Nổi mụn nước trong miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề bệnh lý như: nhiệt miệng, áp xe răng, mụn rộp,… Nguy hiểm hơn đây có thể là do ung thư khoang miệng đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Việc tìm hiểu cụ thể các nguyên nhân nổi mụn nước trong miệng và cách điều trị hiệu quả sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc phát hiện, khắc phục bệnh kịp thời, tránh tối đa biến chứng xảy ra.
I. Nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nước trong miệng
Mụn nước trong miệng là tình trạng thường gặp ở nhiều người với dấu hiệu đặc trưng đó là xuất hiện các vết phồng rộp, lở loét trong khoang miệng.
Bên cạnh đó còn có thể kèm theo một số triệu chứng khác như: đau rát, viêm họng, nổi hạch nhỏ ở hàm, có mùi hôi ở miệng, nóng sốt nhẹ,…
Mụn nước trong miệng sẽ khiến cho bệnh nhân chịu nhiều cảm giác đau rát khó chịu trong ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Lâu ngày sẽ làm cơ thể trở nên vô cùng mệt mỏi, suy nhược,…
Khi không có biện pháp khắc phục hiệu quả, các mụn nước bị vỡ dẫn đến viêm loét kéo dài, lây lan sang nhiều khu vực niêm mạc xung quanh miệng. Thậm chí trường hợp nặng có thể gây chảy mủ, đóng vảy và để lại sẹo.
Nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nước trong miệng có thể là do nhiều yếu tố như:
1. Nhiệt miệng
Hầu như bất kỳ ai cũng sẽ từng bị nhiệt miệng ít nhất 1 lần trong đời. Thông thường nhiệt miệng là do tình trạng nóng nhiệt trong người gây ra.
Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: ăn uống nhiều đồ cay nóng, ít uống nước, ăn thiếu chất sắt, kẽm, vitamin B,…
Bên cạnh đó, nhiệt miệng còn có thể do stress, căng thẳng kéo dài, rối loạn nội tiết tố khi mang thai hoặc đến kỳ kinh nguyệt, đánh răng sai cách, chấn thương ở niêm mạc miệng, nhiễm khuẩn ở khoang miệng, mắc các bệnh sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,…
Ban đầu nhiệt miệng do các mụn nước nhỏ vỡ ra và dần hình thành các vết loét có màu trắng, vàng gây đau rát, khó chịu. Nhiệt miệng có thể xuất hiện rải rác tại nhiều vị trí như bên trong má, môi trong, nướu, lưỡi,…
Các vết loét nhiệt miệng nếu để lâu không có biện pháp chăm sóc phù hợp sẽ dần chuyển sang giai đoạn nặng hơn dẫn đến viêm nhiễm cấp. Triệu chứng đau rát sẽ nặng nề hơn, bệnh nhân có thể bị sốt cao, nổi hạch ở góc hàm.
2. Áp xe răng
Những bọng nước xuất hiện trong khoang miệng khi bị áp xe răng chủ yếu là do tình trạng nhiễm trùng ở răng nướu không được khắc phục kịp thời. Từ đó dẫn đến vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, tấn công đến tủy răng gây viêm nhiễm.
Các bọng nước sau một thời gian sẽ hình thành túi chứa nhiều dịch mủ bên trong. Càng để lâu mủ áp xe sẽ tự vỡ gây viêm loét nặng nề, ảnh hưởng đến các răng khỏe xung quanh.
Nếu không điều trị sớm bệnh sẽ gây biến chứng mất răng, thậm chí phá hủy xương hàm rất nguy hiểm.
3. Mụn rộp sinh dục ở miệng
Mụn rộp sinh dục ở miệng do virus Herpes gây ra. Các con đường lây nhiễm bệnh là do quan hệ tình dục bằng miệng, tiếp xúc với nước bọt của người bệnh qua hôn, dùng chung dụng cụ ăn uống, khăn lau, mớm thức ăn cho trẻ,…
Mụn nước ở miệng do mụn rộp gây ra thường mọc riêng lẻ, có màu trong suốt hoặc hồng nhạt. Khi trở nặng các mụn nước sẽ lan rộng ra nhiều hơn, vỡ bọng nước gây sưng viêm, tấy đỏ đóng vảy vàng.
Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất ngứa ngáy, đau rát, sốt nhẹ. Nếu không có biện pháp khắc phục và chăm sóc cẩn thận vết loét sẽ lây lan nhiều hơn gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thậm chí gây sẹo xấu và lây nhiễm cho người xung quanh.
4. Ung thư khoang miệng
Bệnh nhân cũng không được chủ quan với tình trạng mụn nước trong miệng vì đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư khoang miệng.
Hãy cẩn trọng nếu như gặp phải các dấu hiệu bất thường sau đây:
- Trong khoang miệng xuất hiện bọng nước, khối u nhỏ có mày trắng tại vùng lợi hàm hoặc niêm mạc má.
- Khi các khối u hay niêm mạc ở khoang miệng bị tổn thương thường khó hồi phục.
- Dưới niêm mạc nổi cục cứng và ngày càng to dần, khó nuốt, chảy máu, đau tai, nổi hạch cổ.
- Bị đau, mỏi cơ miệng không rõ nguyên nhân. Cơn đau có dấu hiệu tiến triển ngày càng nghiêm trọng hơn.
II. Cách điều trị mụn trắng trong miệng
Khi thấy mụn nước xuất hiện ở miệng, bệnh nhân không nên chủ quan hay tự ý chữa trị tại nhà bằng các biện pháp chưa được kiểm chứng. Thay vào đó hãy tìm đến bác sĩ để thăm khám xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả nhất.
Những trường hợp mụn nước là do nóng nhiệt trong người dẫn đến nhiệt miệng. Bệnh nhân chỉ cần chú ý ăn uống, chăm sóc, vệ sinh răng miệng khoa học sẽ giúp tình trạng nhanh chóng thuyên giảm chỉ sau 7 – 10 ngày.
Nếu do mụn rộp cần đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị tốt nhất. Trong quá trình chữa mụn rộp bệnh nhân cũng cần chú ý đảm bảo các vấn đề vệ sinh, tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác tránh nguy cơ lây nhiễm lan rộng.
Đối với các nguyên nhân bệnh lý ở răng miệng gây nổi mụn nước ở miệng cần phải tìm đến các địa chỉ nha khoa uy tín. Tại đây bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh cụ thể và đưa ra phác đồ điều trị tối ưu.
- Trước tiên các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý tại chỗ bằng cách chích rạch áp xe, làm sạch mủ.
- Tiếp đến sẽ thực hiện các biện pháp điều trị kết hợp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh như chữa tủy, cạo vôi răng, trám răng, bọc sứ và xử lý mặt gốc răng, gắp mảnh răng vỡ.
- Trường hợp bệnh lý quá nghiêm trọng không thể điều trị bảo tồn được răng bắt buộc phải nhổ răng và lấy ổ áp xe để loại bỏ nhiễm trùng. Sau đó phục hình lại bằng cấy ghép Implant để cải thiện thẩm mỹ, ăn nhai tốt như ban đầu.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể được chỉ định sử dụng thêm một số thuốc kháng sinh để giảm bớt tình trạng sưng đau, tránh nhiễm trùng.
Đối với bệnh nhân không may mắc phải bệnh ung thư khoang miệng sẽ được hướng dẫn đến các bệnh viện chuyên khoa điều trị. Tại bệnh viện sẽ có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa về tai mũi họng, đầy đủ các trang thiết bị, máy móc, thuốc cần thiết để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt hơn.
III. Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Khi mụn nước ở miệng xuất hiện các biểu hiện bất thường như: mụn nước ngày càng lan rộng, kích thước to, gây sưng viêm đau rát dữ dội, có tụ mủ bên trong, bề mặt niêm mạc sần sùi,… Lúc này cần gặp bác sĩ để thăm khám ngay.
Bên cạnh đó, trường hợp mụn nước kéo dài trên 15 ngày nhưng vẫn chưa thuyên giảm bệnh nhân cũng nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Các bác sĩ sẽ thăm khám, chụp x-quang hoặc làm sinh thiết và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán được chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh. Thông qua đó sẽ tư vấn phác đồ chữa trị phù hợp, hiệu quả để bệnh nhân nắm rõ.
IV. Biện pháp phòng ngừa mụn nước trong miệng
Để phòng ngừa cũng như ngăn không cho mụn nước trong miệng tái phát. Bạn nên thực hiện tốt các hướng dẫn chăm sóc sau đây:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách mỗi ngày 2 – 3 lần. Dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, vi khuẩn tồn đọng. Chú ý vệ sinh sạch cả vùng lưỡi.
- Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, có thể dùng thêm các loại nước ép rau củ, trái cây để bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể.
- Không nên dùng nhiều đồ ăn cay, nóng, các món chiên rán nhiều dầu mỡ, tránh xa bia rượu, cà phê, thuốc lá dễ gây mất nước, nóng nhiệt trong người dẫn đến nhiệt miệng.
- Quan hệ tình dục an toàn, tránh dùng chung các đồ dùng cá nhân với người khác.
- Đến nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát tốt mọi vấn đề xảy ra ở răng miệng. Nếu như nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý xảy ra bác sĩ sẽ có biện pháp khắc phục hiệu quả nhanh chóng, ngăn ngừa tối đa các tác hại nguy hiểm cho răng miệng, sức khỏe.
Mọi thắc mắc về vấn đề nguyên nhân nổi mụn nước trong miệng và cách điều trị hiệu quả. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.
Xem thêm bệnh răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?