Câu hỏi: “Chào bác sĩ! Em mới nhổ răng hàm dưới, vị trí răng số 6 được 2 tuần. Bác sĩ cho em hỏi bị mất răng hàm có sao không, nếu em không trồng lại thì có gặp vấn đề gì không ạ? Mong phản hồi sớm từ bác sĩ!” – Minh Bảo, Tân Phú, Tp.Hcm
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:
Chào bạn Minh Bảo!
Răng hàm là nhóm răng mọc trong cùng của hàm, gồm các răng 6, 7, 8 (răng khôn), giúp bảo vệ xương hàm và hoàn chỉnh bộ nhai. Việc nhổ mất răng hàm sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, bao gồm:
➣ Suy giảm chức năng ăn nhai
Ngoại trừ răng khôn, mỗi chiếc răng trong cung hàm đều đóng vai trò nhất định việc ăn nhai. Trong đó, nhiệm vụ chính của răng hàm là nhai và nghiền thức ăn.
Mất răng hàm làm suy giảm tới 70% lực nhai của hàm và làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa cho bệnh nhân, do khả năng hấp thụ thức ăn của dạ dày và ruột có phần hạn chế hơn so với trước đó.
➣ Tiêu xương ổ răng
Xương ổ răng là phần xương dày và khỏe xung quanh chân răng, có chức năng nâng đỡ và cố định răng trong xương hàm.
Mất chân răng, vùng xương ổ răng bên dưới sẽ có một khoảng trống. Nếu không có chân răng mới thay thế, xương ổ răng sẽ bị thoái hóa và tiêu dần đi. Lâu dài sẽ làm cho xương hàm bị tiêu hõm, cơ mặt không được xương hàm nâng đỡ sẽ chùng xuống, dẫn đến hiện tượng lão hóa sớm.
➣ Xô lệch răng
Sau khi mất răng, các răng kế cận vị trí răng mất có xu hướng dịch chuyển vào khoảng trống mất răng. Nếu không được khắc phục kịp thời có thể làm hỏng khớp cắn tự nhiên của răng, ảnh hưởng lớn đến các cơ hàm và khớp thái dương hàm.
➣ Thẩm mỹ của gương mặt
Khác với các răng cửa, mất răng hàm gần như không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng. Tuy nhiên, về lâu dài, sự suy giảm cả về chiều cao và kích thước của xương hàm sẽ làm cho khuôn mặt bị móm đi, dẫn đến hiện tượng lão hóa sớm.
Như bạn Minh Bảo đã biết, răng hàm đóng vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai và nghiền thức ăn. Chính vì thế, sau khi nhổ răng hàm bạn nên nhanh chóng trồng lại răng giả càng sớm càng tốt để ngăn chặn các tác hại của việc mất răng gây ra.
✤ Các giải pháp phục hồi răng hàm bị mất
Sau khi mất răng, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ Nha khoa để được thăm khám và tư vấn về phương pháp phục hình răng mất phù hợp. Các phương pháp thường được chỉ định bao gồm:
a) Phục hồi răng hàm bị mất bằng Implant
Trường hợp chỉ định: Phục hình 1 răng, 2 răng, một vài răng hoặc toàn hàm.
Hiểu một cách đơn giản, cấy ghép răng Implant là quá trình bác sĩ đặt trụ Implant vào xương hàm để thay thế cho chân răng thật đã mất. Sau đó, gắn thân răng giả được làm từ sứ (mão răng sứ) lên trên.
Tính đến thời điểm hiện tại, đây là phương pháp duy nhất có thể khôi phục gần như 100% lực nhai và khả năng cảm biến thức ăn của răng.
b) Phục hồi răng hàm bị mất bằng cầu răng sứ
Trường hợp chỉ định: Phục hình 1 răng, 2 răng hoặc một vài răng liền kề với điều kiện các răng thật kế cận còn khỏe mạnh. Không áp dụng cho răng số 7 và mất răng toàn hàm.
Về phương diện kỹ thuật, trồng răng sứ bắc cầu là quá trình bác sĩ mài chỉnh các răng theo tỷ lệ đã được tính toán từ trước. Sau đó, so màu răng, lấy dấu hàm và gửi thông số về cho kỹ thuật viên ở Labo để chế tạo cầu răng.
Sau cùng, bác sĩ sẽ cố định cầu răng lên các răng thật đã được mài trước đó, vắt ngang qua vị trí khuyết răng trong cung hàm.
Do không có chân răng riêng lẻ như răng Implant nên lực nhai của cầu răng sứ chỉ khoảng 60% – 70% so với răng thật.
c) Phục hồi răng hàm bị mất bằng răng giả tháo lắp
Trường hợp chỉ định: Phục hình 1 răng, 2 răng, một vài răng hoặc toàn hàm.
Trong phương pháp này, một tổ hợp gồm răng và hàm nhân tạo sẽ được gắn lên nướu răng, giúp lắp đầy khoảng trống khuyết răng trong cung hàm. Lực nhai của răng giả tháp lắp chỉ khoảng 30% – 40% răng thật.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về các tác động tiêu cực của việc mất răng đến sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thông tin đến bạn một số phương pháp phục hình răng thường được chỉ định hiện nay.
Bạn Minh Bảo nên nhanh chóng phục hồi lại các răng mất để tránh ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm và hệ lụy về lâu dài của việc mất răng bạn nhé! Để đặt lịch hẹn thăm khám và tư vấn bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 để được hỗ trợ.
Xem thêm mất răng: