Răng cấm là một phần không thể thiếu của hệ thống răng vĩnh viễn, đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn và tạo nên vẻ thẩm mỹ cho khuôn mặt. Vậy răng cấm có thay không? Cách chăm sóc răng cấm như thế nào để tuổi thọ được lâu dài?
Mục Lục
I. Răng cấm là răng nào?
Răng cấm là những chiếc răng mọc ở vị trí số 6 và 7 tính từ trung tâm của hàm hướng vào. Mỗi người trưởng thành có 8 răng cấm, chia đều cho hai hàm.
Kích thước của răng cấm tương đối lớn, có thể nói lớn nhất trong hệ thống răng. Mặt nhai có nhiều gờ, rãnh và mấu lồi giúp nghiền nát thức ăn hiệu quả, hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
Bên cạnh chức năng nhai, răng cấm còn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc của hàm, giúp khuôn mặt cân đối.
II. Răng cấm có thay không?
Răng cấm có thay không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế răng cấm (răng số 6 và số 7) với cấu trúc phức tạp và vị trí đặc biệt, là những chiếc răng vĩnh viễn không thể thay thế. Nghĩa là những chiếc răng này chỉ mọc lên duy nhất một lần và theo bạn đến suốt cuộc đời.
Việc mất răng cấm có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng như tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm và làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, việc bảo vệ răng cấm là vô cùng quan trọng.
III. Những bệnh lý thường gặp ở răng cấm
Do giữ vai trò ăn nhai chính nên răng cấm thường gặp những bệnh lý sau:
1. Sâu răng
Cấu trúc phức tạp với nhiều rãnh, răng cấm dễ tích tụ mảng bám và thức ăn thừa. Vi khuẩn trong mảng bám sản sinh axit ăn mòn men răng và hình thành những lỗ sâu.
Để càng lâu, lỗ sâu càng lớn lan rộng đến tủy răng gây viêm nhiễm và có thể sâu lan các răng bên cạnh.
2. Viêm tủy răng
Viêm tủy răng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở phần bên trong răng, nơi chứa các mạch máu và dây thần kinh. Khi răng cấm bị sâu hoặc tổn thương, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy răng gây ra viêm nhiễm.
Lúc này, răng bạn sẽ xuất hiện những cơn đau nhức dữ dội, nhất là vào ban đêm. Hoặc răng trở nên ê buốt, nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh.
3. Viêm nha chu
Là bệnh lý viêm nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến nướu và các mô hỗ trợ răng. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn tích tụ trong mảng bám và cao răng gây viêm nhiễm, phá hủy các mô liên kết và xương ổ răng. Nếu không được điều trị kịp thời viêm nha chu có thể dẫn đến mất răng.
Các triệu chứng thường gặp của viêm nha chu bao gồm nướu sưng đỏ, chảy máu khi đánh răng, hơi thở có mùi hôi, răng lung lay, hình thành túi nha chu hoặc có thể xuất hiện mủ.
4. Mất răng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất răng hàm bao gồm sâu răng, viêm nha chu, chấn thương hoặc quá trình lão hóa tự nhiên.
Mất răng hàm không chỉ gây khó khăn trong ăn nhai mà còn khiến hàm răng bị xô lệch, tiêu xương hàm, dẫn đến các vấn đề về khớp thái dương,…
IV. Hướng dẫn cách chăm sóc răng cấm đúng cách
Để bảo vệ răng hàm khỏe mạnh và bền vững, bạn cần chú ý hơn đến việc chăm sóc vệ sinh răng miệng hằng ngày:
- Dùng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có chứa fluoride và đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt chú ý đến vùng răng hàm.
- Làm sạch kẽ răng hàm bằng chỉ nha khoa, tránh dùng tăm xỉa răng gây tổn thương nướu.
- Sử dụng nước súc miệng có chứa fluoride làm sạch khoang miệng và tiêu diệt vi khuẩn.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp cung cấp vitamin, khoáng chất tốt cho răng.
- Hạn chế thức ăn nhiều đường vì đây là nguyên nhân chính gây sâu răng.
- Nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng, phát hiện sớm các vấn đề và có biện pháp xử lý kịp thời.
Răng cấm có thay không đã được giải đáp chi tiết trên bài viết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm giải phẫu răng:
Bài viết liên quan:
Có nên trồng răng Implant cho người già không? Chi phí bao nhiêu?
Vì sao răng sứ Cercon HT được ưa chuộng? Giá bao nhiêu?
Răng sứ Lava: Xuất xứ, ưu nhược điểm và giá thành
Cấy ghép Implant một vài răng giá bao nhiêu?
Cấy ghép răng Implant toàn hàm giá bao nhiêu?
Cấy ghép 1 răng Implant giá bao nhiêu tiền?