Hàm răng dưới chìa ra ngoài là một dạng sai lệch khớp cắn gây mất thẩm mỹ và suy giảm khả năng ăn nhai trầm trọng. Tình trạng này để lâu còn dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Vậy có cách nào khắc phục hiệu quả hàm răng dưới chìa ra ngoài hay không?
I. Hàm răng dưới chìa ra ngoài là gì?
Hàm dưới chìa ra ngoài còn được gọi là móm, khớp cắn ngược với sự tương quan của hàm trên và hàm dưới mất cân đối rõ rệt.
Cấu trúc răng của bệnh nhân bị móm với các răng hàm dưới mọc nhô nhiều ra phía ngoài so với hàm trên khiến hàm răng lệch lạc. Điều này dẫn đến khi quan sát góc nghiêng sẽ thấy gương mặt có sự mất cân đối, cằm nhô ra trước.
Trường hợp răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài quá mức tạo cảm giác gương mặt giống như hình lưỡi cày gây mất thẩm mỹ trầm trọng. Không chỉ vậy khả năng ăn nhai cũng như việc chăm sóc răng miệng cũng trở nên khó khăn hơn nhiều.
Có thể phân loại móm (hàm dưới chìa ra ngoài) thành 3 dạng chính: móm do răng, móm do xương hàm và móm do cả răng và xương hàm.
Việc xác định được chính xác răng móm thuộc loại nào là rất cần thiết để bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả bằng các biện pháp phù hợp nhất.
II. Nguyên nhân khiến cho hàm răng dưới chìa ra ngoài
Một số nguyên nhân khiến răng hàm dưới mọc chìa răng ngoài phải kể đến đó là:
1. Do di truyền
Thông qua nhiều nghiên cứu cho thấy có đến hơn 70% trường hợp móm hay các vấn đề sai lệch khác ở răng có nguyên nhân phổ biến nhất là do yếu tố di truyền.
Nếu ông bà, cha mẹ có tình trạng hàm răng dưới chìa ra ngoài thì con cháu có nguy cơ cao cũng mắc phải vấn đề tương tự.
2. Thói quen xấu
Một số thói quen xấu nếu diễn ra trong thời gian dài có thể gây áp lực lớn lên hàm và răng, tăng nguy cơ khiến răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài. Đáng chú ý có các thói quen như: mút tay, thở miệng, đẩy lưỡi, chống cằm, ngậm ti giả,…
3. Nguyên nhân khác
Một số trường hợp bị móm xảy ra do răng cửa hàm trên mọc chậm hoặc thiếu răng cửa ở hàm trên. Điều này khiến cho hàm dưới không có vách ngăn và dần móc chìa nhiều ra phía trước.
Ngoài ra, một số yếu tố khác như: chấn thương tại vùng răng hàm mặt, thiếu hụt dinh dưỡng,… cũng góp phần tăng nguy cơ gây khớp cắn ngược, răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài.
III. Các ảnh hưởng khi hàm răng dưới chìa ra ngoài
Răng hàm dưới mọc nhô ra ngoài không những ảnh hưởng đến vẻ đẹp nụ cười và khả năng ăn nhai mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe và tinh thần. Những bệnh nhân mắc tình trạng này thường gặp phải những hậu quả tiêu cực sau:
1. Ảnh hưởng thẩm mỹ, giao tiếp
Hàm dưới chìa ra ngoài khiến cho tổng thể của cả hàm răng và gương mặt mất đi sự cân đối gây mất thẩm mỹ trầm trọng. Nhiều bệnh nhân thường cảm thấy rất tự ti khi giao tiếp, lo lắng, mặc cảm về ngoại hình dẫn đến sống khép kín, chất lượng cuộc sống suy giảm.
Một số trường hợp răng móm nặng, sai khớp cắn nghiêm trọng có thể gây trở ngại trong việc phát âm rõ ràng. Khi đó kể cả việc giao tiếp và học tập đặc biệt là học ngoại ngữ khó đạt được hiệu quả.
2. Ảnh hưởng chức năng ăn nhai
Nhai nghiền thức ăn khó khăn vì khớp cắn sai lệch, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa và gây đau mỏi khớp thái dương hàm. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm hệ tiêu hóa dễ phát sinh nhiều bệnh lý nguy hại, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
3. Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng
Hàm răng mọc sai lệch thường có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm do thức ăn thừa, mảng bám dễ tồn đọng ở các kẽ răng và khó để làm sạch được hiệu quả.
Những bệnh lý răng miệng khi không được điều trị dứt điểm kịp thời sẽ khiến cho cấu trúc răng dần bị hư hỏng nặng, tiềm ẩn rủi ro làm răng bị lung lay, thậm chí mất răng.
IV. Cách khắc phục hàm dưới chìa ra ngoài hiệu quả
Lựa chọn phương pháp khắc phục hàm dưới chìa ra ngoài cần dựa trên từng nguyên nhân và mức sai lệch cụ thể ở răng của mỗi bệnh nhân. Một số phương pháp được áp dụng phổ biến, gồm có:
1. Bọc răng sứ thẩm mỹ
Đối tượng phù hợp: Bệnh nhân bị móm nhẹ do răng, khớp cắn không có sự sai lệch nhiều.
Bọc răng sứ cho răng móm được thực hiện bằng cách mài chỉnh các răng thật có khiếm khuyết với một tỷ lệ phù hợp để tạo cùi răng. Sau đó lấy dấu hàm và chế tạo mão sứ phù hợp gắn cố định lên cùi răng bằng keo nha khoa chuyên dụng.
Quy trình này thường hoàn thiện sau khoảng 2 – 4 ngày với ít nhất 2 cuộc hẹn đến nha khoa.
Sau khi bọc sứ hàm răng sẽ được điều chỉnh thẳng đều, cân đối hơn. Mão sứ có hình dáng và màu sắc tự nhiên như răng thật mang lại nụ cười thẩm mỹ, tự tin giao tiếp.
Khả năng chịu lực, độ bền chắc của răng sứ khá tốt nên bạn hoàn toàn ăn nhai thoải mái được nhiều món ăn. Chăm sóc, vệ sinh răng sứ cũng dễ dàng không khác gì răng thật.
Tuổi thọ trung bình của răng sứ tầm 3 – 20 năm hoặc lâu hơn tùy theo từng chất liệu răng sứ lựa chọn cũng như cách chăm sóc răng miệng của mỗi người.
Tuy nhiên, do cần mài răng thật nên bạn cần đảm bảo bác sĩ thực hiện phải có tay nghề chuẩn xác. Kết hợp dùng các trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại. Qua đó mới hạn chế được những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe răng thật sau này.
2. Niềng răng
Đối tượng phù hợp: Mọi trường hợp răng móm do răng ở các mức độ từ đơn giản đến phức tạp.
Niềng răng khắc phục móm cần sử dụng đa dạng các khí cụ để gắn cố định trên bề mặt của răng. Điều này nhằm tạo một lực kéo để các răng di chuyển dần về đúng như vị trí mong muốn.
Kết thúc quá trình niềng răng bạn sẽ có được một hàm răng đều đặn, khớp cắn được căn chỉnh về tỷ lệ chuẩn mang lại sự hài hòa cho tổng thể gương mặt, ăn nhai tốt hơn. Hiệu quả niềng răng giữ được vĩnh viễn khi thực hiện duy trì đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để có được nụ cười hoàn hảo, bạn có thể trải nghiệm đa dạng phương pháp niềng răng: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài tự buộc , niềng răng mắc cài sứ , niềng răng mắc cài mặt trong, niềng răng trong suốt tiên tiến.
Các bác sĩ có khuyến cáo niềng răng nên được thực hiện từ sớm, lý tưởng nhất là vào độ tuổi từ 12 – 16. Lúc này răng và xương hàm vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên việc nắn chỉnh răng tương đối đơn giản, nhanh chóng và đạt kết quả cao nhất.
Thời gian niềng răng thường kéo dài từ 18 – 24 tháng thậm chí lâu hơn nếu răng có mức độ lệch lạc nặng.
Trong quá trình điều trị bệnh nhân phải có chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng khắt khe mới đảm bảo được hiệu quả như mong muốn, tránh các rủi ro phát sinh ảnh hưởng đến tiến độ dịch chuyển của răng.
3. Phẫu thuật hàm
Đối tượng phù hợp: Bệnh nhân bị móm do xương hàm.
Bác sĩ thực hiện phẫu thuật cắt xương hàm, loại bỏ phần xương dư thừa và điều chỉnh nó về vị trí phù hợp, đảm bảo khớp cắn chuẩn xác giữa 2 hàm và giúp gương mặt cân đối, thẩm mỹ hơn.
Một ca phẫu thuật hàm thường mất tầm 90 – 120 phút là hoàn thiện với hiệu quả thấy được rõ rệt ngay sau khi thực hiện xong.
Do kỹ thuật này rất phức tạp, đòi hỏi dùng nhiều trang thiết bị chuyên dụng, công nghệ hiện đại. Vậy nên cần hết sức thận trọng lựa chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo việc điều trị được an toàn và đạt kết quả thành công như mong đợi.
Nếu cần được hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin gì về giải pháp khắc phục hàm răng dưới chìa ra ngoài bạn có thể liên hệ đến tổng đài 19007141. Hoặc đến trực tiếp tại Nha Khoa Đông Nam để bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm niềng răng:
Xem thêm răng hô móm:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?