Răng mọc trên nướu không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe răng miệng. Vậy răng mọc trên nướu là gì và khắc phục như thế nào?
I. Răng mọc trên nướu là gì?
Răng mọc trên nướu là tình trạng mà những chiếc răng mọc không đúng vị trí trên cung hàm, có thể mọc chìa ra ngoài hoặc vào trong gây ra tình trạng lộn xộn.
Răng mọc trên nướu không chỉ làm suy giảm thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe răng miệng như sai lệch cơ hàm, suy giảm chức năng ăn nhai và thường xuyên gặp các tổn thương mô mềm trong khoang miệng.
Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng để cải thiện thẩm mỹ và chức năng của răng, duy trì sức khỏe răng miệng tốt nhất.
II. Nguyên nhân gây nên răng mọc trên nướu
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng mọc trên nướu, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến là:
- Xuất phát từ yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà hoặc bố mẹ bị răng mọc trên nướu thì con sinh ra cũng có khả năng gặp tình trạng này.
- Cung hàm quá hẹp không đủ chỗ cho tất cả các răng mọc đúng vị trí gây ra hiện tượng mọc trên nướu.
- Răng mọc thừa có thể đẩy các răng khác mọc lệch khỏi vị trí.
- Bẩm sinh bị thiếu một hoặc nhiều mầm răng vĩnh viễn tạo ra những khoảng trống khiến răng mọc lộn xộn.
- Ngoài ra, sẹo mô mềm từ chấn thương hoặc phẫu thuật có thể cản trở sự phát triển bình thường của răng.
III. Dấu hiệu nhận biết răng mọc trên nướu
Răng mọc trên nướu có thể biểu hiện qua một số triệu chứng sau:
- Khi quan sát bằng mắt thường, bạn sẽ thấy răng không mọc thẳng hàng mà mọc chìa ra ngoài nướu, mọc ngược vào trong, ngược lên mũi,…
- Do bị răng cọ xát, nướu xung quanh chiếc răng mọc sai vị trí thường sưng đỏ, đau nhức và dễ chảy máu.
- Cảm giác khó chịu và nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh hoặc chua,…
- Đối với trẻ em, do bị kích ứng nướu khi răng mọc sai vị trí nên thể chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.
- Hôi miệng do khó vệ sinh, tích tụ nhiều vi khuẩn.
IV. Tác hại răng mọc trên lợi là gì?
Răng mọc trên lợi có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng, thẩm mỹ và chức năng ăn nhai:
- Những chiếc răng mọc sai vị trí có thể khiến khuôn mặt mất cân đối, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười. Nhiều người vì đó mà mất tự tin khi giao tiếp, bỏ lỡ nhiều cơ hội trong công việc.
- Khi ăn nhai, răng mọc trên lợi có thể cọ xát vào nướu và các mô mềm xung quanh, gây ra cảm giác đau nhức khó chịu, cản trở việc ăn uống, lâu dài có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Vì nằm ở vị trí khó nên việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo hiệu quả, dễ tích tụ thức ăn thừa, mảng bám và vi khuẩn, tạo điều kiện cho bệnh lý sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu phát triển.
- Răng mọc trên lợi có thể ảnh hưởng đến cách phát âm, khiến bạn nói ngọng hoặc khó khăn khi nói một số từ nhất định.
- Ngoài ra, tình trạng này còn khiến khớp cắn bị lệch lạc, dẫn đến các vấn đề như mỏi hàm, đau khớp thái dương hàm, nhức đầu,…
V. Cách xử lý răng mọc trên nướu
Điều trị tình trạng răng mọc trên nướu phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của tình trạng và độ tuổi bệnh nhân. Thông thường sẽ có 2 cách xử lý sau:
1. Niềng răng
Đây là phương pháp giúp chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng bệnh nhân tốt hơn mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật, bằng cách sử dụng các khí cụ nha khoa chuyên dụng để sắp xếp, đưa răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.
Thời gian niềng răng kéo dài khoảng từ 18 – 36 tháng tùy thuộc vào tình trạng mỗi người. Và trong thời gian này, bệnh nhân cần đến nha khoa tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để có những chỉ định phù hợp.
2. Nhổ răng
Việc nhổ răng thường được áp dụng cho những trường hợp răng mọc trên nướu nặng, không thể niềng răng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng khác.
Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các phương pháp phục hình răng phù hợp để thay thế chiếc răng đã nhổ (nếu cần thiết).
Lưu ý, việc lựa chọn phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của tình trạng, sức khỏe răng miệng, nguyện vọng của bệnh nhân,… Vì vậy hãy đến thăm khám tại nha khoa uy tín để được tư vấn phương pháp phù hợp.
VI. Chi phí điều trị răng mọc trên nướu tại Nha khoa Đông Nam
Như đã phân tích ở trên, điều trị răng mọc trên nướu có nhiều phương pháp khác nhau vì vậy mà chi phí cũng có sự chênh lệch.
1. Chi phí niềng răng
Trường hợp bệnh nhân được chỉ định niềng răng để khắc phục tình trạng răng mọc trên nướu thì chi phí sẽ phụ thuộc vào phương pháp niềng mà bạn chọn. Cụ thể:
CHỈNH HÌNH RĂNG | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
---|---|---|
Niềng răng mắc cài | 30.000.000 – 50.000.000 VNĐ | 2 Hàm |
Niềng răng mắc cài sứ | 35.000.000 – 55.000.000 VNĐ | 2 Hàm |
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 1 (*) | 45.000.000 VNĐ | 1 Hàm |
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 1 (*) | 63.000.000 VNĐ | 2 Hàm |
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 2 (*) | 67.000.000 VNĐ | 1 Hàm |
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 2 (*) | 93.000.000 VNĐ | 2 Hàm |
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 3 (*) | 100.000.000 VNĐ | 1 Hàm |
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 3 (*) | 130.000.000 VNĐ | 2 Hàm |
Máng duy trì niềng răng | 800.000 VNĐ | 1 Hàm |
Khi thực hiện niềng răng tại nha khoa Đông Nam, quý khách hàng còn nhận được nhiều ưu đãi như:
- Miễn phí chi phí khám và tư vấn
- Miễn phí chi phí chụp X – quang.
- Thanh toán trả góp theo từng giai đoạn.
2. Chi phí nhổ răng
Trường hợp bệnh nhân được chỉ định nhổ răng để điều trị tình trạng răng mọc trên lợi thì chi phí được tính như sau:
NHỔ RĂNG – TIỂU PHẪU | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
---|---|---|
Nhổ răng thường | 500.000 – 1.000.000 VNĐ | 1 Răng |
Tiểu phẫu răng khôn hàm trên | 1.500.000 VNĐ | 1 Răng |
Tiểu phẫu răng khôn hàm dưới | 2.500.000 VNĐ | 1 Răng |
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn nhận được nhiều ưu đãi khác như:
- Miễn phí chi phí khám và tư vấn
- Miễn phí chi phí chụp X – quang.
Hy vọng những chia sẻ trên bài viết đã giúp bạn hiểu rõ tình trạng răng mọc trên nướu là gì, từ đó có những cách phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả. Nếu còn thắc mắc nào khác hãy liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm niềng răng:
Xem thêm thẩm mỹ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?