vì sao mất răng dẫn tới hàm răng bị xô lệch

Vì sao mất răng dẫn tới hàm răng bị xô lệch? Mất răng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống hàng ngày, trong đó nướu bị teo và hàm răng bị xô lệch là một hậu quả tất yếu.

vì sao mất răng dẫn tới hàm răng bị xô lệch

Thông thường, khi răng mất đi thì tình trạng răng bị xô lệch sẽ xuất hiện khiến hàm răng mất đi tính thẩm mỹ, ảnh hưởng lớn đến chức năng cũng như sức khỏe răng miệng của bạn. Cần tìm phương án điều trị và cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả trả lại cho bạn hàm răng với chức năng hoàn hảo như ban đầu.

I. Vì sao hàm răng bị xô lệch khi mất răng?

Hiện tượng hàm răng bị xô lệch sau khi mất răng là do khi răng mất đi, không còn chân răng chống đỡ để xương hàm bám vào, lâu dần sẽ xuất hiện tình trạng xương hàm bị tiêu mòn đi thay vì tự bù xương vào khoảng trống của chân răng sau một khoảng thời gian nhất định.

Thông thường, thời gian xương hàm bắt đầu tiêu đi sau khoảng 3 – 6 tháng mất răng, tốc độ tiêu xương hàm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

mất răng gây tiêu xương
Xương hàm sẽ bị tiêu đi sau khi mất răng

Xương hàm nơi mất răng bị tiêu hõm khiến cho những chiếc răng xung quanh bị ảnh hưởng, phần xương hàm xung quanh cũng sụt giảm đáng kể làm cho những chiếc răng này không thể đứng vững được. Chính vì thế, chúng bắt đầu có chiều hướng bị xô lệch dần về khoảng trống mất răng, răng đối diện trồi lên hoặc thòng xuống hướng về phía hàm có răng mất.

răng xô lệch vào vùng mất răng
Xương hàm bị tiêu khiến các răng bị xô lệch về khoảng trống mất răng

Tình trạng xô lệch răng này diễn ra lâu ngày sẽ dẫn đến:

– Các răng trên cùng hàm có xu hướng giãn rộng tạo thành các khe hở giữa hai răng gây nên tình trạng răng thưa, thường đọng thức ăn vào các khe này gây ra các bệnh lý răng miệng.

– Sóng hàm vùng mất răng giảm dần chiều cao và hẹp dần chiều ngang gây ra tình trạng hóp má, khiến khuôn mặt của bạn trở nên già và mất thẩm mỹ hơn.

– Làm hỏng khớp cắn tự nhiên của hàm, cản trở hoạt động nhai cắn, gây ra tình trạng đau khớp thái dương hàm, bệnh đau đầu kinh niên, mỏi cơ cổ, mỏi hàm,…

tiêu xương hàm
Mất răng gây ảnh hưởng tính thẩm mỹ của khuôn mặt

II. Cách khắc phục tình trạng răng bị xô lệch

Việc phục hồi lại răng đã mất bằng cách trồng răng giả thay thế là điều cần thiết để cố định lại vị trí các răng, tránh tình trạng răng bị xô lệch cũng như giúp hàm răng được tốt hơn. Hiện nay có 3 phương pháp chính như sau:

1. Trồng răng giả bằng hàm giả tháo lắp

Bằng cách sử dụng hàm giả tháo lắp để gắn vào khoảng trống mất răng, hàm giả tháo lắp thường được thiết kế có phần nền làm bằng nhựa và thân răng được chế tạo bằng nhựa chuyên dụng.

làm hàm giả tháo lắp
Trồng răng giả bằng hàm giả tháo lắp

Ưu điểm là chi phí thấp, rẻ hơn so với các phương pháp phục hình răng khác, dễ thực hiện, có thể tháo lắp mọi lúc. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương do mất răng, khả năng ăn nhai bị hạn chế, gây cảm giác vướng víu khó chịu cho người sử dụng.

2. Trồng răng giả bằng cầu răng sứ

Cầu răng sứ là một phương pháp mở đầu cho giai đoạn trồng răng hiện đại, cầu răng sứ sử dụng một dãy các răng sứ được đúc kết dính chặt vào nhau, 2 đầu răng sứ của dãy cầu răng được gắn chặt vào 2 trụ răng thật kế cận với răng đã mất và che khuất đi khoảng trống bị mất răng.

làm cầu răng sứ cho 4 răng cửa
Trồng răng giả bằng cầu răng sứ

Mặc dù cầu răng sứ có tính thẩm mỹ cao, chức năng của răng cũng được phục hồi khá tốt khiến việc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn nhưng cũng giống hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ vẫn không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm nên sau một thời gian vẫn phải thực hiện lại cầu răng mới.

Ngoài ra, để thực hiện cầu răng thì bắt buộc phải mài nhỏ răng thật để làm trụ nên nó gây ra một sự ảnh hưởng nhất định đến tình trạng sức khỏe của răng trụ.

3. Trồng răng giả bằng cấy ghép Implant

Giải pháp này được nhận định hiện đại và tối ưu nhất hiện nay, nó không chỉ phục hồi lại răng một cách đầy đủ cả chân răng (trụ Implant), thân răng (mão răng sứ) giống hệt răng thật, mà còn khắc phục được hết những nhược điểm của 2 phương pháp trồng răng giả trên.

cấy ghép implant cho răng mất
Trồng răng giả bằng cấy ghép Implant

Cấy ghép răng Implant mang đến tính thẩm mỹ cao, chức năng răng được phục hồi tốt như răng thật, và đặc biệt có thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm xảy ra, khiến các răng xung quanh được cố định và không xô lệch. Răng Implant có tuổi thọ lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.

Do đó, trong 3 phương pháp trên, các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp cấy ghép Implant để phục hồi răng đã mất để có được một kết quả trồng răng hoàn hảo nhất.

đặc điểm của các phương pháp trồng răng

Qua thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn có thể hiểu rõ được “vì sao mất răng dẫn tới hàm răng bị xô lệch?” cũng như cách khắc phục tình trạng này. Để tránh việc mất răng gây ra những ảnh hưởng không đáng có, chúng tôi khuyên các bạn nên thực hiện trồng răng giả sớm để hàm răng được đầy đủ và sức khỏe của răng cũng được bảo vệ tốt hơn.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Xem thêm mất răng:

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Thẻ:,

Trả lời

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)
Incon facebook
Incon facebook