Răng cấm và răng khôn có phải là một không?

Nhiều người lầm tưởng răng cấm và răng khôn là một, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Chúng nằm ở vị trí nào trong cung hàm? Chức năng của chúng là gì? Mỗi loại có bao nhiêu răng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Răng cấm và răng khôn có phải là một không?

I. Định nghĩa răng cấm và răng khôn

Răng cấm và răng khôn đều thuộc nhóm răng hàm. Chúng có mặt nhai rộng, có nhiều múi, hố rãnh, thân răng phình to. Thế nhưng, chúng không phải là một.

1. Răng cấm là răng nào?

Răng cấm là tên gọi trong nhân gian của răng hàm thứ nhất và thứ hai, nằm ở vị trí số 6, số 7 trong cung răng, tính từ ngoài vào trong.

vị trí của răng cấm
Vị trí của các răng cấm trên cung hàm

Mỗi người trưởng thành thường có 8 răng cấm, chia đều cho hai hàm. Mỗi hàm có 4 răng.

2. Răng khôn là răng nào?

Răng khôn là chiếc răng hàm thứ ba hay răng số 8. Chúng thường mọc ở vị trí cuối cùng của hàm răng, nằm sau răng số 7 và sát vách hàm. Chính vì thế, nhiều người lầm lẫn răng khôn là răng cấm hoặc ngược lại.

vị trí răng khôn
Vị trí các răng khôn trong cung hàm

Mỗi người thường có 4 răng khôn. Mỗi bên hàm có 2 răng. Trong một số trường hợp, chúng có thể không trồi lên khỏi nướu như các răng khác mà mọc ngầm trong xương hàm, khiến bệnh nhân lầm tưởng rằng mình không mọc răng khôn.

➣ Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu mọc răng khôn dễ nhận biết

II. Phân biệt răng cấm và răng khôn

Dưới đây là một số điểm khác biệt cơ bản giữa răng cấm và răng khôn:

– Về chức năng ăn nhai

Răng cấm là những chiếc răng đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, giúp chúng ta nghiền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Nhờ đó, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Trong khi đó, vì nằm quá sâu trong cung hàm nên răng khôn gần như không có chức năng ăn nhai.

– Chỉ định nhổ răng

Nhổ răng cấm được xem là giải pháp cuối cùng, chỉ được chỉ định khi chúng bị tổn thương quá nặng không thể bảo tồn được nữa.

các trường hợp nhổ răng cấm
Nhổ răng cấm

Trong đa số các trường hợp còn lại, bác sĩ sẽ ưu tiên thực hiện các phương pháp điều trị phục hồi như trám răng, bọc răng sứ để bảo tồn răng.

Răng khôn thường mọc khi chúng ta đã ở tuổi trưởng thành, khi các răng khác gần như đã mọc đủ, xương hàm cũng đã ngừng tăng trưởng.

Do đó, chúng thường không đủ chỗ để phát triển bình thường, dẫn đến hiện tượng mọc lệch, ngầm, lạc chỗ. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn để phòng ngừa biến chứng về sau.

nhổ răng khôn

Trường hợp răng khôn mọc thẳng, nhưng hình thái răng xấu, dẫn đến việc hình thành khe giắt thức ăn giữa chúng và răng số 7, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên nhổ răng khôn để phòng ngừa bệnh lý răng miệng.

– Trồng lại răng mất

Sau khi mất răng cấm, dù do bất kỳ nguyên nhân gì, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp trồng lại phù hợp để tránh ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm.

Bên cạnh đó, việc trồng răng cấm đã mất còn giúp bạn tránh được biến chứng của việc mất răng như tiêu xương hàm, xô lệch răng, tụt nướu…

Ngược lại, bạn không phải trồng lại răng khôn sau khi nhổ răng. Bởi chúng nằm ở vị trí cuối cùng của cung hàm, sát vách hàm nên việc mất răng khôn gần như không ảnh hưởng đến các răng khác.

Song song với đó, hiện tượng tiêu xương hàm ở vị trí này diễn ra rất ít vì các mô cơ phía bên trong hàm sẽ lắp đầy khoảng trống đó.

so sánh răng cấm và răng khôn

Như vậy, xét về tổng thể, răng khôn là chiếc răng có thể có hoặc không, thậm chí, trong một số trường hợp, bác sĩ buộc phải nhổ chúng đi để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Nhưng răng cấm lại không như thế. Chúng là những chiếc răng quan trọng trong cung hàm, giữ vai trò ăn nhai chính nên không thể thiếu.

Khi mất răng cấm, bạn nên nhanh chóng trồng lại bằng phương pháp phù hợp để tránh ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho vấn đề “Răng cấm và răng khôn có phải là một không?”, nếu cần được tư vấn thêm về vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Xem thêm giải phẫu răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *