Câu hỏi: ” Chào nha khoa! Trường hợp của em là răng hàm dưới bị thưa khá nhiều. Em muốn răng được khít lại thì điều trị bằng cách nào vậy ạ? Có đau lắm không? Mong nha khoa tư vấn giúp em. Em cảm ơn. ” – Ánh Vân Nguyễn, Facebook
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI:
Chào bạn Ánh Vân Nguyễn! Trước tiên chúng tôi xin gửi lời cám ơn đến sự quan tâm của bạn khi gửi những câu hỏi thắc mắc về cho chúng tôi. Để trả lời câu hỏi về tình trạng răng miệng hiện tại, Nha Khoa Đông Nam xin được giải đáp như sau:
I. Nguyên nhân gây nên tình trạng răng hàm dưới bị thưa
Răng hàm dưới bị thưa có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như:
- Răng thưa do yếu tố bẩm sinh khi kích thước của răng quá nhỏ so với bề rộng của cung hàm dẫn đến tình trạng các răng mọc cách xa nhau.
- Răng vĩnh viễn mọc ngầm bên trong xương hàm cũng khiến cho các răng kế cận có xu hướng mọc dồn về chỗ trống không có răng gây xô lệch và thưa răng.
- Một số bệnh lý răng miệng thường gặp như: viêm nướu, tụt lợi, bệnh nha chu cũng là nguyên nhân làm cho lợi bị tách ra khỏi răng, thân răng ngày càng dài ra và thưa dần.
- Tình trạng mất răng lâu ngày có thể gây tiêu xương hàm, tụt nướu. Các răng đối diện mọc trồi dài, răng xung quanh mọc nghiêng về vị trí trống mất răng và thưa dần.
- Ngoài ra, răng cửa bị thưa còn có thể là do hậu quả của một số thói quen xấu như: dùng tăm xỉa răng, đẩy lưỡi, mút tay, chống cằm, đánh răng sai cách, ăn nhai quá dai cứng,….
II. Ảnh hưởng của tình trạng răng hàm dưới bị thưa
Răng hàm dưới bị thưa khi nói cười có thể lộ ra khiến cho hàm răng trông kém thẩm mỹ, khó gây được ấn tượng tốt với người đối diện. Bệnh nhân sẽ cảm thấy xấu hổ, mất đi sự tự tin khi giao tiếp khiến cho chất lượng cuộc sống, công việc giảm sút.
Khi răng mọc thưa còn làm cho thức ăn thừa, mảng bám dễ giắt lại ở các kẽ răng rất khó để vệ sinh sạch sẽ. Từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn tích tụ nhiều và gây các vấn đề bệnh lý nguy hiểm ở răng như: sâu răng, hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu,…
Một hàm răng thưa còn khiến cho khớp cắn ở 2 hàm khó có sự ổn định, ăn khớp với nhau. Điều này ít nhiều cũng gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng ăn nhai, lâu ngày còn dễ phát sinh các bệnh lý ở dạ dày, tổn thương vùng khớp thái dương hàm.
Nguy hiểm hơn hết, răng thưa để lâu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến lực liên kết giữa các răng dần suy yếu, răng dễ lung lay thậm chí mất răng vĩnh viễn.
III. Điều trị răng hàm dưới bị thưa bằng cách nào?
Để điều trị răng thưa, thông thường chúng ta sẽ có 2 giải pháp điều trị là trám răng thẩm mỹ và bọc răng sứ thẩm mỹ.
1. Trám răng thẩm mỹ
Trám răng thẩm mỹ là phương pháp sử dụng loại vật liệu trám răng nha khoa (hay còn được gọi là vật liệu Composite), có màu tương tự màu răng để gia tăng kích cỡ chiều ngang cho thân răng nhằm che lấp đi các khe răng thưa. Thời gian thực hiện rất nhanh chóng trong 20-30 phút.
Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm chỉ áp dụng cho các kẽ răng thưa nhỏ hơn 2mm. Sau một thời gian sử dụng vật liệu trám dễ bị nhiễm màu và ố vàng cần được thay thế.
Với những kẽ răng thưa quá lớn (>2mm) khi thực hiện trám răng miếng trám dễ bị bong tróc sau một thời gian ngắn sử dụng.
2. Bọc răng sứ
Là một phương pháp sử dụng những mão răng được làm bằng sứ để lắp lên trụ răng thật, răng sứ được chế tác theo kích thước phù hợp với răng thật để khi lắp vào sẽ che khít được khoảng răng thưa.
Mão răng sứ được chế tác dựa trên dấu hàm của răng bạn có khả năng che đi kẽ răng thưa đồng thời thẩm mỹ được màu sắc kích thước theo yêu cầu của bạn.
Theo như hình ảnh bạn gửi về cho Nha Khoa Đông Nam, chúng tôi nhận thấy rằng khoảng răng thưa của bạn là rất lớn, nếu bạn lựa chọn giải pháp trám răng thẩm mỹ thì tính thẩm mỹ sẽ không cao.
Vì khoảng thưa lớn nên khi trám vào thì hai răng cửa sẽ trở nên to hơn, làm mất cân đối so với các răng còn lại trên hàm, nhìn sẽ không đẹp và mất tự nhiên.
Bên cạnh đó, do miếng trám quá lớn nên độ bám vào răng không chắc chắn, khi bạn ăn nhai với lực quá mạnh sẽ dễ làm cho miếng trám bị bong tróc ra.
Do đó, để răng của bạn được đều, đẹp và có thể tồn tại lâu dài hơn thì chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn giải pháp bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp tối ưu nhất cho trường hợp này.
Răng sứ được điều chỉnh kích thước, màu sắc… sao cho phù hợp với những chiếc răng còn lại của bạn. Răng sứ có độ bền chắc rất cao nên khó bị gãy vỡ nếu bạn dùng lực mạnh.
Ngoài ra, răng sứ cũng có tuổi thọ rất cao (10 – 20 năm trở lên) và có thể tồn tại vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.
Ngoài 2 phương án trên thì để điều trị răng hàm dưới bị thưa thì có thể chọn giải pháp niềng răng mắc cài. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích bạn sử dụng vì 2 lý do sau đây:
– Một là thời gian điều trị niềng răng thưa khá lâu, kéo dài từ 12-24 tháng bạn phải đeo mắc cài liên tục nguyên hàm răng, việc vệ sinh bất tiện cũng khiến nhiều người không muốn thực hiện.
– Phương án này thật sự có hiệu quả cao và nhanh chóng trong giai đoạn mọc hoàn tất răng vĩnh viễn (độ tuổi từ 12-15).
IV. Điều trị răng thưa có đau hay không?
Điều trị răng hàm dưới bị thưa bằng phương pháp bọc răng sứ có đau không?
Trên thực tế thì hoàn toàn không gây đau đớn gì cả, đối với phương pháp bọc răng sứ bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê trước khi tiến hành mài răng bọc sứ nên bạn chỉ có cảm giác hơi ê một chút mà thôi. Cảm giác này sẽ qua rất nhanh nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm nhé.
Trên đây là những thông tin giải đáp về thắc mắc điều trị răng hàm dưới bị thưa của bạn Ánh Vân Nguyễn, để có thể xác định chính xác hơn tình trạng răng của bạn sẽ phù hợp với phương pháp điều trị nào, bạn nên đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để các bác sĩ thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp một cách nhanh nhất.
Xem thêm thẩm mỹ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?