Răng khểnh là một điểm nhấn nổi bật cho hàm răng, nhỏ nhưng khác biệt, giúp nụ cười của bạn trở nên dịu dàng, duyên dáng hơn. Như vây, muốn có răng khểnh phải làm sao? Dưới đây là những chia sẽ của các bác sĩ Nha khoa Đông Nam về kỹ thuật làm răng khểnh này.
1. Muốn có răng khểnh phải làm sao?
Gần như không ai có thể phủ nhận được sự duyên dáng, ý nhị mà một chiếc răng khểnh mang lại cho diện mạo của người sở hữu. Chúng như một nét duyên ngầm, giúp nụ cười của họ trở nên khả ái, đáng yêu hơn.
Nhưng, không phải ai cũng có răng khểnh tự nhiên. Đây cũng chính là một trong những lí do rất vuông để giải thích cho sự ra đời của dịch vụ làm răng khểnh tại các nha khoa hiện nay.
Khi được hỏi về kỹ thuật làm răng khểnh, bác sĩ Danh của Nha khoa Đông Nam cho biết:
“ Nói một cách dễ hiểu, làm răng khểnh là quá trình bác sĩ dùng vật liệu trám răng Composite đắp lên bề mặt răng số 3, tạo hình theo các tỷ lệ được tính toán từ trước, làm thành một chiếc răng khểnh có màu sắc, hình dáng phù hợp, hài hòa với khuôn miệng của bệnh nhân. ”
Composite là vật liệu thường được sử dụng trong kỹ thuật trám răng thẩm mỹ. Chúng có màu sắc giống như răng thật và tổn tại ở dạng dẻo nên rất dễ tạo hình. Sau khi thực hiện, bệnh nhân sẽ có được chiếc răng khểnh sáng đẹp như mong đợi.
Kỹ thuật làm răng khểnh bằng vật liệu Composite gần như không xâm lấn đến cấu trúc răng thật. Khi không còn thích chiếc răng này nữa, bạn có thể đến nha khoa để bác sĩ tháo chúng ra. Sau khi đánh bóng, chiếc răng số 3 của bạn sẽ trở về hình dáng ban đầu.
»» Một số ưu điểm của kỹ thuật làm răng khểnh bằng vật liệu Composite:
✅ Răng khểnh có màu sắc, hình dáng phù hợp với khuôn miệng, nụ cười, gương mặt, để tạo thành một nét duyên thu hút
✅ Giá trị thẩm mỹ cao, tự nhiên như răng thật
✅ An toàn, lành tính với cơ thể
✅ Không xâm lấn đến cấu trúc răng thật, không cần mài răng
✅ Có thể tháo ra nếu muốn
Như vậy, nếu không có răng khểnh tự nhiên, bạn hoàn toàn có thể sở hữu chúng nhờ vào kỹ thuật đắp răng khểnh tại nha khoa.
2. Làm răng khểnh như thế nào là đẹp?
Tùy kích thước răng, khuôn miệng, gương mặt và mong muốn của mỗi người, bác sĩ sẽ tính toán kích thước, độ chếch, màu sắc, hình dáng của chiếc răng khểnh để có được hiệu quả thẩm mỹ cao nhất.
Tùy vào sở thích, nhu cầu của mỗi người, bác sĩ có thể tạo ra một chiếc răng khểnh nhẹ nhàng, dễ thương hoặc cá tính, hiện đại.
Những chiếc răng khểnh nhẹ nhàng, dễ thương thường không nhô quá cao so với các răng khác, kích thước trung bình, không quá to, cũng không quá nhỏ. Chúng thường có cùng màu với răng thật, hơi bo tròn, tạo ra nét dịu dàng, đáng yêu cho gương mặt.
Ngược lại, những chiếc răng khểnh cá tính, hiện đại thường có độ khểnh trung bình hoặc trên mức trung bình, độ nhọn vừa phải. Không chỉ giúp cho nụ cười của bạn trở nên cá tính hơn, chúng còn mang lại nét thông minh, tinh nghịch và năng động.
Thế nhưng, bạn không cần quá lo lắng khi chưa hình dung được chiếc răng khểnh “tương lai” của mình như thế nào, bác sĩ luôn sẵn sàng giúp bạn.
3. Chăm sóc răng miệng sau khi làm răng khểnh
Composite có một nhược điểm nhỏ là dễ đổi màu. Chính vì thế, sau khi làm răng khểnh bằng vật liệu này, bạn nên chú ý hơn đến vấn đề chăm sóc, vệ sinh răng miệng để giúp chúng luôn bền đẹp, trắng sáng như ban đầu. Dưới đây là một số lưu ý cơ bản:
✅ Hạn chế sử dụng thực phẩm có màu sậm như trà, cà phê…
✅ Hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng đường, tính axit cao…
✅ Uống đủ nước
✅ Ăn nhiều rau xanh
✅ Ăn nhai với lực vừa phải, tránh dùng lực quá mạnh
✅ Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày
✅ Dùng chỉ nha khoa để làm sạch cách mảng bám
✅ Khám răng định kỳ tại nha khoa, khoảng 6 tháng một lần
Hy vọng những chia sẽ trên đây đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về kỹ thuật làm răng khểnh tại nha khoa.
Nếu cần thêm thông tin, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác của Nha khoa Đông Nam hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
➣ Xem thêm: Răng khểnh cười sao cho đẹp?
Xem thêm thẩm mỹ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?