Chúng ta thường nghe đến khái niệm răng nanh và răng khểnh, thế nhưng, không phải ai cũng biết chúng chỉ là các tên gọi của cùng một răng, dựa trên hướng mọc. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
1. Điểm khác nhau giữa răng nanh và răng khểnh
Trước khi xác định điểm khá nhau giữa răng nanh và răng khểnh, chúng ta hãy cùng xác định vị trí của chúng trong cung hàm.
a) Răng nanh là răng nào?
Răng nanh thuộc nhóm răng ở phía trước. Chúng nằm ở vị trí số 3, tính từ răng cửa hướng vào trong. Mỗi người thường có 4 răng nanh. Chúng thường chỉ có một chân răng.
Vì nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các răng cửa và răng hàm nên hình dáng răng nanh có sự giao thoa giữa các răng này. Thân răng nanh dày hơn răng cửa nhưng mỏng hơn răng hàm. Mặt nhai của răng nanh không có múi, hố rãnh.
b) Răng khểnh là răng nào?
Răng nanh mọc lệch còn được gọi là răng khểnh. Thay vì mọc song song với phương thẳng đứng như bình thường, chúng có xu hướng chếch lên trên và nhô ra phía trước cung hàm.
Theo quan niệm dân gian, răng khểnh chính là một nét duyên ngầm, là một điều may mắn. Chính vì thế, dù là nam hay nữ, người có răng khểnh thường rất dễ gây ấn tượng với người đối diện.
Răng khểnh khác răng nanh như thế nào?
Như vậy, răng khểnh và răng nanh đều là tên gọi của răng số 3 trong cung hàm. Trong đó, răng khểnh được sử dụng để chỉ tình trạng răng số 3 mọc lệch, có xu hướng chếch ra phía trước. Còn răng nanh là tên gọi phổ thông.
2. Có nên giữ lại răng khểnh không?
Trong nha khoa, răng khểnh là một dạng sai lệch khớp cắn, tìm ẩn khá nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng như xáo trộn khớp cắn, gây khó khăn trong việc ăn nhai; dễ giắt thức ăn, làm tăng nguy cơ sâu răng; răng khểnh nhô quá cao có thể làm mất đi sự cân đối, hài hòa của khuôn hàm…
Chính vì thế, trong đa số các trường hợp, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên niềng răng – chỉnh nha, bọc răng sứ để đưa chúng về đúng vị trí, thẳng đều với các răng khác trong cung hàm.
Chỉ khi răng khểnh có hình dáng đẹp, không bị lệch lạc quá nhiều so với các răng khác, không gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai và vệ sinh răng miệng… thì mới nên giữ lại.
3. Các phương pháp giúp răng khểnh đều lại
Khi răng khểnh bị lệch quá mức, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp phục hình phù hợp, có thể là bọc răng sứ, niềng răng.
a) Bọc sứ cho răng khểnh
Về phương diện kỹ thuật, bọc răng sứ là quá trình bác sĩ mài chỉnh các răng cần điều trị theo tỷ lệ đã được tính toán từ trước, sau đó gắn cố định răng sứ có hình dáng, màu sắc, kích thước phù hợp lên trên.
Đây là giải pháp khắc phục tình trạng răng mọc khểnh, lệch lạc chỉ trong một thời gian ngắn, chỉ khoảng 2 – 4 ngày.
Đặc điểm:
– Áp dụng cho trường hợp răng bị khấp khểnh nhẹ, tỷ lệ lệch lạc không quá lớn
– Thời gian thực hiện nhanh chóng
– Giá trị thẩm mỹ cao, màu sắc tự nhiên, sinh động như răng thật
– Hiệu quả duy trì nhiều năm, tùy vào loại răng sứ được sử dụng
Không chỉ đưa các răng về đúng vị trí, bọc răng sứ còn giúp khắc phục các nhược điểm về hình thái răng như xỉn màu, ố vàng, to nhỏ bất thường, mẻ, gãy, vỡ… với giá trị thẩm mỹ cao.
b) Niềng răng khểnh
Đây là quá trình bác sĩ sử dụng lực kéo chỉnh của hệ thống dây cung – mắc cài hoặc khí cụ tháo lắp để đưa các răng về đúng vị trí của nó trên cung hàm.
Thông thường, quá trình niềng răng kéo dài trong khoảng 18 – 24 tháng, tuỳ vào mức độ lệch lạc của chiếc răng và cơ địa của mỗi người.
Đặc điểm:
– Áp dụng cho hầu hết các tình huống răng năng mọc khểnh
– Hiệu quả cao, kết quả có thể duy trì cả đời
– Ít xâm lấn đến cấu trúc răng thật, không cần mài răng
Với phương pháp này, cấu trúc của răng gần như không bị ảnh hưởng. Giúp bảo tồn tối đa răng thật cho bệnh nhân.
Trên thực tế, việc xác định phương pháp khắc phục hiện tượng răng khểnh, lệch lạc phụ thuộc nhiều vào tình trạng cụ thể của mỗi người. Do đó, để có được thông tin chính xác nhất, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám, tư vấn trực tiếp.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã phân biệt được răng nanh và răng khểnh. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác của Nha khoa Đông Nam hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Xem thêm giải phẫu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?