Để khắc phục răng hàm bị mẻ vỡ nhiều bệnh nhân thường lựa chọn trám răng bởi kỹ thuật này thực hiện khá nhanh chóng, chi phí phải chăng. Tuy nhiên liệu mọi trường hợp răng hàm bị mẻ có trám được không?
I. Nguyên nhân gây mẻ răng hàm
Mẻ răng hàm là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ ai và tiềm ẩn nhiều tác hại nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Phần lớn các trường hợp gãy mẻ răng hàm được xác định là do nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Té ngã, va đập mạnh từ bên ngoài, các chấn thương, tai nạn ngoài ý muốn đều có nguy cơ cao dẫn đến gãy mẻ răng gây cảm giác ê nhức dai dẳng cho bệnh nhân.
- Sử dụng răng như công cụ để mở những đồ vật cứng, thói quen nhai đá lạnh, nghiến răng khi ngủ, ăn nhai các món quá dai cứng,… cũng khó tránh khỏi các tổn thương đến răng nướu và dễ gãy mẻ.
- Các bệnh lý ở răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, bệnh nha chu,… càng để lâu vi khuẩn sẽ phát triển mạnh làm cấu trúc răng hư hỏng nặng nề. Khi đó răng trở nên rất nhạy cảm, gãy mẻ dần khi gặp lực tác động từ bên ngoài, thậm chí mất răng vĩnh viễn nếu bệnh lý tiến triển nghiêm trọng.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt các vitamin và khoáng chất quan trọng như: canxi, flour, vitamin D,… cũng khiến cho men răng kém chắc khỏe hơn bình thường, rất dễ bị gãy mẻ khi ăn nhai hay gặp bất kỳ lực tác động nào từ bên ngoài.
- Tình trạng răng gãy mẻ cũng hay xảy ra ở những người có thói quen đánh răng quá mạnh, đánh răng theo chiều ngang bằng bàn chải cứng, ăn uống nhiều đường, nhiều axit,…
- Đối với những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược axit dạ dày, bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm khớp,… sẽ có răng nhạy cảm, yếu hơn bình thường và dễ bị nứt mẻ, gãy vỡ.
II. Tác hại khi răng hàm bị gãy mẻ
Răng hàm bị gãy mẻ thường gây cảm giác ê buốt, đau nhức dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống hằng ngày. Thức ăn nếu không được nhai và nghiền nhỏ trong thời gian dài khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn và dễ gây một số bệnh ở dạ dày, đường ruột.
Khi răng hàm bị mẻ ở 1 bên bệnh nhân thường chuyển sang ăn nhai chủ yếu ở bên hàm còn lại dẫn đến các nguy cơ gây lệch hàm, đau mỏi khớp thái dương hàm. Đồng thời các răng bên hàm nhai nhiều sẽ nhanh bị mòn, dễ sâu răng, viêm nướu và các bệnh lý răng miệng khác.
Khi răng hàm bị gãy mẻ, những cạnh sắc nhọn của răng có thể gây rách nướu, lưỡi, má dẫn đến chảy máu, viêm loét khiến bệnh nhân vô cùng đau rát, khó chịu.
Các triệu chứng đau nhức, ê buốt tại những chiếc răng hàm bị gãy mẻ còn khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn, bệnh nhân khó ngủ được ngon giấc. Cùng với việc ăn uống kém ngon miệng sẽ làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược đáng kể.
Răng bị nứt gãy làm lộ ngà răng là điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn xâm nhập và hình thành nhiều bệnh lý nghiêm trọng như: viêm tủy, áp xe răng, viêm nha chu,… Hậu quả có thể gây mất răng và viêm nhiễm lây lan ảnh hưởng những răng xung quanh vô cùng nguy hại.
III. Răng hàm bị mẻ có trám được không?
Để phòng tránh tối đa các hậu quả do mẻ răng hàm gây ra thì việc can thiệp điều trị bằng các biện pháp nha khoa phù hợp là rất cần thiết. Khắc phục răng bị gãy mẻ sớm không chỉ cải thiện được hình dáng răng mà còn giúp ăn nhai tốt hơn.
Răng hàm bị mẻ có trám được không cần phải được xác định dựa trên từng tình trạng tổn thương cụ thể ở răng thông qua quá trình thăm khám, chụp x-quang.
Theo đó, đối với các răng hàm bị mẻ, vỡ nhỏ, chưa ảnh hưởng đến vùng tủy các bác sĩ thường chỉ định trám răng để tái tạo lại hình dạng của răng.
