Hỏi: ” Chào bác sĩ! Nếu gặp tình trạng nước bọt có mùi hôi là bị bệnh gì vậy ạ? Dạo gần đây không hiểu sao khi nuốt nước bọt em lại cảm thấy miệng rất hôi, mặc dù đã chải răng rất kỹ. Không biết tình trạng này có ảnh hưởng gì không? Mong bác sĩ giải đáp giúp em. Cảm ơn bác sĩ! ” – Thanh Huyền (25 tuổi – TPHCM)
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:
Chào Thanh Huyền! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những thắc mắc của mình về cho Nha khoa Đông Nam, hiểu được những bất tiện bạn đang gặp phải, nha khoa xin giải đáp vấn đề như sau:
I. Nước bọt có mùi hôi là bị bệnh gì?
Nước bọt là dịch tiết tiêu hóa được tiết liên tục trong khoang miệng, vì vậy khi nước bọt có mùi hôi sẽ khiến cho bạn vô cùng khó chịu và thiếu tự tin khi giao tiếp.
Nước bọt thường không có mùi và được xem như là nước súc miệng tự nhiên có vai trò rửa sạch và sát khuẩn. Vấn đề cũng đã được nha khoa chia sẻ trong bài viết ở kỳ trước, bạn có thể tìm hiểu thêm tại: Những tác dụng của nước bọt không ai ngờ tới.
Nếu phát hiện nước bọt có mùi lạ bạn nên điểm qua các nguyên nhân sau đây:
1. Hôi miệng tạm thời
Thường sau khi ngủ dậy, đầu ngày bạn sẽ cảm thấy hơi thở mình có mùi hôi, nhưng chúng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Sẽ hết hôi khi chúng ta chải răng, ăn sáng.
Hay khi dùng một số thuốc tạm thời cũng sẽ gây nên mùi hôi trong thời gian đó.
Những thực phẩm có thể tạo mùi như hành, tỏi cũng là nguyên nhân làm cho nước bọt có mùi hôi.
Ở phái nữ, các thay đổi về nội tiết tố lúc rụng trứng, có kinh nguyệt cũng sẽ làm cho cơ thể có mùi đặc biệt.
Vệ sinh răng miệng mỗi ngày chưa sạch sẽ kỹ lưỡng đúng cách, vụn thức ăn thừa, mảng bám vẫn còn tồn đọng nhiều trên bề mặt răng, kẽ răng. Từ đó tạo môi trường để vi khuẩn phát triển mạnh và sản sinh mùi hôi khó chịu ở khoang miệng.
Khi không chú ý làm sạch cả vùng lưỡi cũng khiến cho mảng bám, vi khuẩn bám dính nhiều và làm cho vùng miệng có mùi hôi.
Thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, nước có ga, ăn nhiều protein hoặc ít carbohydrate, ăn uống nhiều đường, nhiều axit,…. cũng rất dễ gây các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, dễ gây khô miệng và khiến hôi miệng nặng hơn.
Ở những người uống ít nước, có thói quen thở bằng miệng khi ngủ hay do nghẹt mũi phải thở miệng sẽ khiến khoang miệng trở nên khô ráp. Từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công gây hại cho răng nướu và khó tránh khỏi tình trạng hôi miệng.
2. Hôi miệng dài hạn
a) Mắc phải các bệnh lý răng miệng
Trong miệng chứa rất nhiều cơ quan như răng, lợi, vòm lưỡi, niêm mạc miệng, tuyến nước bọt, amidan,… Vì vậy, bất kỳ cơ quan nào tổn thương đều gây viêm nhiễm, đều có thể tạo mùi khó chịu cho vùng miệng.
Chẳng hạn như khi mắc phải các bệnh lý răng miệng như: vôi răng nhiều, sâu răng,… sẽ khiến cho mô nướu không thể bám chắc quanh chân răng gây chảy máu.
Ổ vi khuẩn sâu răng sẽ hòa với nước bọt gây nên mùi hôi tanh, vì thế hơi thở sẽ phát ra mùi hôi khó chịu.
b) Mắc hội chứng trào ngược dạ dày
Đây cũng là nguyên nhân làm cho nước bọt có mùi hôi vì dịch axit trào ngược lên thực quản làm cho niêm mạc bị tổn thương, sưng đỏ. Ngoài triệu chứng ợ hơi, bạn sẽ gặp phải tình trạng khó nuốt nước bọt xuống dạ dày. Gây ứ đọng nhiều nước bọt trong khoang miệng, tạo mùi khó chịu.
c) Nguyên nhân khác
Các bệnh lý trên đường hô hấp như viêm xoang, viêm amidan, viêm phổi, tiểu đường, bệnh suy thận… đều là các bệnh lý toàn thân gây nên hôi miệng.
Có thể thấy bất kỳ bệnh lý, tình trạng nào trong miệng khiến cho vi khuẩn và các chất bã tích tụ đều gây nên mùi hôi đặc trưng. Nhất là các bệnh lý về sâu răng, viêm nha chu, vệ sinh răng miệng kém…
Đôi khi nhiều người bệnh sẽ không nhận ra mùi hôi ở cơ thể mình đang gặp phải, vì vậy hãy nhờ người xung quanh kiểm tra hay tự mình theo dõi mùi của cơ thể, bất cứ dấu hiệu bất thường nào nên được thăm khám và điều trị sớm.
II. Cách nhận biết nước bọt có mùi hôi
Để nhận biết nước bọt cũng như hơi thở có mùi hôi hay không, bạn có thể tham khảo và áp dụng các cách đơn giản sau đây:
1. Liếm cổ tay
Thực hiện liếm mặt trong của cổ tay và chờ khoảng 10 – 15 giây cho nước bọt khô lại. Ngửi mùi trực tiếp tại vị trí này nếu không có mùi gì khó chịu thì chứng tỏ hơi thở và nước bọt của bạn không có vấn đề phiền toái nào và ngược lại.
Lưu ý: Không nên thực hiện khi vừa chải răng, súc miệng hay nhai kẹo cao su xong bởi kết quả nhận được có thể sẽ không có tính chính xác cao.
2. Vuốt lưỡi bằng muỗng inox
Dùng muỗng inox đã rửa sạch cào nhẹ từ bên trong lưỡi ra ngoài. Nếu thấy muỗng có mùi khó chịu nghĩa là bạn đang gặp tình trạng hôi miệng và ngược lại.
Lưu ý: Khi vuốt lưỡi bằng muỗng inox không nên đưa vào quá sâu để tránh gây nôn trớ, khó chịu.
3. Ngửi trực tiếp hơi thở
Ở cách làm này bạn có thể dùng 2 bàn tay che kín miệng và mũi để tạo thành vòng kín. Hoặc cũng có thể dùng cốc hoặc túi nilon để không cho không khí thoát ra được.
Sau đó thổi hơi ra ngoài và hít vào bằng mũi để xác định có mùi hôi hay không.
4. Nhờ người khác kiểm tra hộ
Đối với cách này bạn sẽ nhận biết được kết quả chính xác và khả quan hơn.
Hãy nhờ người thân hoặc người quen thân thiết giúp bạn kiểm tra chính xác có đang bị hôi miệng hay không. Chỉ thông qua các cuộc nói chuyện tiếp xúc gần và nhờ người khác nhận xét chính xác về mùi hơi thở của mình.
III. Điều trị nước bọt có mùi hôi như thế nào tốt nhất?
Muốn điều trị nước bọt có mùi hôi hiệu quả, bạn cần phải biết được nguyên nhân gây nên do đâu. Chúng ta có thể đánh giá nước bọt hôi do đâu qua hơi thở ở miệng và mũi:
+ Nếu thở qua miệng hôi mà mũi không hôi thì nguyên nhân sẽ do miệng.
+ Nếu thở qua miệng và mũi đều hôi như nhau thì chắc chắn nguyên nhân do cơ thể, lúc này cần đến ngay các bệnh viện tai – mũi – họng để bác sĩ nội khoa thăm khám.
Nếu nguyên nhân hôi ở miệng bạn nên thực hiện như sau:
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ:
Chọn bải chải răng và kem đánh răng phù hợp để chải sạch các khe nướu và vi khuẩn.
Làm sạch kẽ răng với nước súc miệng và chỉ tơ nha khoa để biết được kẽ răng nào bị hôi do vướng thức ăn.
Cạo sạch lưỡi để loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng, hay các axit sau khi nôn.
– Thăm khám nha khoa:
Việc tìm ra các nguyên nhân hôi miệng do bệnh lý răng miệng phải được chính các bác sĩ nha khoa thăm khám và chẩn đoán.
Bởi sâu răng thường rất khó phát hiện nếu chỉ nhìn bằng mắt thường và cao răng lâu ngày sẽ không thể loại bỏ được bằng cách chải răng thông thường. Nên nếu có biểu hiện bất thường với hơi thở, nước bọt của mình, bạn hãy nhanh chóng đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
IV. Cách ngăn ngừa tình trạng nước bọt có mùi hôi
Để phòng ngừa tình trạng nước bọt có mùi hôi làm cản trở giao tiếp hằng ngày cũng như các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra. Mỗi người nên có ý thức chăm sóc răng miệng đúng cách theo hướng dẫn sau:
- Chải răng sạch sẽ với bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa flour vào mỗi buổi sáng, tối và sau khi ăn.
- Lực chải răng nên vừa phải, thực hiện thao tác theo chiều dọc, không chải quá mạnh hay chải theo chiều ngang vì dễ gây tổn thương nướu, mài mòn men răng.
- Ít nhất 1 lần/ngày nên sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám giắt ở các kẽ răng.
- Súc miệng với các dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý nhằm diệt khuẩn tối ưu, đem lại hơi thở thơm mát hơn.
- Mỗi ngày cũng cần phải chải sạch cả vùng lưỡi với bàn chải mềm hoặc dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng. Như vậy sẽ hạn chế sự tích tụ của mảng bám, vi khuẩn có hại gây mùi hôi ở miệng và các vấn đề bệnh lý khác.
- Hạn chế các thực phẩm nặng mùi như: hành, mắm, tỏi,….
- Uống nhiều nước lọc mỗi ngày, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe răng lợi, làm sạch răng tự nhiên, ngừa sự tích tụ của mảng bám tốt hơn.
- Tránh các món nhiều đường, nhiều tinh bột, không nên uống nhiều bia rượu, cà phê, không hút thuốc lá.
- Hình thành thói quen đến nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/lần, cạo vôi răng loại bỏ mảng bám chứa ổ vi khuẩn, ngăn ngừa viêm lợi, hôi miệng cũng như các bệnh lý ở răng một cách tốt nhất.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp cho bạn Thanh Huyền hiểu rõ hơn về vấn đề ” nước bọt có mùi hôi là bị bệnh gì? ” và nên làm gì để cải thiện tình trạng này tốt nhất. Liên hệ ngay với nha khoa qua tổng đài 1900 7141 để được đặt lịch hẹn thăm khám và tư vấn Miễn Phí!
Xem thêm hôi miệng:
- Bệnh hôi miệng là gì? Và phát hiện như thế nào?
- Bọc răng sứ bị hôi là do đâu? Và cách xử lý như thế nào?
- Hôi miệng khi mọc răng khôn và cách khắc phục
- Hơi thở có mùi tanh hôi là bị bệnh gì?
Xem thêm bệnh răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?