Răng của bé mọc thưa khiến cho nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo ngại sẽ ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng của trẻ sau này. Vậy nguyên nhân khiến răng thưa ở trẻ em là do đâu? Răng cửa thưa ở trẻ em khắc phục bằng cách nào hiệu quả?
I. Nguyên nhân răng của bé mọc thưa
Răng cửa của bé mọc thưa là tình trạng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan gây nên. Trong đó các nguyên nhân răng của bé mọc thưa thường thấy nhất đó là do:
- Sự mất cân đối giữa kích thước của răng và cung hàm: Bẩm sinh răng quá nhỏ so với diện tích của cung hàm nên không thể lấp đầy được khoảng trống dẫn đến các khe hở giữa các răng với nhau.
- Di truyền: Trong tiền sử gia đình khi ông bà, cha mẹ có tình trạng răng mọc thưa thì khả năng cao thế hệ con cháu sau này cũng có gen di truyền tương tự.
- Thói quen xấu: Ở những trẻ thường xuyên mút tay, đẩy lưỡi, chống cằm,… cũng có nguy cơ cao gặp phải các sai lệch ở hàm răng hơn so với bình thường.
- Thiếu mầm răng, răng vĩnh viễn mọc ngầm: Việc thiếu mầm răng vĩnh viễn bẩm sinh hay răng vĩnh viễn mọc ngầm cũng là yếu tố góp phần làm cho hàm răng mọc lệch lạc, hình thành khoảng hở giữa các răng.
- Bệnh lý răng miệng: Trẻ có các vấn đề bệnh lý ở răng như: sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, mòn cổ chân răng,… nếu không được khắc phục sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng gây tiêu xương ổ răng khiến răng lung lay, xô lệch và dần mọc thưa nhau.
- Nguyên nhân khác: Tình trạng dây nối lưỡi phát triển quá mức, thắng môi bám quá thấp vào nướu, thay răng sữa quá sớm hoặc quá muộn,… cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng răng cửa thưa ở trẻ.
II. Răng cửa thưa ở trẻ em có khắc phục được không?
Răng cửa thưa ở trẻ hoàn toàn có thể khắc phục được hiệu quả bằng các biện pháp nha khoa phù hợp.
Phụ huynh khi nhận thấy hàm răng của trẻ có các dấu hiệu mọc sai lệch cần đưa trẻ đến nha khoa thăm khám sớm. Dựa trên từng tình trạng răng miệng thực tế ở mỗi trẻ như thế nào bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.
III. Răng cửa bé mọc thưa khắc phục bằng cách nào?
Đối với trẻ em có tình trạng răng cửa mọc thưa biện pháp khắc phục tốt nhất đó chính là niềng răng chỉnh nha. Theo khuyến cáo của bác sĩ, thời điểm niềng răng lý tưởng cho trẻ sẽ được chia thành 2 giai đoạn, bao gồm:
1. Từ 6 – 11 tuổi: Sử dụng Trainer chỉnh nha
Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Các thói quen như: mút tay, đẫy lưỡi, chống cằm, thở miệng,… sẽ tác động nghiêm trọng đến hàm răng của trẻ, nguy cơ mọc lệch lạc, sai khớp cắn rất mất thẩm mỹ.
Do đó, việc đeo hàm Trainer chỉnh nha có thể đem lại hiệu quả định hướng khá tốt cho sự phát triển của răng và xương hàm, hạn chế các nguy cơ răng mọc sai lệch, loại bỏ các thói quen xấu cho trẻ tốt hơn.
Khi đeo hàm Trainer sớm còn giúp hỗ trợ rất nhiều cho quá trình niềng răng cố định sau này diễn ra được thuận lợi, nhanh chóng hơn với kết quả cao nhất.
2. Từ 12 – 16 tuổi: Độ tuổi tốt nhất để niềng răng
Trẻ trong giai đoạn 12 – 16 tuổi rất phù hợp để thực hiện các biện pháp niềng răng chỉnh nha bởi vì:
Lúc này răng và xương hàm đang phát triển khá tốt, việc dùng các khí cụ để can thiệp nắn chỉnh răng sẽ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng có được hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn.
Nếu trẻ đã trải qua quá trình đeo hàm Trainer trước đó thì khi đến giai đoạn này có thể hạn chế tối đa khả năng phải nhổ răng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả tối ưu trong thời gian sớm nhất có thể.
Thời gian niềng răng ở trẻ em sẽ diễn ra nhanh hơn, trung bình mất khoảng 1 – 2 năm hoặc rút ngắn hơn nữa nếu răng sai lệch không quá nặng.
