chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Tại sao răng bị mòn mặt nhai? Khắc phục như thế nào?

Răng bị mòn mặt nhai là tình trạng men răng trên bề mặt nhai bị hao mòn, dẫn đến những khuyết lõm. Hệ quả là cảm giác ê buốt khó chịu và mất đi thẩm mỹ nụ cười. Vậy răng bị mòn mặt nhai: nguyên nhân do đâu và giải pháp nào hiệu quả để phục hồi nụ cười rạng rỡ?

mòn răng mặt nhai chữa như thế nào

I. Mòn răng mặt nhai là như thế nào?

Răng bị mòn dần ở mặt nhai, dẫn đến các hõm lõm nông sâu, tình trạng này gọi là mòn răng mặt nhai và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Ở mức độ nhẹ, mòn răng chỉ tác động đến lớp men ngoài cùng. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, ngà răng bên trong cũng bị hủy hoại, gây ra những cơn ê buốt, nhức nhối.

Ở giai đoạn cuối cùng, mòn răng sẽ phá hủy tủy răng, dẫn đến những cơn đau nhức không thể chịu đựng được và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng.

Hình ảnh răng bị mòn mặt nhai
Hình ảnh răng bị mòn mặt nhai

II. Nguyên nhân dẫn đến răng bị mòn mặt nhai

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bị mòn mặt nhai, trong đó phổ biến nhất là những lý do sau:

1. Do di truyền

Một số người bẩm sinh có men răng mỏng hơn so với bình thường. Điều này có nghĩa là răng của họ có nhiều khả năng bị mài mòn hơn trước những tác động tiêu cực của quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng không đúng cách.

2. Vệ sinh răng miệng sai cách

Thói quen chải răng mạnh tay theo chiều ngang, dùng bàn chải lông cứng, dùng kem đánh răng và nước súc miệng có thành phần tẩy rửa cao trong thời gian dài sẽ khiến men răng dần bị mài mòn theo thời gian.

Đánh răng sai cách có thể dẫn đến răng bị mòn mặt nhai
Đánh răng sai cách có thể dẫn đến răng bị mòn mặt nhai

3. Tiêu thụ thực phẩm có tính axit hoặc đường

Ăn thực phẩm, đồ uống có nhiều đường và axit sẽ làm suy yếu, làm mềm lớp men răng bên ngoài, lâu dần gây ra tình trạng mòn men răng.

4. Dinh dưỡng kém

Việc thiếu các thành phần dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ ăn uống như canxi, vitamin D, flour,… cũng là nguyên nhân làm men răng dễ mài mòn.

5. Khô miệng mãn tính

Nước bọt giúp phân hủy thức ăn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Đồng thời, nó cũng trung hòa axit trong miệng. Khi cơ thể không sản xuất đủ lượng nước bọt, răng sẽ tiếp xúc với nồng độ axit cao hơn làm hỏng men răng.

6. Bệnh lý trào ngược dạ dày

Bệnh lý này khiến axit trong dạ dày trào ngược lên trên. Thực tế, axit trong dạ dày có tính “hủy diệt” cao hơn so với axit trong thức ăn và nước bọt. Vì vậy mà chúng nhanh chóng ăn mòn men răng, kể cả men răng khỏe mạnh nhất.

7. Thói quen xấu trong sinh hoạt

Tật nghiến răng khi ngủ vô tình gây áp lực lên bề mặt cắn của răng dẫn đến hiện tượng mòn mặt nhai. Ngoài ra, thói quen ăn nhai thực phẩm cứng, thường xuyên nhai đá, cắn móng tay,… đều là nguyên nhân khiến men răng bị mòn.

Nghiến răng khi ngủ tăng khả năng mài mòn men răng
Nghiến răng khi ngủ tăng khả năng mài mòn men răng

8. Tác dụng phụ khi dùng thuốc

Bệnh nhân dùng một số loại thuốc dị ứng, thuốc chống trầm cảm hoặc một số loại thuốc kháng sinh có thể làm giảm sản xuất nước bọt, tăng nguy cơ mòn răng do khô miệng.

