Bản thân việc nhổ răng khôn không gây hôi miệng. Thế nhưng, một số bệnh nhân vẫn có thể gặp phải hiện tượng nhổ răng khôn xong bị hôi miệng nếu chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng không đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Mục Lục
1. Nguyên nhân nhổ răng khôn xong bị hôi miệng
Răng khôn những chiếc răng vĩnh viễn cuối cùng của mỗi người, thường mọc trong độ tuổi trưởng thành (khoảng 17 – 25 tuổi). Vì nằm quá sâu trong cung hàm nên chúng thường không có chức năng rõ ràng trong hoạt động ăn nhai.
Chính vì thế, việc lưu giữ chiếc răng này gần như không cần thiết. Do đó, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên nhổ đi để phòng ngừa biến chứng về sau, đặc biệt là khi chúng mọc ngầm, lệch lạc.
Nhổ răng khôn mọc lệch tại Nha khoa Đông Nam
Bản thân của kỹ thuật nhổ răng khôn không gây hôi miệng, thế nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp phải vấn đề này nếu:
– Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn có phần phức tạp hơn trước, vì phải tránh vết thương. Do đó, nhiều người thường mắc phải chứng hôi miệng trong thời gian ngắn vì lười đánh răng hoặc thực hiện không đúng cách.
Sau khi vết khâu đã lành và ổn định, bệnh nhân có thể vệ sinh răng miệng như bình thường, tình trạng hôi miệng dần được cải thiện.
– Nhiễm trùng
Bệnh nhân cũng có thể bị hôi miệng sau khi nhổ răng khôn do nhiễm trùng. Đi kèm với đó là các triệu chứng sưng, đau, thậm chí có mủ.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của bệnh nhân như viêm xương hàm, sưng hạch bạch huyết ở cổ, nhiễm trùng huyết…
»»» Xem thêm: 10 Mẹo trị hôi miệng tại nhà đơn giản
2. Khắc phục tình trạng hôi miệng sau khi nhổ răng khôn
Hôi miệng sau khi nhổ răng khôn do vấn đề vệ sinh răng miệng thường không đáng ngại. Tình trạng này sẽ giảm dần khi vết nhổ ổn định, bệnh nhân có thể đánh răng như bình thường.
Nếu sau khi nhổ răng khôn bị hôi miệng, kèm theo các triệu chứng sưng, đau kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn hoặc đến nha khoa để được thăm khám, chụp X – Quang để kiểm tra.
Trường hợp vết nhổ bị nhiễm trùng, căn cứ vào mức độ tổn thương của các mô và tình trạng răng miệng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm cả việc nạo mủ, rạch áp xe, kê toa thuốc kháng viêm.
Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà để tránh tái viêm.
3. Phòng ngừa hôi miệng sau khi nhổ răng khôn
Sưng, đau là triệu chứng bình thường sau khi nhổ răng. Thế nhưng, bạn không nên vì thế mà lơ là việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Dưới đây là một số chỉ dẫn cơ bản:
– Không chạm tay, tác động mạnh vào vết nhổ, để tránh làm vỡ cục máu đông gây viêm nhiễm và hôi miệng.
– Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, nhưng cần phải tránh vết nhổ.
– Súc miệng bằng nước lọc sau khi ăn để loại bỏ các mảng bám, vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng.
– Uống đủ nước.
– Không hút thuốc lá.
Sau khi nhổ răng, bệnh nhân nên hạn chế ăn thực phẩm cứng, dai, nóng lạnh, nhiều đường… để tránh ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương và gây viêm nhiễm.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được cái nhìn khách quan về vấn đề hôi miệng sau khi nhổ răng khôn. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Xem thêm nhổ răng:
- Nhổ răng sâu bao nhiêu tiền?
- Nhổ răng khôn công nghệ Piezotome
- Răng mọc dư thừa thì có nên nhổ không?
- Nhổ răng nhai có đau và nguy hiểm không?
Xem thêm hôi miệng: