khuyến mãi 30/4 - 1/5

Răng Bị Nứt Thì Phải làm Sao?

Mặc dù răng của chúng ta được nhận định là một bộ phận cứng chắc nhất trong cơ thể nhưng với nhiều áp lức tác động lên răng khác nhau thì răng vẫn có thể sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là tình trạng răng bị nứt. Vậy trong trường hợp răng bị nứt thì phải làm sao? Có cách điều trị răng bị nứt không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

răng bị nứt thì phải làm sao

1. Vì sao răng lại bị nứt?

Răng bị nứt là tình trạng trên thân răng có những vết nứt dọc hoặc ngang, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của răng cũng như những chiếc răng này sẽ dễ dàng bị đau nhức, ê buốt khi ăn uống hàng ngày.

Nguyên nhân khiến răng bị nứt có thể kể đến 2 nguyên nhân chính như:

– Nguyên nhân răng bị nứt do nội tại bên trong:

Răng bị nứt khi răng bị thiếu hụt nội bộ chẳng hạn như thiếu canxi. Canxi chính là yếu tố cơ bản giúp cho men răng chắc khỏe, tạo nên lớp bảo vệ cứng chắc cho mô răng. Nhờ lớp bảo vệ này mà răng mới có thể phản ứng được linh hoạt nhất với các tác động ngoại lực.

Nếu chiếc răng của bạn tự nhiên bị nứt, mẻ hay bể vỡ mà không phải do chịu lực tác động mạnh nào thì khả năng răng thiếu canxi là rất lớn. Ban đầu sẽ là những vết nứt trên thân răng, sau đó vết nứt này dần dần lan rộng ra khiến cho răng sẽ bị nứt mẻ ngày càng nhanh chóng dù chỉ chịu một lực tác động nhẹ mà thôi.

Răng bị nứt thì phải làm sao 1
Răng dễ bị nứt là do thiếu canxi

– Nguyên nhân răng bị nứt do yếu tố bên ngoài:

Nguyên nhân răng bị nứt do yếu tố bên ngoài thì thường là do răng chịu sự tác động của những ngoại lực lên răng như: tai nạn, tật nghiến răng khi ngủ, lực ăn nhai quá mạnh hoặc không đúng khớp cắn, dùng răng cắn các đồ vật cứng như: nước đá, nắp chai…

Răng bị nứt thì phải làm sao 2
Những yếu tố về ngoại lực cũng sẽ khiến răng bị nứt

Dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì một khi răng bị nứt, chúng ta cần phải nhanh chóng xử lý để đảm bảo răng không bị nặng hơn. Vậy răng bị nứt thì phải làm sao?

2. Phân loại các dạng nứt răng

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nứt răng vì vậy mà vết nứt theo đó cũng có nhiều loại khác nhau:

Đường line nhỏ: Là những vết nứt siêu nhỏ xuất hiện ở men răng, chúng không gây ra hiện tượng đau nhức hay khó chịu nào. Thường ở những chiếc răng gặp tình trạng nứt đường line nhỏ sẽ không cần phải điều trị thay vào đó bạn cần tăng cường tái khoáng hóa men răng bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học và sử dụng các sản phẩm kem đánh răng, nước sức miệng chứa fluor.

Răng cửa xuất hiện các đường nứt rất nhỏ trên bề mặt men răng
Răng cửa xuất hiện các đường nứt rất nhỏ trên bề mặt men răng

Nứt múi: Thường xảy ra ở những chiếc răng hàm nhỏ hoặc răng hàm lớn. Đường nứt xuất hiện ngay múi răng khiến chiếc răng hàm như bị chia thành nhiều phần. Với tình trạng này, bạn cần phục hồi bằng cách bọc sứ hoặc làm inlay – onlay sứ.

Nứt ở đỉnh răng: Những vết nứt xuất hiện ở bề mặt cắn của răng, có thể gây đau, ê buốt khi cắn. Khi phần đỉnh răng bị nứt nhưng không điều trị, chiếc răng sẽ rất dễ vỡ mẻ lớn.