9. Lão hóa

Khi già đi, răng cũng sẽ mòn một cách tự nhiên do thời gian sử dụng lâu dài. Cải thiện vệ sinh răng miệng và tăng cường thực hiện các giải pháp nha khoa phòng ngừa sẽ giúp răng khỏe mạnh lâu hơn.

III. Hậu quả của răng bị mòn mặt nhai như thế nào?

Khi men răng bị bào mòn, nhất là ở mặt nhai, sẽ dẫn đến nhiều bất lợi trong sinh hoạt, ăn uống cũng như sức khỏe răng miệng.

1. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Mặt nhai của răng bị mòn, răng ngả dần sang màu vàng nâu và chiều cao của răng cũng bị rút ngắn làm thẩm mỹ nụ cười bị ảnh hưởng. Hậu quả này trở nên nghiêm trọng hơn khi tình trạng mòn men răng xảy ra ở nhóm răng cửa.

Răng mòn mặt nhai gây mất thẩm mỹ
Răng mòn mặt nhai gây mất thẩm mỹ

2. Ê buốt răng

Lớp men răng ngoài cùng có tác dụng bảo vệ ngà răng và tủy răng bên trong. Khi lớp men này bị mài mòn, lộ ngà răng ra ngoài, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường, dễ xảy ra hiện tượng ê buốt khi ăn thực phẩm nóng lạnh hoặc sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ.

3. Ăn nhai suy giảm

Tình trạng ê buốt, đau nhức do mất men răng khiến chức năng ăn nhai bị suy giảm, bệnh nhân ăn uống không ngon miệng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa và cơ thể suy nhược do thiếu chất.

4. Tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng

Khi men răng, lớp bảo vệ răng bị mòn, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào ngà răng gây nên các vấn đề như sâu răng. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn còn có khả năng tấn công vào tủy răng gây viêm tủy, chết tủy và nguy cơ mất răng là rất cao.

IV. Cách chữa trị mòn răng mặt nhai

Việc điều trị răng bị mòn mặt nhai cần được thực hiện sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Các giải pháp khắc phục sẽ được bác sĩ đưa ra dựa trên mức độ tổn thương, mài mòn cụ thể ở răng.

Trường hợp mặt nhai của răng chỉ mới có dấu hiệu mòn nhẹ, chưa bị nhạy cảm hay ảnh hưởng gì đến thẩm mỹ, ăn nhai. Khi đó có thể không cần áp dụng các biện pháp điều trị phục hồi hình dáng răng. Chỉ cần chú ý điều chỉnh chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng, ăn uống hợp lý sẽ giúp răng dần khỏe mạnh hơn.

Trường hợp mặt nhai của răng bị mòn sâu, chạm đến ngà và tủy răng, tùy vào từng tình huống răng miệng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phục hồi phù hợp, thường là trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ.

1. Trám răng bị mòn mặt nhai

Đối tượng áp dụng là những bệnh nhân bị mòn răng mức độ nhẹ, tổn thương chưa gây ra ảnh hưởng đến vùng tủy răng.

Trám răng là quá trình bác sĩ sử dụng các vật liệu chuyên dụng thường là Composite để lấp đầy khoảng trống bị khuyết trên bề mặt răng.

Miếng trám không chỉ đóng vai trò tái tạo hình dạng cho răng mà còn là lá chắn bảo vệ mô răng thật khỏi vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.

Quá trình trám răng bằng vật liệu Composite tại Nha khoa Đông Nam diễn ra khá đơn giản và không mất nhiều thời gian, chỉ khoảng 15-20 phút cho mỗi vị trí trám.

Vì vật liệu Composite ở có màu tương đối giống với răng tự nhiên, nên sau khi trám răng, bệnh nhân có thể ăn uống, giao tiếp như bình thường mà không sợ bị lộ miếng trám.

Thế nhưng, vì thường xuyên chịu áp lực từ hoạt động ăn nhai của răng và tiếp xúc với thức ăn nên miếng trám răng mặt nhai dễ bị đổi màu và bong tróc ra khỏi vị trí trám.

