chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Vì sao bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên?

Hỏi: Chào bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi vì sao bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên và làm thế nào để hết tình trạng này ạ? Em vệ sinh răng miệng rất kĩ, sau khi ăn đều đánh răng nhưng chỉ 1 lúc là miệng lại có mùi hôi. Em là nhân viên văn phòng mà đi làm chẳng dám nói chuyện nhiều với mọi người vì không tự tin. Mong bác sĩ chỉ giúp em cách hết hôi miệng nhanh và hiệu quả nhất ạ!

Vì sao bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên
Vì sao bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên

Nha Khoa Đông Nam trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Nha Khoa Đông Nam. Chúng tôi rất thông cảm với vấn đề mà bạn đang gặp phải.

  • Hôi miệng (hơi thở có mùi hôi) là chứng bệnh phổ biến có thể gặp ở bất cứ ai. Hơi thở của chúng ta sẽ có mùi khó chịu vào 1 số thời điểm nhất định nào đó trong ngày.
  • Ví dụ như khi vừa thức dậy vào buổi sáng, sau khi ăn xong một món có hương vị nồng hoặc sau khi hút thuốc lá… Đối với những trường hợp này, nguyên nhân gây hôi miệng chính là do sự tích tụ vi khuẩn trong khoang miệng dẫn đến hơi thở nặng mùi.
  • Để giải quyết, chúng ta chỉ cần vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng chỉ nha khoa lấy đi thức ăn thừa ở răng sau khi ăn… là có thể đánh bay mùi hôi. Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn, đã đánh răng thường xuyên nhưng vẫn bị hôi miệng thì có thể là do những nguyên nhân sau đây:

Vì sao bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên?

1. Cơ thể thiếu nước

Mất nước là 1 trong những nguyên nhân cơ bản gây ra vấn đề hôi miệng nhưng lại bị nhiều người bỏ qua.

Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, tuyến nước bọt bị hạn chế hoạt động. Nước bọt không tiết ra đủ để tiêu diệt vi khuẩn và nuôi dưỡng tế bào. Vì vậy vi khuẩn sinh sôi còn tế bào chết đi tạo ra hơi thở nặng mùi khó chịu.

Để khắc phục, chúng ta cần uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, nên uống nước lọc, tránh các loại nước ngọt và hạn chế bia rượu. Ngoài ra, bạn có thể dùng singum để kích thích tuyến nước bọt làm việc nhiều hơn.

vì sao bị hôi miệng
Cần uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày

2. Dạ dày không khỏe

Nếu bạn bị đau dạ dày, bạn sẽ có các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, hay ợ nóng… Luồng hơi có mùi đi từ dạ dày lên khoang miệng gây ra mùi khó chịu.

Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, các loại nước uống có gas và đồ chiên xào… nhằm hạn chế tối đa tình trạng khó tiêu, đầy hơi của dạ dày. Bạn cũng nên điều trị tận gốc bệnh về dạ dày để miệng không có mùi hôi khó chịu nữa.

hôi miệng dù đã đánh răng
Đau dạ dày cũng là nguyên nhân gây hôi miệng

3. Bị sâu răng

Nhiều người lầm tưởng bệnh sâu răng sẽ gây đau nhức nên nếu không bị nhức răng thì không phải mắc bệnh này. Thực chất, khi bạn cảm thấy nhức răng thì lúc đó bệnh đã nặng, vết răng sâu đã ăn vào tủy.

Mặt khác, sâu răng không chỉ xuất hiện ở mặt ngoài dễ thấy mà còn có thể nằm sâu trong các răng khôn, ở mặt sau hoặc giữa các kẽ răng hàm. Do đó, để đảm bảo răng khỏe mạnh không bị sâu, chúng ta cần khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần.

Nếu răng bị sâu, các vi khuẩn ăn mòn men răng sẽ gây ra mùi khó chịu khiến mùi hôi miệng duy trì mãi không hết dù bạn đã đánh răng trước đó. Nếu có răng sâu, bạn nên trám hoặc bọc răng sứ (tùy tình hình bệnh trạng) để đảm bảo sức khỏe và vẻ đẹp thẩm mỹ cho răng. Khi đó, mùi hôi miệng cũng sẽ biến mất hoàn toàn.

đánh răng thường xuyên vẫn hôi miệng
Sâu răng sẽ làm hơi thở có mùi hôi

4. Amidan có sỏi

Sỏi amidan thường xuất hiện ở những bệnh nhân viêm amidan mạn tính. Nếu cổ họng bị đau, khó nuốt thức ăn hay thậm chí cảm thấy vướng víu khi nuốt nước bọt thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám. Sỏi amidan được tạo thành do vi khuẩn tích tụ nên thường nặng mùi làm hơi thở khó ngửi.

