của răng sứ rất cao, gấp khoảng 1 – 7 lần răng thật. Sau khi thực hiện, bệnh nhân có thể ăn nhai bình thường như răng tự nhiên.
✅ Khôi phục hình dáng răng: Răng sứ được thiết kế, gia công theo thông số cung hàm của bệnh nhân. Chính vì thế, hình dáng kích thước, máu sắc của chúng gần như không có sự khác biệt với các răng khác trong cung hàm, mang lại giá trị thẩm mỹ hoàn hảo ở mọi tình huống phục hình.
✅ Bảo tồn răng thật: Răng sứ sẽ bao phủ và bảo vệ cho răng thật khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác, hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng. Sau khi thực hiện, bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy ê buốt khi ăn thực phẩm nóng, lạnh.
✅ Thời gian sử dụng lâu dài: Tuổi thọ trung bình của một chiếc răng sứ là 8 – 15 năm. Riêng các loại răng sứ cao cấp như Zirconia và Hi-Zirconia có thể sử dụng đến hơn 20 năm hoặc lâu hơn, nếu được chăm sóc tốt, đúng cách.
3. Nên phục hình răng cấm ở đâu?
Để có được kết quả phục hình răng toàn diện và tối ưu nhất, bạn nên thực hiện ở một địa chỉ nha khoa uy tín và đáng tin cậy.
Với hơn 15 kinh nghiệm, Nha khoa Đông Nam là một trong những địa chỉ nha khoa chăm sóc răng miệng uy tín và đáng tin cậy ở Tp.HCM.
Tại đây, bạn sẽ được thăm khám và điều trị bởi những bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm và có tay nghề cao, đảm bảo hiệu quả phục hình tối ưu ở mọi tình huống răng miệng.
Hệ thống phòng khám Nha khoa Đông Nam được thiết kế chuyên biệt, với đầy đủ các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại như máy chụp film CT ConeBeam, công nghệ chế tạo răng sứ CAD/CAM…
Dưới đây là một số lợi ích của việc phục hình răng cấm tại Nha khoa Đông Nam:
✅ Kết quả điều trị tối ưu ở mọi tình huống răng miệng
✅ Thời gian điều trị rút ngắn
✅ Chi phí hợp lý với nhiều ưu đãi như miễn phí thăm khám, tư vấn
✅ Chế đo bảo hành răng sứ dài lâu
Để biết chi tiết chi phí trồng răng sứ bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Xem thêm vấn đề răng miệng thường gặp:
- Sau khi cạo vôi răng có cần kiêng cử gì không?
- Có thịt thừa ở răng hàm phải làm sao?
- Giải mã nằm ngủ mơ thấy răng bị gãy hoặc rụng
Xem thêm gãy răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?