Những dấu hiệu ở lưỡi nói lên tình trạng sức khỏe của bạn như thế nào, cách nhận biết các bệnh lý và chữa trị sớm nhất sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh.
Lưỡi là bộ phận không thể thiếu trong khoang miệng. Có thể đọc vị bệnh tật của cơ thể thông qua màu sắc và hình dáng của khác thường của lưỡi. Hãy chăm sóc răng miệng và đừng bỏ qua việc vệ sinh lưỡi hàng ngày ngăn chặn sự phát triển các loại vi khuẩn nhé!
I. Chức năng của lưỡi bình thường
Lưỡi là một cơ quan vị giác đảm nhận nhiều chức năng đặc biệt. Ở người khi cơ thể có các vấn đề bệnh lý, lưỡi sẽ xuất hiện các dấu hiệu bất thường để sớm cảnh báo bệnh giúp bệnh nhân chủ động khám chữa hiệu quả kịp thời.
Lưỡi sẽ giúp cảm nhận được mùi vị của món ăn như: chua, ngọt, mặn, đắng. Bên cạnh đó, lưỡi còn có thể cảm nhận được vị umami (là thành phần glutamate trong bột ngọt) – đây là mùi vị thứ 5 mà lưỡi có thể nếm được.
Chức năng cực kỳ quan trọng của lưỡi đó là hỗ trợ hoạt động nhai, nuốt thức ăn giúp tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời lưỡi cũng tham gia vào hoạt động phát âm thanh giúp con người có thể nói chuyện và giao tiếp với nhau.
II. Những dấu hiệu ở lưỡi nói lên tình trạng sức khỏe của bạn
Bình thường khi cơ thể khỏe mạnh, lưỡi sẽ có màu hồng, sạch sẽ và được bao phủ bởi những gai vị giác. Còn nếu lưỡi có những dấu hiệu khác thường sau bạn nên chú ý và điều trị ngay.
1. Lưỡi có màu đỏ tươi
Lưỡi từ màu hồng mà chuyển sang màu đỏ, gai vị giác dần biến mất nghĩa là cơ thể đang thiếu sắt hoặc vitamin B12. Khi ăn uống không còn các gai vị giác sẽ khiến bạn cảm thấy đau, xót nhất là khi ăn các đồ cay, nóng; bị ê buốt hơn khi ăn phải đồ lạnh.
Như vậy hãy lập tức bổ sung những thực phẩm giàu sắt và vitamin B12 như: gan, trứng, phô mai, sữa tươi, thịt bò, cá,…Và đến nha sĩ để kiểm tra, biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
2. Lưỡi có nhiều mảng bám màu trắng
Các mảng bám màu trắng trên lưỡi có thể là các vi khuẩn mảng bám khi không được về sinh sạch sẽ hoặc do tình trạng nhiễm trùng nấm men hoặc nấm Candida.
Nếu do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ bạn nên xem lại cách vệ sinh răng miệng của mình đã đúng chưa, vệ sinh lưỡi đã thật sự tốt và loại bỏ mảng bám. Nên đến ngay nha khoa kiểm tra xem răng và nướu có bị ảnh hưởng hay không và chữa trị thích hợp nhất.
Nếu bị nhiễm trùng nấm có nghĩ là hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, dùng thuốc không đúng cách, hay các bệnh mãn tính. Mỗi bệnh lý cần phải kiểm tra chính xác và điều trị bởi bác sĩ chuyên môn.
3. Lưỡi có những mảng bám nâu đen
Những mảng bám nâu đen trên lưỡi do việc vệ sinh răng miệng không kỹ gây ra hoặc do sử dụng nhiều thuốc lá, bia rượu mà tạo thành. Và thường khi lưỡi bị mảng bám nâu đen thì mùi cơ thể rất khó chịu, ảnh hưởng đến người đối diện.
Nếu không muốn tình trạng này nặng thêm và có thể gây ra nhiễm trùng răng và nướu, làm răng bị ố vàng, nướu viêm thì cần từ bỏ thói quen sử dụng các chất này và thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn sau:
4. Trên lưỡi có đốm trắng nhỏ xuất hiện
Nguyên nhân có thể do sự va chạm của răng hay niềng răng với lưỡi hoặc có sự gia tăng sản xuất tế bào ở người hút nhiều thuốc lá. Và có thể chỉnh sửa lại bằng cách điều chỉnh niềng răng, ăn nhai đúng hoặc hạn chế hút thuốc lá, ăn uống lành mạnh tình trạng này sẽ chấm dứt.
Nhưng nếu nguyên nhân các đốm này là biểu hiện của tế bào ung thư, không đau, không biến mất sau một thời gian thì bạn cần gấp phải đến gặp bác sĩ thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
5. Lưỡi bị nứt
Lưỡi bị khô và nứt nẻ thường gặp ở người già là tự nhiên, còn nếu bạn còn trẻ thì có thể do cơ thể thiếu nước, khô miệng hoặc thực hiện cấc thủ thuật niềng răng, cấy ghép sai cách.
Lúc này cần phải đến gặp bác sĩ nha khoa để chỉnh sửa lại. Tốt hơn hết khi thực hiện các điều trị nha khoa bạn nên chọn một địa chỉ uy tín đảm bảo an toàn cho sức khỏe cơ thể và kết quả hoàn hảo.
6. Lưỡi có đốm đỏ và mụn nước
Các dấu hiệu này của lưỡi có thể là bạn đang bị nhiệt miệng, chỉ cần vệ sinh răng miệng kỹ càng, điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm căng thẳng mệt mỏi sẽ tự hết sau 7-10 ngày hoặc nhanh hơn.
Tuy nhiên, nếu như dấu hiệu này chưa hết sau thời gian nói trên thì nghi ngờ mắc bệnh ung thư cần điều trị sớm tăng khả năng chữa trị.
7. Lưỡi sưng đỏ, có cảm giác đau rát
Điều này có thể là do dị ứng với một số sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng diệt khuẩn. Bạn cần thay thế loại thích hợp cho mình thì điều này sẽ chấm dứt.
Đối với các dấu hiệu khác thường ở lưỡi bạn nên chú ý và kiểm tra sớm định kỳ tại nha khoa là cách ngăn chặn các bệnh lý, bệnh nhiễm khuẩn, ung thư là cách tốt nhất giúp ngăn chặn và điều trị sớm.
Những dấu hiệu ở lưỡi nói lên tình trạng sức khỏe của bạn có tốt hay không và cần phải có cách ngăn chặn tránh gây ra những bệnh lý về răng miệng và bệnh toàn thân nguy hiểm.
III. Một số bệnh về lưỡi hay gặp
1. Viêm lưỡi bệnh lý
Các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm khuẩn, nấm, dị ứng. Hoặc cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý cơ thể như: thiếu vitamin B, PP, thiếu sắt, thiếu máu ác tính,…
Bên cạnh đó, một số yếu tố bệnh lý khác cũng tăng nguy cơ dẫn đến viêm lưỡi bệnh lý như: lichen phẳng, aptơ, giang mai, ung thư,….
2. Viêm lưỡi bản đồ
Khi bị viêm lưỡi bản đồ sẽ thấy trên bề mặt lưng lưỡi có nhiều đốm màu trắng, bên trong màu đỏ sậm, gai lưỡi bị tiêu biến. Đốm trắng ngày càng lan rộng và có hình dạng giống bản đồ, tồn tại trong thời gian dài.
3. Viêm lưỡi di trú
Bệnh không gây ra các triệu chứng đặc trưng nên thường khó phát hiện sớm.
Chỉ khi quan sát thật kỹ có thể nhận thấy được các đốm đỏ dạng teo, viền màu vàng nhẹ xuất hiện trên mặt lưng, mặt trước bụng lưỡi hoặc sàn miệng.
4. Lưỡi trắng
Có thể dễ dàng nhận biết được căn bệnh này thông qua các mảng trắng hình thành ở khắp bề mặt của lưỡi, viêm nhiễm, khoang miệng có mùi khó chịu.
Nguyên nhân gây lưỡi trắng phần lớn là do thói quen vệ sinh răng miệng kém, không chải sạch lưỡi đúng cách mỗi ngày, khô miệng, thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu,…
5. Loét lưỡi Apthae
Bệnh lý này thường gây ra các vết lở loét tại chóp lưỡi, mặt bụng lưỡi khiến bệnh nhân có cảm giác vô cùng đau rát, khó chịu. Điều này gây nhiều ảnh hưởng đến việc ăn uống hằng ngày, thậm chí nói chuyện cũng không được tốt như bình thường.
6. Một số bệnh lý khác
Ngoài các bệnh lý kể trên thì lưỡi cũng có thể mắc phải một số căn bệnh khác như: bạch sản, ung thư lưỡi, nấm lưỡi, hội chứng miệng bỏng rát,…
Tốt nhất nên thường xuyên chú ý các dấu hiệu bất thường xảy ra ở lưỡi để sớm nhận biết và có biện pháp khắc phục bệnh hiệu quả kịp thời, tránh biến chứng phát sinh.
IV. Cách phòng ngừa các bệnh về lưỡi
Bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng mắc phải các bệnh lý ở lưỡi nếu không có chế độ ăn uống, chăm sóc sức khỏe và răng miệng đúng cách. Để có thể phòng ngừa được nguy cơ này có thể xảy ra mỗi người cần chú ý đến các vấn đề sau đây:
1. Vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách
Giữ gìn vệ sinh răng miệng cẩn thận cũng là một cách giúp hạn chế tối đa các vi khuẩn có hại sinh sôi gây hại cho sức khỏe răng miệng.
- Theo đó bạn cần chải răng đều đặn mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Chải sạch nhẹ nhàng mọi ngóc ngách trong khoang miệng.
- Dùng dụng cụ chuyên dụng để làm sạch vùng lưỡi giúp tránh tích tụ vi khuẩn gây bệnh lý.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên giúp diệt khuẩn tối ưu, ngừa hôi miệng tốt hơn.
- Hãy nhớ dùng chỉ nha khoa sau các bữa ăn để lấy đi các vụn thức ăn giắt ở kẽ răng, tránh hình thành mảng bám gây hại cho răng lợi.
2. Chế độ ăn hợp lý
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Tăng cường nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu chất xơ giúp tăng khả năng làm sạch răng tự nhiên.
- Uống nhiều nước lọc giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho khoang miệng để không bị khô miệng, hôi miệng.
- Hạn chế tối đa các món cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Tránh dùng đồ ăn ngọt nhiều đường, nhiều tinh bột,…
3. Loại bỏ thói quen xấu
Không hút thuốc lá, không uống nhiều bia rượu, cà phê, không dùng cách chất kích thích.
4. Rèn luyện thể thao nâng cao sức khỏe, nghỉ ngơi điều độ
Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng giúp phòng chống nhiều bệnh tật.
Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc mỗi ngày, tránh thức khuya hay áp lực, căng thẳng quá mức.
5. Khám nha khoa định kỳ 1 – 2 lần/năm
Thăm khám nha khoa định kỳ mỗi năm từ 1 – 2 lần sẽ giúp sớm phát hiện các vấn đề bất thường xảy ra ở răng miệng. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả nhất, ngăn ngừa nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Ngay khi có dấu hiệu bất thường ở lưỡi hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm bệnh răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?