Câu hỏi: ” Chào bác sĩ, Em là tên là Nữ, năm nay 20 tuổi. Em đã niềng răng được hai ngày. Em giữ gìn vệ sinh răng miệng rất cẩn thận, nhưng không hiểu sao em vẫn bị đau nhức, hai ngày nay em chỉ có thể ăn cháo. Đau nhức có phải là do biến chứng gì không? Nếu có thể, bác sĩ tư vấn giúp em thêm một số biện pháp giảm đau nhức sau khi niềng răng. Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ. ” – (Ngọc Nữ, Bình Chánh)
Nha Khoa Đông Nam trả lời:
Chào bạn Nữ, Nha Khoa Đông Nam chúng tôi rất cám ơn bạn đã yêu mến và gửi những thắc mắc, lo lắng của mình về cho Nha Khoa. Với tình trạng niềng răng và muốn tìm hiểu “Biện pháp giảm đau nhức sau khi niềng răng” chúng tôi xin trả lời như sau:
Hiện tượng đau nhức, ê buốt trong những ngày đầu sau khi niềng răng là hoàn toàn bình thường, cho nên bạn không cần phải lo lắng, sau một thời gian đau nhức sẽ tự thuyên giảm. Nguyên nhân chính của hiện tượng này đó là do mắc cài gắn lên răng và có lực kéo chỉnh để dịch chuyển dần dần các răng về vị trí mới.
Thời gian đầu, do chưa quen với lực kéo này có thể bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh nhưng tiếp theo đó, khi các mắc cài đã ổn định, bạn sẽ dần quen và không cảm thấy khó chịu nữa.
Mục Lục
I. Biện pháp giảm đau nhức sau khi niềng răng
1. Súc miệng bằng nước muối
Muối là một nguyên liệu kháng khuẩn từ thiên nhiên, giảm đau hiệu quả. Bạn có thể súc miệng băng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng để giảm đau nhức sau khi niềng răng.
Nếu pha nước muối loãng tại nhà thì nên dùng nước đun sôi để nguội, và muối đã được làm sạch. Mọi người thường hay mắc sai lầm nghĩ rằng phải cho thật nhiều muối thì mới tốt, tuy nhiên điều này sẽ khiến răng và nướu của bạn sẽ bị đau rát hơn. Chú ý tỷ lệ pha muối trong dung dịch là 0,9% muối là đúng nhất.
2. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Trường hợp đau nhức không thuyên giảm, kéo dài nhiều ngày hoặc bị đau ở trạng thái nặng hơn, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau không được tùy tiện, trước khi sử dụng phải hỏi ý kiến bác sĩ và tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Súc miệng bằng nước lá bạc hà
Lá bạc hà có tính the mát, vị dịu nhẹ và khả năng gây tê rất tốt. Các bạn nên dùng lá bạc hà nấu với nước, lọc bỏ xác lá rồi lấy nước này để súc miệng 2-3 lần/ngày thì cơn đau do niềng răng sẽ giảm bớt đáng kể.
4. Chườm nóng hoặc lạnh
Dùng túi chườm bỏ thêm đá lạnh hoặc lấy khăn nhúng vào nước nóng, vắt khô để chườm lên bên ngoài vị trí răng đau, giữ trong 2-3 phút cơn đau sẽ dịu xuống.
II. Một số chú ý chăm sóc vệ sinh răng miệng khi niềng răng
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Dùng bàn chải mềm cùng kem đánh răng có chứa Fluor, đánh lần lượt từ dưới lên và từ trên xuống. Để làm sạch triệt để hơn, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa, đưa dây chỉ qua niềng nhẹ nhàng để làm sạch.
2. Chú ý đến khẩu phần ăn
Tuần đầu tiên sau khi mới chỉnh nha niềng răng còn đau nhức và chưa quen với việc đeo mắc cài, bạn chỉ nên ăn các thực phẩm dạng mềm như cháo, súp, sữa… . Tuy nhiên, sau thời gian đó bạn cũng không nên dùng các thực phẩm quá cứng, quá dai hoặc dính bởi sẽ gây tổn hại tới răng, làm lỏng mắc cài.
Tốt nhất nên cắt nhỏ thực phẩm hoặc hầm nhừ để dễ dàng nhai nuốt. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường và giàu tinh bột. Vì sau khi ăn vệ sinh răng miệng sẽ khó hơn so với bình thường, vi khuẩn rất dễ tấn công gây bệnh cho răng.
3. Cẩn trọng khi chơi thể thao, vận động mạnh
Khi tham gia hoạt động thể thao hoặc vận động mạnh bạn nên cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến niềng răng. Tốt hơn hết hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn môn thể thao và sử dụng dụng cụ bảo trợ răng.
Nếu như chẳng may tai nạn ảnh hưởng đến vùng răng hàm mặt, cần phải nhanh chóng kiểm tra lại mắc cài, đến nha khoa niềng răng để bác sĩ khám và điều chỉnh.
Trên đây là một số biện pháp giảm đau nhức sau khi niềng răng. Hi vọng những thông tin trên, sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần sự tư vấn về niềng răng, đừng ngại liên hệ với chúng tôi qua số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp nha khoa Đông Nam để được các bác sĩ khám và tư vấn miễn phí!
Xem thêm niềng răng:
- Niềng răng bao nhiêu tiền?
- 19 tuổi niềng răng trong bao lâu?
- 30 tuổi có niềng răng được không?
- Các lợi ích của niềng răng thẩm mỹ
Xem thêm chăm sóc răng miệng: