Răng khôn bị sâu có nên trám không? – Răng khôn là chiếc răng mọc sâu trong cùng nhất của cung hàm nên việc vệ sinh răng miệng thường sẽ không “với tới” được những chiếc răng này, vì vậy răng khôn thường mắc phải bệnh lý sâu răng cao hơn những chiếc răng khác.
Răng khôn còn được gọi với tên khoa học là răng số 8, đây là chiếc răng mọc sau cùng nhất ở độ tuổi trường thành của con người nên nó sẽ nằm sâu trong cùng xương hàm, vì vậy nên việc vệ sinh răng miệng cho chiếc răng này tương đối khó khăn.
Bên cạnh đó, răng khôn lại mọc ngay cạnh các răng hàm khác giữ vai trò quan trọng nên thức ăn hay bị nhồi nhét vào các kẽ răng này, việc làm sạch các thức ăn và mảng bám tại các kẽ của răng khôn không phải là việc dễ dàng. Răng khôn có nguy cơ bị sâu cao và nướu răng tại vị trí này dễ có nguy cơ viêm, sưng tấy gây cho bạn cảm giác khó chịu.
I. Nguyên nhân gây sâu răng khôn
Răng khôn là chiếc răng mọc lên cuối cùng trên cung hàm, khi bạn đã bước vào độ tuổi trưởng thành từ 18 – 25 tuổi. Vì mọc lên cuối cùng, các răng khác đã mọc đầy đủ và xương hàm đã phát triển hoàn chỉnh nên răng khôn thường có xu hướng mọc kẹt trong mô nướu hoặc trong xương, mọc lệch, mọc đâm ngang vào răng bên cạnh.
Mặt khác, răng khôn thường phát triển trong một khoảng thời gian rất dài, vài tháng đến vài năm, điều này cho phép vi khuẩn dễ xâm nhập vào nướu răng. Đồng thời, mảnh vụn thức ăn thường bị kẹt lại ở kẽ răng khôn, vi khuẩn tích tụ số lượng lớn làm nướu sưng viêm và gây sâu răng.
Ngoài ra, trường hợp răng khôn bị sâu còn là do nằm ở vị trí khó vệ sinh, bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa không thể tiếp cận tới. Và không có thói quen cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa cũng là lý do gây sâu răng khôn.
II. Sâu răng khôn có nguy hiểm không?
Sâu răng khôn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, cụ thể:
- Đau nhức: Răng khôn bị sâu gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng. Cơn đau không chỉ giới hạn ở răng mà còn lan ra khu vực nướu quanh răng thậm chí là lan đến tận hàm. Điều này gây ảnh hưởng đến ăn nhai cũng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
- Nhiễm trùng: Vi khuẩn tấn công vào khu vực tủy răng và đường viền nướu gây áp xe, nhiễm trùng. Lúc này cơn đau nhức răng sẽ dữ dội hơn và còn gây ra tình trạng hôi miệng.
- Tổn thương răng bên cạnh: Chiếc răng khôn bị sâu nếu không sớm nhổ bỏ, vi khuẩn sẽ dần tấn công sang chiếc răng bên cạnh. Theo thời gian sẽ gây ra tình trạng sâu răng hàng loạt làm suy giảm sức khỏe răng miệng nghiêm trọng.
III. Răng khôn bị sâu có nên trám không?
Răng khôn bị sâu có nên trám không sẽ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau:
- Mức độ răng khôn bị sâu nặng hay nhẹ.
- Thế mọc của răng khôn như thế nào.
- Tình trạng răng khôn bị sâu có gây nguy hại đến những chiếc răng còn lại không…
✤ Nếu trong trường hợp răng khôn bị sâu nhẹ, tình trạng mọc của răng ngay thẳng, đúng vị trí thì các bạn vẫn có thể thực hiện trám răng khôn bị sâu để điều trị và phòng tránh bệnh tái phát.
Việc trám răng khôn bị sâu sẽ giống các trường hợp trám răng thông thường khác trước tiên vệ sinh sau đó bác sĩ sẽ nạo bỏ vùng răng bị sâu, nhiễm khuẩn. Tiếp theo là lấp đầy chỗ răng khuyết bằng vật liệu trám thông minh trùng màu răng thật.
Tuy nhiên, do vị trí răng khôn khá nhạy cảm nên trước khi điều trị bác sĩ sẽ chỉ định chụp film kiểm tra mức độ sâu răng, hướng mọc răng khôn nếu không được thẳng hàng, có xu hướng va đâm vào các răng khác bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị tương ứng.
✤ Nếu trường hợp răng sâu quá nặng, gây ảnh hưởng đến tủy răng hoặc răng khôn có thế mọc không đúng vị trí, mọc ngầm, mọc kẹt… thì việc nhổ răng bỏ đi là cần thiết nhằm đảm bảo tình trạng sâu răng không lan rộng sang những răng kế bên. Đồng thời có thể giúp sức khỏe được an toàn hơn, tránh được những biến chứng mà răng khôn mọc lệch gây ra.
Nhưng trên thực tế, đa số các trường hợp răng khôn đều được các bác sĩ khuyên nên nhổ đi vì chúng hầu như không có chức năng gì trên cung hàm. Việc trám răng khôn chỉ là tạm thời, không phải giải pháp điều trị triệt để.
IV. Nhổ răng khôn bị sâu an toàn bằng máy siêu âm hiện đại
Ngày nay, việc nhổ răng khôn bị sâu đã không còn quá “đáng sợ” như lúc trước nữa. Bằng phương pháp nhổ răng công nghệ mới với máy siêu âm hiện đại, quá trình nhổ răng khôn sẽ trở nên êm ái, không đau và rất an toàn cho sức khỏe bệnh nhân.
Với kỹ thuật nhổ răng bằng công nghệ sóng siêu âm hiện đại không những an toàn, hạn chế đau nhức mà còn ít xâm lấn đến nướu giúp cho quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc gây tê an toàn trước khi thực hiện sẽ giúp bạn không có cảm giác đau trong lúc nhổ răng.
Khi thực hiện nhổ răng khôn bị sâu tại Nha Khoa Đông Nam, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim X – Quang trước để xác định tình trạng cụ thể của chiếc răng khôn như thế nào, bị sâu nặng hay nhẹ, đã ảnh hưởng đến chiếc răng kế cận chưa… từ đó mới có phác đồ điều trị cụ thể giúp cho việc nhổ bỏ được dễ dàng, có độ an toàn cao nhất.
Quá trình nhổ răng khôn tại Nha khoa Đông Nam
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc ” răng khôn bị sâu có nên trám không? ” để các bạn có thể hiểu rõ hơn. Nếu nhận thấy răng khôn có dấu hiệu bị sâu, các bạn cần đến ngay trung tâm nha khoa để được các bác sĩ thăm khám cụ thể và có sự chỉ định điều trị cho phù hợp. Tại Nha Khoa Đông Nam các bạn sẽ được thăm khám, tư vấn miễn phí!
Mọi thắc mắc cần giải đáp xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 (tư vấn 24/7).
Xem thêm trám răng:
- Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay
- Răng cấm bị sâu mẻ vỡ trám được không?
- Răng cửa bị sâu có trám được không?
- Có nên trám răng bị sâu không?
Xem thêm sâu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?