Răng nứt dọc: Là một đường nứt chạy từ mặt nhai, đỉnh răng xuống đến đường viền nướu hoặc chân răng. Tình trạng này có thể khiến răng ê buốt, đau nhức nghiêm trọng.

Răng bị chẻ ra: Đây là kết quả của việc không điều trị răng nứt sớm. Lúc này răng bị chẻ ra, khe nứt lớn từ bề mặt cắn đến chân răng, việc điều trị bảo tồn là rất khó.

Răng nứt đôi nghiêm trọng
Răng nứt đôi nghiêm trọng

3. Nhận biết khi răng bị nứt

Bên trong 1 chiếc răng, dưới lớp men cứng chắc là ngà răng và tủy răng. Tủy răng chứa các dây thần kinh và mạch máu. Do đó mà chiếc răng bị nứt sẽ có nhiều triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào mức độ tổn thương như thế nào. Những triệu chứng nứt răng thường gặp nhất bao gồm:

  • Răng nhạy cảm hơn nhất là khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh hoặc ăn thức ăn có vị ngọt, chua.
  • Đau nhói khi nhai hoặc kể cả khi không có bất kỳ tác động nào. Cơn đau có thể liên tục hoặc thoáng qua.
  • Có thể gặp tình trạng sưng tấy vùng nướu ngay ở chiếc răng bị tổn thương.
Ê buốt đau nhức là dấu hiệu của nứt răng
Ê buốt đau nhức là dấu hiệu của nứt răng

4. Bị nứt răng có nguy hiểm không?

Khi răng chỉ mới xuất hiện những vết nứt rất nhỏ trên bề mặt men răng, bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ vấn đề nào. Nhưng khi vết nứt lớn hơn, lan đến ngà răng, răng bạn sẽ trở nên nhạy cảm với nhiệt độ và xuất hiện những cơn đau nhức khó chịu, ăn nhai suy giảm.

Theo thời gian, một chiếc răng bị nứt có thể tự nó bắt đầu bị tổn thương. Các vết nứt rộng có thể dẫn đến nhiễm trùng mô tủy, lan đến xương và nướu xung quanh răng.

Lúc này, việc điều trị bảo tồn là rất khó, khả năng cao bạn sẽ mất chiếc răng này, thậm chí tình trạng viêm nhiễm còn lây lan sang các răng bên cạnh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng.

Nứt răng có thể gây ra tình trạng áp xe, nhiễm trùng
Nứt răng có thể gây ra tình trạng áp xe, nhiễm trùng

5. Răng bị nứt rồi thì tự lành lại được không?

Một chiếc răng bị nứt vốn dĩ sẽ không thể tự lành lại được, bởi thực tế vết nứt trên răng không thể tự hồi phục lại như da hay xương… đồng nghĩa nếu răng bị sâu, gãy, vỡ thì mô răng không thể trở lại như xưa nữa.

Răng bị nứt rồi thì tự lành lại được không?
Răng bị nứt rồi thì tự lành lại được không?

Các vết nứt sẽ tiếp tục kéo dài và ăn sâu xuống hết răng cho đến khi răng bị gãy, dây thần kinh bị nhiễm trùng kèm theo đau nhức, khó chịu.

Nếu răng chỉ bị nứt nhẹ không ảnh hưởng chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ thì chỉ cần theo dõi một thời gian xem mô răng phát triển như thế nào, có tiến triển nặng hơn không, nếu không ảnh hưởng thì không cần điều trị.

Nhưng nếu răng nứt ngang, nứt dọc, nứt đôi thân răng có khả năng nhiễm trùng, không thể tự hồi phục, thì lúc này bạn cần đến nha khoa thăm khám, để khắc phục sớm tình trạng này, tránh các biến chứng nguy hại xảy ra.

6. Cách điều trị răng bị nứt

Cách điều trị răng bị nứt sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ của răng nứt này như thế nào, để điều trị răng bị nứt thì chúng ta sẽ có 2 phương pháp chính như sau:

– Điều trị răng bị nứt bằng cách trám răng thẩm mỹ:

Trám răng thẩm mỹ điều trị răng bị nứt là cách mà các bác sĩ sẽ sử dụng loại vật liệu trám răng thẩm mỹ nhân tạo hiện đại nhất được gọi là Composite, loại vật liệu này sẽ được bôi vào bề mặt răng nơi có những vết nứt và tạo hình sao cho giống với men răng thật nhất, sau đó bác sĩ sẽ chiếu đèn đông để vật liệu Composite này được kết dính vào răng thật, tạo sự bền chắc lâu dài.

trám răng sâu
Giải pháp trám răng thẩm mỹ

Tuy nhiên, do Composite có tính chất xốp nên sẽ dễ bị bắt màu thực phẩm nên sau một thời gian sử dụng thì phần vết trám này sẽ làm răng bị ố vàng đi khiến răng bị mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, vật liệu trám này lại có độ bám dính không cao, dễ bị bong bật khi ăn nhai hoặc dễ bị kích thích với nhiệt độ thức ăn… vì vậy mà phương pháp này được xem không phải là giải pháp hiệu quả, đặc biệt với những vết nứt lớn, sâu.

– Điều trị răng bị nứt bằng cách bọc răng sứ:

Chính vì trám răng thẩm mỹ vẫn còn tồn tại nhiều khiếm khuyết nên giải pháp bọc răng sứ đã được phát minh ra đời. Đây cũng là cách khắc phục răng bị nứt tốt nhất mà chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện.

Bọc răng sứ là giải pháp hiệu quả nhất có thể bảo tồn được răng thật và đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Trước khi bọc răng sứ thẩm mỹ, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng, vệ sinh sạch sẽ và điều trị bệnh lý nếu có. Với những vết răng sâu thì việc nạo sạch là điều cần thiết để loại bỏ hoàn toàn các mô răng bệnh.

Răng bị nứt thì phải làm sao 4
Giải pháp bọc răng sứ

Bọc răng sứ sử dụng một mão sứ chế tạo theo dấu răng bọc chụp toàn bộ phần thân răng thật từ mặt nhai cho đến viền chân răng. Chính bởi yếu tố bảo vệ toàn bộ răng thật mà lực nhai hay các tác động bên ngoài không làm ảnh hưởng đến phần răng thật bên trong.

Chỗ răng bị nứt vỡ sẽ được phục hình bằng một mão sứ có độ bền chắc cao, đặc biệt nếu thực hiện với răng sứ toàn sứ cao cấp thì tuổi thọ có thể lên tới hàng chục năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu các bạn có cách chăm sóc răng miệng đúng cách.

Bọc sứ điều trị răng bị viêm tủy

7. Cách phòng ngừa răng bị nứt

Mặc dù răng nứt không thể ngăn ngừa được hoàn toàn nhưng bạn có thể thực hiện một số bước để làm cho răng ít bị nứt hơn.

  • Không dùng răng làm công cụ cạy mở nắp chai, cắn móng tay, cắn bút, cắn xé bao bì,…
  • Tránh nhai đá và hạn chế những thực phẩm dai cứng.
Không dùng răng ăn nhai đồ cứng
Không dùng răng ăn nhai đồ cứng
  • Nếu có tật nghiến răng khi ngủ, hãy đến nha khoa làm máng chống nghiến để bảo vệ răng của bạn.
  • Đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi các môn thể thao tiếp xúc.
  • Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng chứa fluor để củng cố men răng.
  • Thăm khám nha sĩ định kỳ để theo dõi tình trạng răng, kịp thời xử lý những vết nứt nhỏ.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Thăm khám nha khoa định kỳ

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, hy vọng các bạn đã có thể biết rõ hơn về cách điều trị răng bị nứt. Để đảm bảo tình trạng răng bị nứt không gây nhiều ảnh hưởng thì khi nhận thấy dấu hiệu răng nứt, mọi người nên nhanh chóng đến ngay nha khoa để được các bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng hơn và có cách khắc phục tốt nhất.

Khi có nhu cầu muốn điều trị răng nứt, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được các bác sĩ chuyên khoa phục hình răng thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé.

Xem thêm răng nứt – vỡ – mẻ:

Xem thêm bọc răng sứ:

Xem thêm trám răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close