Khi mắc bệnh này, bạn nên thực hiện chữa trị theo yêu cầu bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, mọi người cần thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng hay nước súc miệng nha khoa để rửa trôi mảng bám, loại bỏ vi khuẩn, tránh hình thành sỏi amidan.

bị hôi miệng dù đã đánh răng
Sỏi amidan thường nặng mùi làm hơi thở khó ngửi

5. Các nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân chính trên thì tình trạng hôi miệng dù đã đánh răng còn xuất phát từ những yếu tố như:

  • Ăn các loại thực phẩm nặng mùi: hành, tỏi, sản phẩm từ sữa,…
  • Thói quen hút thuốc lá. Điều này không chỉ gây hôi miệng mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng.
Hút thuốc lá gây hôi miệng
Hút thuốc lá gây hôi miệng
  • Dùng một số thuốc kháng sinh điều trị bệnh lý hoặc thuốc hóa trị có khả năng khiến hơi thở nặng mùi.
  • Mắc bệnh lý y khoa bao gồm nghẹt mũi, viêm xoang,…
  • Khi thực hiện niềng răng chỉnh nha, nhất là niềng mắc cài, nếu chải răng thường xuyên nhưng không đúng cách thì hôi miệng là điều không thể tránh khỏi.
  • Uống rượu hoặc các đồ uống chứa cồn sẽ dẫn đến tình trạng khô miệng, lượng nước bọt tiết ra không đủ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Uống rượu bia gây hiện tượng khô miệng
Uống rượu bia gây hiện tượng khô miệng
  • Người mắc hội chứng Sjogren cũng làm giảm tiết nước bọt, dễ bị hôi miệng.
  • Nhiễm ký sinh trùng, giun sán gây trào ngược dạ dày thực quản, từ đó dẫn đến hiện tượng hôi miệng.

Cần làm gì khi hơi thở có mùi hôi?

Khi nhận thấy khoang miệng có mùi hôi khó chịu dù đã chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách. Lúc này bệnh nhân nên đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có giải pháp khắc phục hiệu quả.

1. Nếu hôi miệng do các vấn đề bệnh lý ở răng miệng

Trường hợp các bệnh lý ở răng khiến hơi thở có mùi hôi thì phải được điều trị bằng các biện pháp chuyên khoa phù hợp tại những trung tâm nha khoa uy tín.

Với các bệnh sâu răng, viêm tủy tùy theo từng tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng trám răng hoặc chữa tủy và phục hình bằng bọc sứ để cải thiện thẩm mỹ, ăn nhai hiệu quả.

Nếu bệnh nhân đang mắc bệnh viêm nướu, viêm nha chu cần thực hiện điều trị bằng nhiều biện pháp kết hợp như: cạo vôi răng loại bỏ mảng bám chứa ổ vi khuẩn, nạo túi nha chu, ghép vạt lợi, dùng kháng sinh (nếu cần),… từ đó giúp nướu răng dần hồi phục săn chắc, hồng hào như bình thường.

Khi các bệnh lý răng miệng được xử lý dứt điểm vi khuẩn sẽ không còn cơ hội để sinh trưởng mạnh gây mùi hôi ở miệng nữa, hơi thở cũng sẽ dần được cải thiện thơm mát hơn.

Đến nha khoa uy tín để chữa hiệu quả các bệnh ở răng gây hôi miệng
Đến nha khoa uy tín để chữa hiệu quả các bệnh ở răng gây hôi miệng

2. Nếu hôi miệng do các bệnh lý cơ thể

Những bệnh lý cơ thể như: viêm phổi, viêm xoang, viêm amidan, trào ngược dạ dày, bệnh lý ở gan thận,… gây tình trạng hôi miệng. Lúc này nên sớm tìm đến bệnh viện chuyên khoa để được khám chữa hiệu quả, tránh nguy cơ bệnh biến chứng nặng đe dọa đến sức khỏe.

Thông thường, bệnh lý cơ thể sẽ được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh để có thể ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, nấm, virus có hại.

Trong một vài trường hợp bệnh lý nghiêm trọng có thể thực hiện sinh thiết, tiểu phẫu nhằm đem lại hiệu quả điều trị được tốt nhất.

Bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ bệnh sẽ dần thuyên giảm và không còn mùi hôi ở miệng nữa.

Những lưu ý để giảm tình trạng hôi miệng hiệu quả

Hạn chế vi khuẩn phát triển trong khoang miệng là cách giúp giảm thiểu mùi hôi miệng. Gợi ý những phương pháp giúp khoang miệng của bạn luôn sạch sẽ, thơm tho:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và thực hiện tối thiểu 2 phút.
  • Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa fluor.
  • Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng.
  • Thay bàn chải khoảng 3 tháng/lần hoặc khi nào thấy lông bàn chải tòe ra.
  • Uống nhiều nước giúp hạn chế tình trạng khô miệng.
  • Ăn các loại trái cây giòn hoặc ngậm kẹo không đường để kích thích tuyến nước bọt.
  • Hạn chế hút thuốc lá, uống cà phê và đồ uống chứa cồn.
  • Cạo vôi răng và thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách

Trường hợp hôi miệng kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra vì nguyên nhân gây hôi miệng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn.

Vừa rồi là các nguyên nhân phổ biến lý giải vì sao bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên. Mỗi người chúng ta nên có thói quen tốt trong việc chăm sóc răng miệng, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước đồng thời tránh xa bia rượu và các thức ăn nặng mùi để giảm tránh tối đa các vấn đề răng miệng.

Ngoài ra, để có kết luận chính xác và hướng điều trị thích hợp, bạn nên đến Nha khoa Đông Nam để thăm khám tìm ra nguyên nhân. Chúc bạn luôn vui khỏe!

Xem thêm hôi miệng:

Xem thêm chăm sóc răng miệng:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn