Gắn band răng để làm gì? Có đau không?

Trong quá trình niềng răng chỉnh nha cần phải trải qua quá trình gắn band răng để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ gắn band răng để làm gì? Có gây đau hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ thuật này ngay trong nội dung bên dưới đây.

Gắn band răng để làm gì? Có đau không

I. Band (Khâu) niềng răng là gì? Gắn band răng để làm gì?

Band niềng răng hay còn được gọi là khâu chỉnh nha là một trong các khí cụ được sử dụng để chịu lực trong quá trình niềng răng.

Band được làm bằng chất liệu kim loại, hình dáng được thiết kế với dạng hơi vuông hoặc tròn để phù hợp cho khung hàm của mỗi bệnh nhân.

Band sẽ được gắn tại các vị trí răng hàm phía trong cụ thể là răng số 6, số 7. Chức năng chủ yếu là để neo giữ, tạo lực cho hệ thống dây cung, mắc cài để kéo chỉnh răng dần dịch chuyển về đúng vị trí như phác đồ đã lập ra.

Cấu tạo của Band sẽ gồm có:

  • Móc (Hook) phía ngoài để gắn dây thun, lò xo.
  • Các ống (Tube) phía má để chứa dây cung.
  • Ống nhỏ (Tube) dưới lưỡi để gắn các khí cụ khác vào tùy theo từng chỉ định của bác sĩ.

Ưu điểm của band răng đó chính là có thời gian thực hiện khá nhanh chóng. Thế nhưng cần phải dùng một lực kéo khá lớn nên band cần phải đảm bảo chắc chắn, vật liệu chất lượng tránh tình trạng bong tróc.

Bên cạnh đó, kỹ thuật này cũng đòi hỏi nhiều về tay nghề của bác sĩ để hạn chế tối đa các tổn thương không đáng có cho răng của bệnh nhân.

Band là điểm tạo lực chính kết nối giữa các khí cụ
Band là điểm tạo lực chính kết nối giữa các khí cụ

II. Gắn band răng có đau không?

Có khá nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng việc gắn band răng sẽ gây ra nhiều cảm giác đau đớn khó chịu.

Trên thực tế, việc gắn band răng có đau hay không còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: tình trạng lệch lạc của hàm răng, mức độ thưa giữa các răng trên cung hàm, kỹ thuật thực hiện của bác sĩ,…

Ở những trường hợp giữa các răng có khoảng cách vừa đủ, răng thưa thì việc gắn band răng sẽ diễn ra hết sức nhẹ nhàng, nhanh chóng, hạn chế tối đa các cảm giác đau nhức, khó chịu có thể xảy ra.

Điều này là nhờ vào khoảng trống giữa các răng đã vừa đủ nên có thể dễ dàng gắn khâu được sát khít vào răng hơn.

Đối với những trường hợp hàm răng mọc sát khít, khoảng trống giữa các răng gần như quá bé. Lúc này muốn đặt được band thì cần phải trải qua thêm một quá trình khác đó là đặt thun tách kẽ.

Qua nhiều khảo sát cho thấy giai đoạn đặt thun tách kẽ có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đôi chút khó chịu vì những cơn đau nhức. Tuy nhiên, cảm giác đau này chỉ diễn ra trong vài ngày đầu và nhanh chóng khỏi nên bệnh nhân không cần quá lo lắng.

Những chiếc thun cao su sẽ được nhét cố định vào giữa các răng hàm nhằm mục đích tạo ra một lực ép liên tục để các răng dịch chuyển dần cho đến khi hình thành được khoảng hở.

Thời gian đặt thun tách kẽ có thể diễn ra từ 1 – 2 tuần hoặc cũng có thể lâu hơn tùy vào từng tình trạng răng. Khi đã có được khoảng trống phù hợp thì sẽ không cần đặt thun nữa mà sẽ chuyển sang giai đoạn gắn khâu niềng răng.

Quá trình gắn khâu niềng sau khi đã đặt thun trước đó cũng diễn ra dễ dàng khi có được một khoảng trống nhất định nên bệnh nhân lúc này hầu như không còn thấy khó chịu nữa.

Bệnh nhân có thể cảm thấy hơi đau ê ở giai đoạn đặt thun tách kẽ
Bệnh nhân có thể cảm thấy hơi đau ê ở giai đoạn đặt thun tách kẽ

III. Có phải ai niềng cũng cần gắn band niềng răng?

Gắn band răng chỉ có nhược điểm lớn nhất đó là khiến bệnh nhân cảm thấy đau ê trong các trường hợp cần đặt thun tách kẽ ở giai đoạn đầu. Đồng thời việc vệ sinh cần chú ý kỹ lưỡng hơn để tránh vi khuẩn, mảng bám tích tụ tại vị trí tiếp giáp giữa khí cụ với răng để tránh bị hôi miệng và các vấn đề bệnh răng miệng.

Chính vì vậy, không phải ai khi chỉnh nha cũng cần thực hiện kỹ thuật này để hạn chế tối đa những bất tiện có thể gặp phải.

Bác sĩ thường chỉ định thực hiện kỹ thuật này trong những trường hợp phức tạp, cần đến sự hỗ trợ của nhiều khí cụ khác như: khí cụ di xa, nong hàm, cung lưỡi, cung khẩu cái,…

Bên cạnh đó, những trường hợp thân răng ngắn, khớp cắn sâu khiến việc gắn mắc cài dễ bị bong bậc thì cũng cần thực hiện gắn khâu để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Đối với trường hợp niềng răng đơn giản, không cần dùng nhiều loại khí cụ phức tạp, thân răng có diện tích vừa đủ. Khi đó việc niềng răng chỉ gần sử dụng các khí cụ cơ bản như dây cung, mắc cài, dây thun để kéo răng dịch chuyển dần về đúng vị trí mà không gây quá nhiều khó chịu cho bệnh nhân.

IV. Gắn band răng trong bao lâu thì tháo?

Như đã đề cập ở những nội dung trên, band là khí cụ có chức năng neo giữ, làm điểm tựa chắc chắn cho hệ thống dây cung, mắc cài. Chính vì vậy, band sẽ được gắn trên răng trong suốt quá trình chỉnh nha.

Chỉ cho đến khi hàm răng của bạn đã mọc thẳng đều về đúng vị trí mong muốn thì lúc đó quá trình chỉnh nha sẽ kết thúc. Lúc này bác sĩ sẽ tháo toàn bộ khí cụ trên răng trong đó có cả band.

Trong thời gian chỉnh nha, bệnh nhân cần chú ý chăm sóc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế phát sinh biến chứng không mong muốn, đảm bảo quá trình dịch chuyển của răng được thuận lợi. Từ đó có thể giúp rút ngắn tối đa thời gian đeo niềng, nhanh đạt được hiệu quả tốt nhất.

Khi hàm răng đã đều đặn bác sĩ sẽ tháo khí cụ kết thúc quá trình chỉnh nha
Khi hàm răng đã đều đặn bác sĩ sẽ tháo khí cụ kết thúc quá trình chỉnh nha

V. Sự thay đổi của hàm răng khi gắn band

Quá trình niềng răng đòi hỏi phải kiên trì trong thời gian dài từ 18 – 24 tháng thậm chí lâu hơn nữa. Cũng vì vậy những ngày đầu sau khi gắn khí cụ bệnh nhân sẽ khó có thể nhận thấy được sự khác biệt của hàm răng.

Thường thì phải chờ đến tháng thứ 2 trở đi mới có thể nhận ra được sự thay đổi rõ nhất. Các răng đang có sự dịch chuyển dần theo đúng vị trí đã định.

Tùy vào từng cơ địa, tình trạng răng ở mỗi người mà sau khi gắn band sự thay đổi có thể xảy ra sớm hay muộn. Có người chỉ vài tháng là đã nhận thấy răng có sự dịch chuyển. Nhưng cũng nhiều trường hợp phải chờ một khoảng thời gian lâu hơn nhiều.

Bệnh nhân không nên quá để tâm vào vấn đề này mà soi gương lo lắng mỗi ngày. Chỉ cần lựa chọn đúng nha khoa uy tín, bác sĩ giỏi và thực hiện chăm sóc đúng cách như hướng dẫn sẽ đảm bảo sớm có được một hàm răng thẳng đều, sát khít như ý muốn.

VI. Không gắn band răng khi niềng được không?

Gắn band răng là một kỹ thuật thực sự cần thiết trong quy trình niềng răng chỉnh nha để giúp tạo lực điều chỉnh răng dịch chuyển hiệu quả. Từ đó sớm đạt được hiệu quả cao.

Việc gắn band răng có cần thiết hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào tình trạng răng của mỗi bệnh nhân. Sau khi thăm khám, chụp phim x-quang bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ thích hợp để bệnh nhân an tâm hơn trước khi thực hiện quy trình niềng răng.

Nếu e ngại cảm giác đau nhức, vướng víu do các kỹ thuật niềng răng mắc cài gây ra. Trường hợp răng của bạn không sai lệch quá nặng, nếu điều kiện cho phép có thể chọn giải pháp niềng răng trong suốt đang được nhiều người ưa chuộng hiện nay.

Phương pháp này không cần dùng nhiều khí cụ cồng kềnh mà chỉ dùng bộ các khay niềng trong suốt làm từ nhựa dẻo. Khi đeo vào sẽ ôm sát khít lấy răng, không gây vướng cộm. Tháo lắp đơn giản giúp vệ sinh răng dễ dàng hơn.

Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ tư vấn có cần gắn band răng hay không
Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ tư vấn có cần gắn band răng hay không

VII. Lưu ý sau khi gắn band niềng răng

Để hạn chế tối đa cảm giác khó chịu, đau nhức có thể xảy ra khi gắn khâu niềng răng bệnh nhân có thể chú ý thực hiện chăm sóc đúng cách như sau:

1. Dùng sáp nha khoa

Trong quá trình đeo khí cụ chỉnh nha sẽ khó có thể tránh khỏi tình trạng dây cung, mắc cài cọ xát vào môi, má gây trầy xước, đau rát. Bệnh nhân có thể dùng sáp nha khoa để bọc phía ngoài mắc cài để phòng tránh tình trạng này tốt hơn.

2. Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể giúp làm dịu các vết lở loét trong khoang miệng do cọ sát với mắc cài gây ra.

Đồng thời việc súc miệng nước muối còn giúp kháng khuẩn, giảm viêm hiệu quả, ngừa hôi miệng hữu hiệu.

3. Ăn các thức ăn mềm

Ở những ngày đầu khi mới gắn band hay sau mỗi đợt đến nha khoa để điều chỉnh lực siết răng. Bệnh nhân nên ưu tiên chọn dùng các đồ ăn mềm, được nấu chín kỹ lưỡng để không phải dùng lực nhai mạnh.

Đồng thời cũng đừng quên bổ sung nhiều nước lọc để làm sạch khoang miệng, tránh nguy cơ bị khô miệng khiến vi khuẩn dễ sinh sôi gây hại cho răng lợi.

4. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Chải răng đều đặn vào mỗi buổi sáng, tối nhất là sau khi ăn xong để làm sạch mảng bám trên răng hiệu quả.

Thức ăn sẽ dễ bám vào khu vực dây cung, mắc cài nên bạn cần phải chú ý vệ sinh kỹ hơn ở những nơi này để tránh làm tích tụ vi khuẩn dẫn đến tình trạng viêm lợi, sâu răng,… làm ảnh hưởng đến tiến độ chỉnh nha.

Nhớ chọn dùng các loại bàn chải chuyên dụng cho răng niềng với đầu lông mềm, kem đánh răng chứa flour để đạt hiệu quả làm sạch tối ưu.

Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ vệ sinh răng miệng khác như: chỉ nha khoa, máy xịt tăm nước, bàn chải kẽ,… để loại bỏ sạch sâu mảng bám, vụ thức ăn và vi khuẩn còn tồn đọng trong khoang miệng.

Một số vấn đề cần lưu ý sau khi gắn band răng
Một số vấn đề cần lưu ý sau khi gắn band răng

Nếu vẫn còn có thắc mắc gì về vấn đề gắn band răng để làm gì? Có đau không bạn có thể gọi điện ngay đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ giải đáp chi tiết hơn.

Xem thêm niềng răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *