Nhiều người lo lắng nhổ răng rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến thần kinh trong xương hàm, các dây thần kinh vùng mặt: thần kinh hàm trên, hàm dưới, thần kinh mắt… việc nhổ răng có làm đứt dây thần kinh hay không thực hư ra sao?
Việc nhổ răng thường được chỉ định đối với những chiếc răng sâu, hư hỏng không thể khắc phục hoặc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm,…
I. Nhổ răng có làm đứt dây thần kinh không ?
Bệnh nhân lo lắng việc nhổ răng có làm đứt dây thần kinh không là có căn cứ vì khu vực răng hàm tập trung khá nhiều dây thần kinh liên quan vùng mặt chạy gần đó (thần kinh hàm trên, hàm dưới, thần kinh mắt…). Tuy nhiên, các dây thần kinh này được bảo vệ khá tốt, tách biệt cũng như cách xa chân răng nên việc nhổ răng khó có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh.
Việc nhổ răng có làm đứt dây thần kinh không hoàn toàn không xảy ra khi thực hiện tại cơ sở uy tín an toàn có trang thiết bị hiện đại, bác sĩ tay nghề cao thực hiện. Kỹ thuật nhổ răng của bác sĩ rất quan trọng để đảm bảo lấy răng ra khỏi xương hàm, không để sót chân răng hoặc gây ảnh hưởng đến dây thần kinh trên mặt.
II. Khi nào chúng ta cần phải nhổ răng?
Bảo tồn răng sử dụng cho mục đích thẩm mỹ, ăn nhai cực kỳ quan trọng ai cũng nên thực hiện. Tuy nhiên, một số trường hợp răng không được bảo tồn tốt, mắc các bệnh lý răng miệng có khả năng ảnh hưởng các răng xung quanh, xương hàm nên nhổ răng sớm tránh tác hại xấu hơn. Các trường hợp cần thiết nhổ răng:
– Răng bị sâu nặng có nguy cơ hỏng răng không thể phục hồi được, khi đó nhổ răng sẽ tốt hơn nhiều so với duy trì chiếc răng mang bệnh trên khuôn răng.
– Răng bị hoại tử tủy không thể điều trị nội nha được hoặc điều trị nội nha không thể triệt để được. Khi đó, nếu duy trì sẽ rất nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.
– Răng bị bệnh nha chu trầm trọng: Bệnh này vốn là những triệu chứng viêm có thể lan rộng ảnh hưởng đến tủy răng, chóp răng, nướu và xương ổ răng. Khi đã viêm đến những tổ chức này thì mất răng là tất yếu nên cần tính toán nhổ răng sớm nếu không thể điều trị được tránh tình trạng mất răng hàng loạt.
– Răng mọc sai vị trí, răng thừa, thường mọc lệch hẳn ra khỏi cung răng, răng khôn hoặc răng nanh hàm trên. Ở những vị trí này, răng hoàn toàn không có chức năng ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của toàn khuôn răng nên có thể thực hiện nhổ bỏ. Với răng khôn mọc ngầm, mọc lệch có khả năng làm hư răng kế cận, xô đẩy các răng khác phải nhổ sớm.
– Răng mọc ngầm: Những răng này mọc ngược vào trong xương hoặc mọc mà không nhú lên khỏi nướu. Có những răng mọc ngầm được chỉ định nhổ nhưng cũng có răng không cần phải nhổ.
Ngoài đề phòng nhổ răng có làm đứt dây thần kinh không càng phải chú ý hơn nữa các biến chứng thường gặp sau khi nhổ răng như sốt, sưng viêm vùng nhổ, chảy máu kéo dài,… Tìm kiếm trung tâm nha khoa có bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm nhổ răng sẽ giải đáp, hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng, kiểm soát các biến chứng này.
Cách vệ sinh răng miệng của bệnh nhân sau khi nhổ răng cũng ảnh hưởng nhiều ít đến vết thương. Để mau lành, bệnh nhân nên tự trang bị kiến thức cần thiết và nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ.
Cần có chế độ ăn uống nhẹ nhàng, tránh thực phẩm cứng, cay nóng; không sử dụng rượu bia, thuốc lá,… có khả năng kích thích vùng răng vừa nhổ lâu lành thương.
Nói tóm lại, để việc nhổ răng diễn ra nhẹ nhàng, không ảnh hưởng đến thần kinh, sức khỏe mọi người nên lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao, đặc biệt chú ý vệ sinh răng miệng thật tốt, tuân thủ mọi lời dặn của bác sĩ.
Nha khoa Đông Nam – địa chỉ chăm sóc và điều trị răng miệng uy tín hàng đầu TPHCM hiện nay, với đội ngủ bác sĩ hơn 15 năm kinh nghiệm sẽ mang đến cho bạn kết quả điều trị tối ưu nhất. Để biết chi phí nhổ răng tại Nha khoa Đông Nam, vui lòng xem TẠI ĐÂY.
Nếu còn thắc mắc nào khác về nhổ răng an toàn hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến ngay trung tâm Nha Khoa Đông Nam để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm nhổ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?