Cảm giác ê buốt răng có thể khiến bạn không thoải mái, thậm chí khó chịu khi ăn các loại thực phẩm yêu thích. Vậy răng bị ê buốt khi ăn có phải do sâu răng không?
Mục Lục
1. Bị ê buốt răng khi ăn có phải do sâu răng không?
Ê buốt răng là tình trạng răng trở nên nhạy cảm với các kích thích từ bên ngoài như nhiệt độ, va chạm… Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó có sâu răng.
Sâu răng là một bệnh răng miệng liên quan mật thiết đến sự tổn thương của cấu trúc răng, từ nông đến sâu. Bắt đầu từ men răng. Sau đó lây lan dần sang ngà răng và tủy răng.
Khi lỗ sâu răng ăn sâu vào ngà, khi ăn, acid có trong thức ăn hoặc nhiệt độ nóng – lạnh làm cho các mô ngà bị kích thích gây ê buốt.
Không riêng sâu răng, các vấn đề liên quan đến sự tổn thương các trúc răng khắc như: mòn men, chấn thương (mẻ, gãy, vỡ, nứt) cũng có thể gây ê buốt răng.
– Tổn thương cấu trúc răng: Khi cấu trúc răng bị phá vỡ do đánh răng không đúng cách, chấn thương hoặc bệnh lý các mô ngà sẽ bị lộ ra ngoài gây ê buốt.
– Tụt nướu: Khi răng bị tụt nướu do ảnh hưởng của các bệnh về nướu hoặc các vấn đề răng miệng khác, chân răng sẽ bị lộ ra ngoài. Acid có trong nước bọt và thực phẩm sẽ làm cho men và ngà chân răng mòn dần đi, gây ê buốt răng.
– Chế độ ăn uống không hợp lý: Các nghiên cứu cho thấy, acid có trong nước ngọt có gas, soda, có thể phân hủy men răng. Theo thời gian, men răng sẽ bị mòn dần đi, để lộ ngà.
Như vậy, không phải tất cả các trường hợp răng bị ê buốt khi ăn đều do sâu răng. Cách duy nhất để xác định nguyên nhân gây ê buốt răng là nhờ đến sự thăm khám và chuẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa.
2. Biện pháp khắc phục tình trạng ê buốt do sâu răng
Các biện pháp khắc phục thường được chỉ định cho các bệnh nhân bị ê buốt răng do sâu răng bao gồm: trám răng và bọc răng sứ.
➣ Trám răng: Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô răng bị sâu hỏng, sau đó sử dụng vật liệu chuyên dụng lắp đầy các khoảng trống trên răng. Miếng trám có tác dụng như một tấm chắn, bảo vệ cho các mô răng khỏi các kích thích từ bên ngoài.
➣ Bọc răng sứ: Khi bác sĩ bọc răng sứ cho bạn, họ sẽ mài đi một bộ phận men răng bên ngoài các răng cần điều trị, loại bỏ các mô răng bị sâu hỏng, sau đó chụp mão sứ với hình dáng, kích thích, màu sắc tương tự như răng thật lên trên. Mão sứ có tác dụng như một lớp áo, bao bọc và bảo vệ toàn diện cho răng thật ở bên trong.
Trường hợp răng bị sâu quá nặng, ảnh hưởng đến tủy, các kỹ thuật chữa tủy sẽ được chỉ định. Trong trường hợp xấu nhất, tủy răng bị viêm nhiễm quá nặng, mất hoàn toàn khả năng phục hồi, có thể phải loại bỏ tủy răng.
Trên thực tế, không phải tất cả các trường hợp ê buốt răng khi ăn đều do sâu răng. Chính vì thế, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến nha khoa để các bác sĩ thăm khám có biện pháp khắc phục phù hợp.
3. Phòng ngừa tình trạng ê buốt răng
Tình trạng ê buốt răng ít nhiều đều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, nhất là trong vấn đề ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Các phòng ngừa bệnh lý răng miệng này khá đơn giản, bạn chỉ lần chú ý hơn đến vấn đề chăm sóc, vệ sinh răng miệng và chế độ ăn hằng ngày.
a) Chăm sóc, vệ sinh răng miệng
Như đã đề cập ở trên, ê buốt răng liên quan mật thiết đến sự tổn thương của cấu trúc răng, do chấn thương hoặc bệnh lý răng miệng như mòn men, sâu răng, tụt nướu…
Bằng việc ăn nhai với lực vừa phải, đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi thể thao, từ bỏ các thói quen xấu như dùng răng cạy, mở nắp chai, cắn bút bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu đến mức tối đa khả năng bị chấn thương răng.
Song song với đó, bạn có thể phòng ngừa hầu hết các bệnh lý răng miệng bằng việc chải răng với một lựa vừa phải và đúng cách. Lưu ý đầu tiên là tuyệt đối không chải răng với lực quá mạnh theo chiều ngang. Điều này sẽ khiến cho men răng bị mài mòn nhanh hơn.
✓ Đánh răng đúng chiều: Nếu có thói quen đánh răng theo chiều ngang, bạn nên sớm từ bỏ thói quen này và tham khảo, thực hành các thao tác đánh răng chuẩn.
✓ Đánh răng đủ: Thời gian đủ để làm sạch các mảng bám răng là khoảng từ 2 – 3 phút. Bạn nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ và ngay sau khi ăn các thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, kẹo… để làm sạch các mảng bám và vụn thức ăn còn bám lại trên răng.
✓ Đánh răng với lực vừa phải: Đánh răng với lực mạnh không chỉ không giúp bạn làm sạch răng mà còn khiến cho men răng bị mòn nhanh hơn. Trong khi đó, bạn chỉ cần sử dụng một lực vừa đủ với các thao tác rung, xoay, di chuyển phù hợp là đã có thể làm sạch răng.
✓ Sử dụng bàn chải đánh răng có lông chải mềm: Bạn nên lựa chọn bàn chải đánh răng có phần đầu nhỏ, kích cỡ vừa với khoang miệng, lông chải mềm, mượt, độ cứng vừa phải, độ đàn hồi tốt. Chúng sẽ giúp loại bỏ các mảng bám và vụn thức ăn trên răng một cách dễ dàng và toàn diện hơn.
✓ Thay đổi bàn chải đánh răng định kỳ: Bàn chải sử dụng quá lâu sẽ trở nên xơ cứng, khó len vào các kẽ răng để làm sạch các mảng bám. Do đó, bạn nên thay bàn chải đánh răng mới khi chúng có dấu hiệu bị mòn, tốt nhất là 3 tháng mỗi lần.
✓ Sử dụng kem đánh răng phù hợp: Bạn nên sử dụng các dòng kem đánh răng có chứa fluor hoặc canxi để giúp răng được chắc khỏe hơn.
b) Chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn phòng ngừa cách bệnh lý răng miệng, trong đó có ê buốt răng.
✓ Hạn chế ăn các thực phẩm có tính acid cao: Các nghiên cứu cho thấy, acid có trong nước ngọt có gas, cam chanh có thể ăn mòn men răng. Do đó, bạn nên giữ chúng trong danh sách hạn chế, súc miệng hoặc uống nước lọc sau khi ăn để giảm bớt lượng acid còn bám lại trên răng.
✓ Hạn chế ăn các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao: Đường có trong các thực phẩm ngọt rất dễ bám dính lại trên răng và khó làm sạch. Việc tiêu thụ quá nhiều đường cũng không tốt cho sức khỏe toàn thân, do đó bạn chỉ nên ăn ở một mức độ vừa phải và đánh răng ngay sau khi ăn các loại thực phẩm này.
✓ Bổ sung thêm rau củ, trái cây vào chế độ ăn hằng ngày: Không những giúp làm sạch răng và loại bỏ các mảng bám, lá của nhiều loại rau củ như củ cải trắng, bắp cải… còn có chứa nhiều canxi giúp tạo men răng, giúp răng được cứng chắc hơn.
c) Khám răng định kỳ tại nha khoa
Định kỳ, khoảng 6 tháng một lần bạn nên đến nha khoa để các sĩ kiểm tra răng miệng định kỳ.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về hiện tượng tụt nướu răng, nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha khoa Đông Nam để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Xem thêm răng ê buốt: