Răng bị chìa không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể làm giảm chức năng ăn nhai của hàm. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến vấn đề này và cách khắc phục.
1. Nguyên nhân khiến răng bị chìa
Răng bị chìa là hiện tượng răng không mọc theo phương, hướng bình thường mà có xu hướng chìa ra khỏi miệng. Tình trạng này ít nhiều đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cung hàm, khiến bệnh nhân ngại ngùng, kém tự tin khi giao tiếp.
Có nhiều nguyên nhân khiến răng bị chìa, thường gặp nhất là:
– Do xương hàm: Xương hàm trên phát triển hơn xương hàm dưới cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng bị chìa.
– Do thói quen xấu: Các thói quen thời thơ ấu như mút ngón tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng bị chìa.
– Do di truyền: Trong gia đình, nếu ông bà, cha hoặc mẹ có răng mọc chìa thì con sinh ra có nguy cơ răng mọc chìa rất cao.
Trên thực tế, chỉ có bác sĩ mới có thể xác định chính xác nguyên nhân khiến răng mọc chìa ở từng trường hợp răng miệng cụ thể. Chính vì thế, để có thông tin chính xác nhất, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám.
2. Biện pháp khắc phục tình trạng răng mọc chìa
Các phương pháp thường được sử dụng để khắc phục tình trạng răng mọc chìa là: bọc răng sứ, niềng răng. Mỗi phương pháp có những đặc điểm riêng, không giống nhau.
a) Khắc phục răng bị chìa bằng bọc răng sứ
Phương pháp này thường được chỉ định cho răng mọc chìa ở mức độ nhẹ. Bác sĩ sẽ mài chỉnh các răng theo một tỷ lệ phù hợp để ép chúng về đúng vị trí. Sau đó, gắn cố định mão răng sứ lên trên.
Dưới đây là một số lợi ích của việc bọc răng sứ cho răng bị chìa:
✅ Thời gian thực hiện nhanh chóng: Thời gian bọc răng sứ từ A – Z thường là 2 – 4 ngày.
✅ Cải thiện tình trạng răng mọc chìa: Các răng bị chìa sẽ được ép về đúng vị trí, thẳng đều với các răng khác trong cung hàm.
✅ Cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng: Giá trị thẩm mỹ của răng sứ rất cao. Hình dáng, màu sắc, kích thước của chúng gần như không có sự khác biệt với răng tự nhiên. Không chỉ giúp khắc phục tình trạng chìa, các khuyết điểm về hình dáng, màu sắc răng cũng được cải thiện ở mức tốt nhất.
✅ Cải thiện tình trạng khớp cắn: Răng bị chìa là một dạng sai lệch khớp cắn ở mức độ nhẹ. Trong kỹ thuật bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tính toán tỷ lệ mài chỉnh cho từng răng, từ đó điều chỉnh vị trí của chúng, giúp bệnh nhân có được khớp cắn chuẩn và ăn nhai dễ dàng hơn.
✅ Thời gian sử dụng lâu dài: Tuổi thọ trung bình của một chiếc răng sứ là 8 – 15 năm. Riêng một số dòng răng sứ như Zirconia hoặc Hi-Zirconia có thể lên đến hơn 20 năm hoặc cả đời nếu chăm sóc tốt, đúng cách.
Mặc dù kỹ thuật bọc răng sứ đòi hỏi phải mài chỉnh răng thật, thế nhưng nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, điều này gần như không ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng. Do đó, bạn không cần quá lo lắng.
b) Khắc phục răng bị chìa bằng niềng răng
Niềng răng là kỹ thuật sắp xếp, điều chỉnh vị trí, phương và chiều của các răng dựa trên lực kéo chỉnh được tạo ra từ khí cụ chỉnh nha. Kỹ thuật này gần như có thể áp dụng cho mọi tình huống răng bị chìa, trừ một số trường hợp quá phức tạp hoặc do xương hàm.
Ưu điểm:
✅ Ít xâm lấn đến cấu trúc răng thật: Kỹ thuật niềng răng gần như không ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật. Thường không cần mài chỉnh răng.
✅ Cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng: Kỹ thuật này sẽ sắp xếp lại vị trí của các răng, giúp chúng thẳng đều và đẹp hơn.
✅ Cải thiện tình trạng khớp cắn: Khi niềng răng, lực kéo được tạo ra từ khí cụ chỉnh nha sẽ di chuyển, xoay chiều và tư thế của các răng. Từ đó, giúp bệnh nhân có được khớp cắn chuẩn.
✅ Kết quả ổn định, lâu dài: Hiệu quả niềng răng có thể duy trì vĩnh viễn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng hàm duy trì sau niềng để cố định các răng ở vị trí mới.
Thời gian niềng răng thường là từ 18 – 30 tháng, tùy vào cơ địa, thể trạng của mỗi người. Trẻ em trong độ tuổi từ 12 – 15 thường cần ít thời gian hơn, chỉ khoảng 12 – 24 tháng do xương hàm còn dễ nắn chỉnh.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về các nguyên nhân khiến răng bị chìa và phương pháp khắc phục. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Xem thêm răng không đều:
- Răng bị mọc lệch làm mặt dán sứ được không?
- Răng mọc lộn xộn nên niềng răng hay bọc sứ?
- Một chiếc răng cửa bị lệch thì điều trị như thế nào?
Thẻ:Răng mọc lệch