Trung bình sau khoảng 3 – 5 năm, bệnh nhân phải thay miếng trám mới để đảm bảo giá trị thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Trám răng mòn mặt nhai
Trám răng mòn mặt nhai

2. Bọc răng sứ thẩm mỹ

Nếu răng bị mòn mặt nhai nặng dẫn đến viêm nhiễm vùng tủy răng thường khó trám răng được hiệu quả. Biện pháp điều trị tối ưu đó là điều trị tủy răng và phục hình lại bằng bọc sứ nhằm cải thiện thẩm mỹ, ăn nhai bền chắc lâu dài cho răng.

Răng sứ có độ cứng chắc cao, bạn có thể ăn nhai thoải mái mà không lo đau nhức. Màu sắc và hình dạng của răng sứ cũng được chế tác sao cho giống như răng thật, giúp bạn sở hữu nụ cười rạng rỡ và tự tin.

Không chỉ vậy, răng sứ còn bảo vệ trụ răng thật khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, axit và mài mòn. Độ bền của răng sứ cũng được đánh giá cao hơn nhiều so với trám răng, có thể tồn tại từ 15 – 20 năm thậm chí lâu hơn nếu chú ý chăm sóc răng miệng cẩn thận.

Bọc răng sứ giúp cải thiện thẩm mỹ, ăn nhai tốt hơn
Bọc răng sứ giúp cải thiện thẩm mỹ, ăn nhai tốt hơn

3. Nhổ răng trong trường hợp răng mòn nghiêm trọng

Trường hợp răng bị mòn quá nghiêm trọng chỉ còn lại chân răng, nhiễm trùng tủy và chóp răng thường khó tránh khỏi việc nhổ răng để ngăn biến chứng ảnh hưởng đến răng miệng, sức khỏe.

Tùy theo nhu cầu và khả năng chi trả, bạn có thể lựa chọn cấy ghép Implant, cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp để phục hồi nụ cười rạng rỡ và chức năng ăn nhai hiệu quả.

V. Cách phòng ngừa mòn răng mặt nhai

Để ngăn ngừa mòn răng diễn ra nhanh chóng và bảo vệ cấu trúc răng khỏi nguy cơ tổn thương nghiêm trọng, bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Đánh răng đúng cách bằng bàn chải đánh răng có lông mềm và chú ý chải nhẹ nhàng theo chiều dọc ở tất cả bề mặt của răng.
  • Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa thành phần fluor phù hợp để tăng cường sức khỏe men răng.
  • Nên sử dụng chỉ nha khoa để lấy vụn thức ăn còn giắt lại trên răng thay vì tăm xỉa răng.
  • Khi ăn hãy chú ý phân bố lực nhai đều cho cả 2 bên hàm giúp phân tán lực, bảo vệ răng khỏi bị mòn quá mức, hạn chế nguy cơ bị lệch hàm.
  • Bổ sung thức ăn giàu canxi, vitamin D, chất xơ có trong rau củ, trái cây tươi, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt cá, hải sản,… giúp củng cố men răng khỏe mạnh.
  • Hạn chế ăn và uống thực phẩm có tính axit cao như: trái cây họ cam quýt, nước ngọt có ga, cà phê, bia rượu,… Nên súc miệng bằng nước lọc sau khi dùng những thực phẩm này nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của axit đến men răng.
  • Uống nhiều nước giúp trung hòa axit trong miệng và kích thích sản xuất nước bọt, bảo vệ răng khỏi sự tấn công của các vi khuẩn có hại.
  • Nếu có tật nghiến răng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng máng chống nghiến khi ngủ.
  • Khám răng, lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng.
Chế độ ăn giàu canxi góp phần củng cố men răng chắc khỏe dài lâu
Chế độ ăn giàu canxi góp phần củng cố men răng chắc khỏe dài lâu

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được một cái nhìn khái quát về tình trạng răng bị mòn mặt nhai và có cách khắc phục cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Nếu cần được tư vấn thêm về cách chăm sóc răng miệng và bệnh mòn răng, vui lòng liên hệ ngay với nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Xem thêm mòn răng:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn