Nếu bạn bị hôi miệng khi trồng răng giả thì hãy xem xét qua một số nguyên nhân có thể gặp phải dưới đây và cách khắc phục phù hợp.
Khi bị mất răng vì bất kỳ lý do gì thì việc nhanh chóng trồng lại răng giả phục hồi thẩm mỹ cũng như chức năng cho răng là điều cần thiết.
Tuy nhiên, nếu sau khi trồng răng giả, bệnh nhân gặp tình trạng hôi miệng thì không chỉ làm cho người đối diện cảm thấy khó chịu mà còn gây ra một áp lực tâm lý nặng nề khiến người bệnh ngại giao tiếp với mọi người hơn.
I. Nguyên nhân gây hôi miệng khi trồng răng giả là do đâu?
Hôi miệng khi trồng răng giả có thể xuất phát từ một trong những vấn đề sau đây:
1. Bệnh nhân đã bị hôi miệng từ trước khi trồng răng giả
Trước khi bệnh nhân trồng răng giả, có thể đã bị bệnh hôi miệng từ trước nhưng bệnh nhân không biết. Khi răng giả được trồng thay thế cho răng mất thì các chất dịch, nước bọt… trong miệng tác động vào răng giả sẽ làm cho hiện tượng hôi miệng ngày một nặng hơn.
Trong một số trường hợp, những bệnh lý toàn thân như: bệnh trào ngược dạ dày, viêm xoang… cũng gây mùi hôi khó chịu phát ra từ miệng.
2. Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng kém gây ra sâu răng, viêm nha chu, hoặc các mảng bám trên bề mặt lưỡi và cũng có thể là do thức ăn còn sót lại trong các kẽ chân răng, lỗ sâu răng… lâu ngày không được làm sạch sẽ dẫn đến tình trạng miệng bị hôi.
3. Bản chất của phương pháp trồng răng giả
Dù chi phí thực hiện tương đối rẻ nhưng nếu bệnh nhân thực hiện trồng răng giả tháo lắp thì khó có thể tránh khỏi tình trạng hôi miệng. Đây là phương án cần vệ sinh thường xuyên, kỹ lưỡng mỗi ngày bởi hàm giả có thể ngấm nước bọt và gây ra mùi hôi ở miệng. Ngoài ra, phương án này dễ làm teo nướu, hư hỏng răng thật nên ngày càng có nhiều người đổi sang trồng răng giả cố định.
4. Chất lượng răng sứ không đảm bảo
Khi trồng răng sứ bắc cầu, là phương pháp cần phải mài thêm ít nhất 2 răng bên cạnh để nâng đỡ cho dãy răng sứ phục hình thân răng mất phía trên. Nếu chúng ta sử dụng răng sứ kim loại để phục hình sẽ có khả năng gây kích ứng cho cả răng thật và nướu.
Dưới tác động lâu ngày của vi khuẩn, thực phẩm, nước bọt sườn kim loại sẽ bị biến chất gây kích ứng và mùi khó chịu cho răng miệng. Nếu răng sứ có sẵn vết nứt hoặc rãnh sâu khiến thức ăn mắc vào cũng gây hôi miệng.
5. Kỹ thuật phục hình răng không tốt
Bác sĩ có kỹ thuật phục hình chưa tốt, răng giả chưa sát khít với nướu răng thật làm cho thức ăn dễ bị nhồi nhét vào kẽ. Bệnh nhân không thể làm sạch vùng răng bị giắt thức ăn đó khiến vi khuẩn ngày một gia tăng và gây ra hôi miệng.
6. Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống quá nhiều chất gây mùi như: hành, hẹ, tỏi… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở bệnh nhân.
II. Cách khắc phục tình trạng hôi miệng khi trồng răng giả
Để tìm được phương pháp khắc phục hiệu quả nhất chúng ta cần phải đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân bị hôi miệng khi trồng răng giả là gì.
- Nếu việc sử dụng răng tháo lắp gây hôi miệng thì chúng ta nên cân nhắc đổi sang phương pháp trồng răng Implant để vừa khắc phục tình trạng này, vừa sử dụng để ăn nhai chắc chắn hơn.
- Còn nếu nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ loại răng sứ bạn chọn hoặc kĩ thuật thực hiện chưa chuẩn xác thì bác sĩ sẽ làm lại mão sứ mới.
- Trường hợp hôi miệng do bệnh lý toàn thân thì bạn cần phải đến bệnh viện để điều trị triệt để.
Ngoài ra, bệnh nhân nên có một chế độ chăm sóc răng giả phù hợp để tránh gây hôi miệng do những nguyên nhân bên ngoài như:
- Có phương pháp vệ sinh răng miệng phù hợp: đánh răng ít nhất ngày 2 lần, nên sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch mảng bám thức ăn và thường xuyên sử dụng nước súc miệng để có được hơi thở thơm tho.
- Tránh ăn quá nhiều những loại thực phẩm có hương vị nồng như hành, tỏi…
- Nên khám răng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để vệ sinh, cạo vôi răng, ngăn ngừa hôi miệng và các bệnh lý khác do vôi răng gây ra.
Và lưu ý rằng, để không gặp phải tình trạng hôi miệng khi trồng răng giả thì ngay từ đầu chúng ta nên lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa trồng răng uy tín để thực hiện. Tránh được những trường hợp biến chứng sau trồng răng mà vẫn đảm bảo an toàn và kết quả sau khi trồng răng đúng như mong muốn.
III. Cách khắc phục hôi miệng tại nhà
Uống nhiều nước: Bất cứ khi nào bạn cảm thấy miệng mình bị khô, hãy uống nước (không phải nước trái cây hoặc soda vì những thứ đó có thể khiến miệng bạn khô hơn làm trầm trọng thêm tình trạng hôi miệng). Nước lọc giúp rửa trôi vụn thức ăn và giữ cho khoang miệng đủ ẩm, ngăn ngừa vi khuẩn gây mùi phát triển.
Sử dụng gừng và chanh: Cho vài lát gừng tươi vào nước sôi và thêm ít nước cốt chanh, khuấy đều và dùng hỗn hợp này súc miệng hằng ngày.
Trà xanh: Rất giàu chất chống oxy hóa, có đặc tính kháng khuẩn tốt. Súc miệng bằng nước lá trà xanh 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng.
Các loại thảo mộc chứa tinh dầu thơm: Chiết xuất đinh hương, tràm trà, quế, bạc hà,… đều có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ và có lợi cho sức khỏe răng miệng. Bạn dùng tinh dầu thảo mộc này súc miệng hằng ngày nhưng tuyệt đối không được nuốt.
Sữa chua: Không chỉ chứa các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa mà còn ức chế sản sinh hydrogen sulfide giảm hôi miệng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có lợi trong miệng phát triển.
Lưu ý, những phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời. Hôi miệng do răng giả gây ra vẫn cần các biện pháp điều trị chuyên nghiệp từ nha khoa. Do đó, bạn nên sắp xếp thời gian đến nha khoa sớm để được bác sĩ thăm khám và điều trị triệt để.
IV. Cách phòng ngừa hôi miệng sau khi trồng răng giả
Để phòng ngừa hôi miệng sau khi trồng răng giả, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau:
Trước tiên cần lựa chọn một nha khoa uy tín đảm bảo đầy đủ các yếu tố quan trọng như bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm, máy móc công nghệ hiện đại, răng giả chính hãng có nguồn gốc rõ ràng,… hạn chế xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Chăm sóc răng miệng cẩn thận. Đảm bảo chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng. Đừng quên lưỡi cũng là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và mảng bám nên cũng cần được làm sạch thường xuyên.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế ăn vặt, tránh ăn thực phẩm quá dai cứng. Nếu có thói quen hút thuốc lá hãy cố gắng thay đổi vì chúng là nguyên nhân gây ra hầu hết các vấn đề về sức khỏe toàn thân cũng như sức khỏe răng miệng.
Tái khám răng miệng định kỳ để bác sĩ cạo vôi răng, kiểm tra tình trạng răng giả, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh.
Nếu còn thắc mắc nào khác hãy liên hệ nay hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm hôi miệng:
- Bệnh hôi miệng là gì? Và phát hiện như thế nào?
- Hôi miệng ở trẻ em
- Hôi miệng khi mang thai điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?