Miếng trám có tác dụng như một tấm chắn, bao bọc và bảo vệ các mô răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Độ bền chắc của miếng trám khá tốt sẽ giúp ăn nhai hiệu quả, ngon miệng hơn.
Nếu răng hàm bị gãy mẻ lớn, đã gây viêm tủy thì khó áp dụng trám răng để khắc phục hiệu quả. Do đó trường hợp này cần điều trị tủy kết hợp phục hình bằng bọc sứ để bảo vệ răng thật tốt hơn, duy trì ăn nhai bền chắc dài lâu.
IV. Kỹ thuật trám răng hàm
Đầu tiên, bác sĩ tiến hành kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Nếu cần thiết, có thể chỉ định chụp X – Quang để xác định mức độ hư hại của cấu trúc răng và tình trạng của các mô răng còn lại.
Nếu răng cần trám có dấu hiệu viêm nhiễm tại chỗ hoặc bệnh lý cần phải trị dứt điểm trước khi trám răng. Mục đích của thao tác này là để đảm bảo quá trình trám răng diễn ra trong môi trường sạch khuẩn, tránh viêm nhiễm.
Với ưu điểm đơn giản, nhanh chóng và hạn chế xâm lấn, trám răng diễn ra nhẹ nhàng và ít gây đau đớn cho bệnh nhân.
Trường hợp cần phải loại bỏ các mô răng bị hư hại do sâu răng, viêm nhiễm,… bác sĩ sẽ gây tê cục bộ vùng răng cần trám. Do đó, bạn hoàn toàn có thể an tâm.
Do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chẳng hạn như: vật liệu trám, kỹ năng bác sĩ và công nghệ nha khoa mà thời gian trám răng có thể thay đổi. Trung bình, mỗi lần trám cần khoảng 15-20 phút/răng.
Nhìn chung, đây là quá trình các bác sĩ phủ vật liệu trám lên bề mặt răng và điêu khắc hình dáng miếng trám. Kết thúc quy trình, bệnh nhân sẽ có được một chiếc răng hoàn thiện như ban đầu.
V. Trám răng hàm bị mẻ có bền không?
Kỹ thuật trám răng chỉ áp dụng hiệu quả cho trường hợp răng hàm sứt mẻ, gãy vỡ nhẹ.
Miếng trám có tuổi thọ trung bình từ 3 – 5 năm. Thời gian sử dụng của miếng trám cũng có thể nhanh hoặc chậm hơn tùy thuộc vào từng tình trạng răng miệng thực tế cũng như các chế độ chăm sóc răng miệng ở mỗi bệnh nhân.
Sau một thời gian sử dụng dưới sự tác động từ nhiệt độ, lực ăn nhai, quá trình vệ sinh răng miệng miếng trám sẽ dần bị bong tróc, mẻ vỡ.
Bên cạnh đó, miếng trám với đặc tính xốp nên rất dễ bị bám màu, ố vàng từ những đồ ăn, thức uống hằng ngày khiến cho răng trông kém thẩm mỹ.
Bệnh nhân sau khi trám răng cần xác định phải đến nha khoa để trám lại răng mới khi miếng trám đã có dấu hiệu xuống cấp. Điều này nhằm đảm bảo được vấn đề về thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai cho răng được diễn ra một cách tốt hơn.
VI. Địa chỉ trám răng uy tín, chất lượng
Để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ và tối ưu hóa thời gian sử dụng của miếng trám, bạn nên thực hiện trám răng hàm ở một cơ sở nha khoa uy tín và đáng tin cậy.
Tại Nha Khoa Đông Nam quy tụ đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm thực tế, quy trình điều trị đạt chuẩn. Cùng với sự hỗ trợ của các trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo trám răng an toàn và đạt kết quả tối ưu cho mọi trường hợp.
Vật liệu trám răng tại Nha khoa Đông Nam là Composite. Đây là một loại vật liệu rất được ưa chuộng hiện nay với nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Màu sắc tương đồng với màu răng tự nhiên.
- Phục hình linh hoạt cho mọi tình huống trám răng.
- An toàn, lành tính với cơ thể, không độc hại, không kích ứng.
- Thời gian thực hiện nhanh chóng.
- Bền chắc, duy trì được nhiều năm.
- Không xâm lấn quá nhiều vào cấu trúc răng, bảo tồn răng tối đa.
- Không bị ê buốt, nhạy cảm với nhiệt độ, thực phẩm.
Hy vọng bài viết “Răng hàm bị mẻ có trám được không?” đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về kỹ thuật trám răng hàm. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Xem thêm trám răng:
- Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay
- Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú có được trám răng không?
- Răng cửa bị mẻ có trám được không?
Xem thêm răng nứt – vỡ – mẻ:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?