Hỏi: “Bác sĩ ơi, răng cửa rụng bao lâu thì mọc lại ạ? Bé nhà mình năm nay được 6 tuổi, rụng hai cái răng cửa hàm trên đã 7 tháng rồi mà vẫn chưa thấy nhú răng cửa mới nên mình hơi lo.” – Như Thảo, Quận 5, Tp.HCM
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI
Chào bạn Như Thảo!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Nha khoa Đông Nam!
Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin dược giải đáp như sau:
1. Răng cửa rụng bao lâu thì mọc lại?
Thông thường, quá trình mọc và thay răng của trẻ diễn ra theo lịch trình cụ thể. Khi được 6 – 12 tháng tuổi, các bé sẽ bắt đầu thay răng. Các răng sữa sẽ rụng dần để răng vĩnh viễn trồi lên.
Quá trình mọc răng và thay răng hàm trên của bé thường chậm hơn hàm dưới một ít, cụ thể là:
– Răng cửa giữa, mọc lúc 6 – 10 tháng tuổi, thay lúc 6 – 7 tuổi.
– Răng cửa bên, mọc lúc 10 – 16 tháng tuổi, thay lúc 7 – 8 tuổi.
– Răng nanh, mọc lúc 17 – 23 tháng tuổi, thay lúc 9 – 12 tuổi.
– Răng tiền hàm, mọc lúc 14 – 18 tháng tuổi, thay lúc 9 – 11 tuổi.
– Răng hàm, mọc lúc 23 – 31 tháng tuổi, thay lúc 10 – 12 tuổi.
Khi bé thay răng, răng vĩnh viễn sẽ phát triển từ mầm răng ngay bên dưới chân răng sữa mà chúng thay thế. Khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên, chúng sẽ làm cho chân răng sữa tiêu dần, lung lay và rụng đi.
Khi trẻ nhổ răng sữa rồi mà từ 6 tháng đến một năm sau vẫn chưa mọc răng vĩnh viễn, bố mẹ nên đưa bé đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
Theo như thông tin mà bạn Như Thảo cung cấp, con của bạn đã 6 tuổi, răng cửa hàm trên của cháu đã rụng được 7 tháng nhưng vẫn chưa mọc lại. Bạn nên đưa cháu đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra tình trạng của mầm răng.
2. Nguyên nhân và biến chứng của tình trạng chậm mọc răng?
** Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng mọc chậm ở trẻ, thường gặp nhất là:
– Răng mọc thừa: Những chiếc răng mọc thừa sẽ chặn hướng phát triển của răng vĩnh viễn, khiến chúng không thể trồi lên trên.
– Răng mọc lệch: Trong một số trường hợp, các răng vĩnh viễn của trẻ có thể mọc chệch hướng, nằm ngang hoặc ở bên dưới nướu, không thể trồi lên trên như bình thường.
– Thiếu mầm răng vĩnh viễn: Vì bên dưới chiếc răng sữa đã rụng không có mầm răng vĩnh viễn, do đó, sẽ không có răng vĩnh viễn mọc lên để thay thế chiếc răng vĩnh viễn đã rụng.
– Do thể trạng của trẻ: Hiện tượng chậm mọc và thay răng cũng có thể xuất phát từ các vấn đề sức khỏe của trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, thiếu canxi có thể mọc răng vĩnh viễn chậm hơn trẻ bình thường.
** Các biến chứng của tình trạng chậm mọc răng:
Răng vĩnh viễn mọc chậm có thể gây bội nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân của trẻ như tiêu xương hàm, viêm xoang hàm, ở hưởng đến vùng mắt, thậm chí có thể gương mặt bị biến dạng.
Chính vì thế, mặc dù bé không hề cảm thấy đau, nhưng để đảm bảo an toàn bố, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định nguyên nhân khiến răng mọc chậm và có biện pháp can thiệp phù hợp.
Trường hợp răng của trẻ mọc chậm do các vấn đề về thể chất, bố, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa để có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp.
3. Cách xử lý khi răng lâu mà không mọc lại
Trong trường hợp răng sữa của bé đã rụng lâu nhưng răng vĩnh viễn chưa mọc lên, bố mẹ nên sắp xếp thời gian, sớm đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám, xác định nguyên nhân và có giải pháp điều trị cụ thể.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần cải thiện dinh dưỡng và hướng dẫn con cách chăm sóc răng miệng hằng ngày:
– Xây dựng thực đơn cho trẻ với đầy đủ các thành phần như canxi, vitamin A, B, D, magie, kẽm,… Một số thực phẩm chứa những thành phần này mà mẹ có thể tham khảo là: thịt đỏ, trứng, sữa, hải sản, cá biển, rau xanh, hoa quả tươi,…
– Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột như kẹo dẻo, socola, nước ngọt có ga,….
– Tập cho con thói quen ăn uống theo thời gian biểu, tránh ăn vặt, ngủ đủ giấc và khuyến khích trẻ vận động,…
– Hướng dẫn con vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp với độ tuổi.
– Quan sát và nhắc nhở trẻ bỏ các thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, ngậm cắn đồ vật,…
– Cho con khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Điều này giúp nha sĩ theo dõi được lộ trình thay răng của con, kịp thời xử lý vấn đề có thể xảy ra, đảm bảo răng phát triển bình thường.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về vấn đề “Răng cửa rụng bao lâu thì mọc lại?” xin gửi đến bạn Như Thảo. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn nên đưa bé đến Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra vị trí răng sữa đã rụng bạn nhé!
Xem thêm mất răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?