Điều quan trọng hơn hết mà phụ huynh cần lưu ý đó là phải lựa chọn được địa chỉ nha khoa thực sự uy tín, chất lượng mới đảm bảo nắn chỉnh răng cho trẻ được an toàn và đạt hiệu quả như mong muốn.
IV. Tại sao không cần phải chỉnh răng sữa thưa?
Khi trẻ được 6 tháng tuổi những chiếc răng sữa sẽ bắt đầu mọc lên và quá trình này sẽ kéo dài cho đến khi trẻ 33 tháng tuổi với hàm răng sữa hoàn thiện gồm 20 chiếc.
Thông thường, trẻ sẽ mọc 2 răng cửa hàm dưới trước, tiếp đến sẽ là 2 răng cửa hàm trên (đây là vị trí răng dễ bị thưa nhất).
Tuy nhiên, với những trường hợp răng sữa bé bị thưa sẽ không đáng lo ngại nhiều và không cần nắn chỉnh răng ngay lúc này. Bởi răng sữa có mô răng khá mỏng, men răng ít, bề mặt của răng nhỏ cho nên việc mọc thưa rất dễ gặp.
Bên cạnh đó, trẻ từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi sẽ có sự thay đổi nhiều ở khuôn mặt và xương hàm. Khung hàm sẽ không ngừng phát triển to và rộng dần. Nếu nắn chỉnh răng sữa thì với tốc độ phát triển của trẻ chỉ sau một thời gian răng vẫn bị thưa lại.
Chỉ khi răng vĩnh viễn của trẻ đã mọc hoàn thiện mới có thể khắc phục tình trạng răng thưa được hiệu quả, triệt để.
Răng sữa sẽ dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn trong giai đoạn trẻ 6 – 12 tuổi. Khi răng vĩnh viễn mọc lên với kích thước chuẩn hơn có thể thể lấp đầy các chỗ trống trên cung hàm và không còn tình trạng thưa, hở kẽ nữa.
Tuy nhiên, việc răng trẻ hết thưa sau khi thay răng sữa không phải xảy ra ở mọi trẻ. Điều này còn tùy thuộc nhiều vào từng cơ địa cũng như các yếu tố nguy cơ dẫn đến răng thưa như đã phân tích ban đầu.
Khi trẻ đã bước sang độ tuổi 12 nếu răng vĩnh viễn vẫn bị thưa bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp điều chỉnh phù hợp để mang lại kết quả tốt nhất.
Chính vì vậy, phụ huynh nên thường xuyên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ trong giai đoạn mọc và thay răng sữa. Trong các trường hợp phát hiện ra các dấu hiệu sai lệch, bác sĩ sẽ sớm có biện pháp can thiệp sớm giúp hàm răng của trẻ mọc được cân đối, sát khít với khớp cắn chuẩn xác hơn.
Đồng thời, các bác sĩ cũng có lời khuyên đến phụ huynh ngay từ giai đoạn trẻ bắt đầu mọc và thay răng sữa cần có chế độ chăm sóc phù hợp để hạn chế tối đa các nguy cơ sai lệch có thể xảy ra đối với răng của trẻ.
Một số vấn đề mà cha mẹ nên thực hiện tốt bao gồm:
- Giữ gìn vệ sinh nướu cho trẻ sạch sẽ hằng ngày để tránh nguy cơ phát sinh bệnh lý gây mất răng sữa sớm.
- Theo dõi và chú ý nhổ răng sữa cho trẻ đúng thời điểm, không tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà để tránh các tác hại có thể xảy ra cho răng miệng của trẻ.
- Nếu như đến thời điểm thay răng nhưng răng sữa vẫn chưa có dấu hiệu lung lay hay răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc lên. Lúc này cần đưa trẻ đến nha khoa ngay để được bác sĩ có biện pháp nhổ răng sữa phù hợp giúp răng vĩnh viễn mọc lên thuận lợi, tránh tình trạng sai lệch.
- Khi nhận thấy trẻ đang có thói quen mút tay, ngậm ti giả, thở miệng, đẩy lưỡi,… cần giúp trẻ loại bỏ ngay vì chúng rất dễ làm cho hàm răng của trẻ mọc lệch lạc.
Mọi thắc mắc về vấn đề răng cửa thưa ở trẻ em khắc phục bằng cách nào? Hãy gọi ngay đến hotline 19007141 để được hỗ trợ giải đáp cụ thể, nhanh chóng.
Xem thêm niềng răng:
- Bị viêm nha chu có niềng răng được không?
- Đang đeo mắc cài có nhổ răng khôn được không?
- Niềng răng cho bé 7 tuổi
Xem thêm răng miệng trẻ em:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?