khuyến mãi 30/4 - 1/5

[Kiến Thức] Răng nanh là răng thứ mấy? Có bao nhiêu chân?

Khái niệm răng nanh đã không còn xa lạ với chúng ta, thế nhưng, không phải ai cũng biết răng nanh là răng thứ mấy và có bao nhiêu chân. Dưới đây là một số thông tin về chiếc răng này và hướng xử lý khi chúng gặp vấn đề.

Răng nanh là răng thứ mấy? Có bao nhiêu chân?

1. Răng nanh là gì? Vị trí, số chân và đặc điểm của răng nanh

Mỗi người trưởng thành thường có 28 – 32 răng. Trong đó, có 4 răng nanh. Trong cung hàm, chúng nằm ở vị trí thứ 3, tính từ răng cửa vào. Vì vậy mà răng nanh còn được gọi là răng số 3. 4 chiếc răng nanh sẽ được phân bố đầy đủ ở mỗi phần tư cung hàm.

So với những chiếc răng khác, răng nanh thường sắc và nhọn hơn. Đây chính là điểm quan trọng nhất để bạn nhận biết được chiếc răng nanh.
cách đếm số răng

Về hình dáng, thân răng nanh thường dài và dày, mặt nhai ít nang hơn răng cửa, nhọn và sắc để kẹp và xé thức ăn. Chúng thường chỉ có một chân răng.

Chân răng nanh dài và chắc khỏe. Vì thế, khả năng chịu lực của chúng rất cao. Do đó, khi cắn các vật cứng, chúng ta thường đưa vào vị trí răng nanh.

Về cấu trúc, cũng giống như các răng khác, răng nanh cũng có ba bộ phận chính là men răng, ngà răng, tủy răng.

Về thời điểm mọc răng, bé thường mọc răng nanh sữa khi được 16 – 23 tháng tuổi, sau khi đã mọc đủ răng cửa giữa, răng cửa bên và răng hàm thứ nhất. Thế nhưng, vẫn có trường hợp ngoại lệ, một số bé có thể mọc răng nanh trước cả răng cửa.

quá trình thay răng và mọc răng vĩnh viễn
Quá trình mọc và thay răng

Đến khi bé được khoảng 9 – 12 tuổi, các răng nanh sữa sẽ rụng để nhường chỗ cho răng nanh vĩnh viễn trồi lên.

2. Chức năng của răng nanh là gì?

Răng nanh được đánh giá là chiếc răng vô cùng quan trọng trên cung hàm, chúng đảm nhiệm các vai trò sau:

So với các răng khác trên cung hàm, răng nanh được đánh giá là có độ vững chắc cao nhất nhờ vào chân răng dài và khỏe, được giữ chắc chắn trong ổ xương răng. Điều này giúp răng nanh chịu được các tác động lực lớn khi ăn nhai.

Răng nanh đảm nhiệm vai trò cắn xé thức ăn
Răng nanh đảm nhiệm vai trò cắn xé thức ăn

Vì nằm ở phía trước cung hàm nên răng nanh quyết định lớn đến tính thẩm mỹ của gương mặt. Hình dạng, kích thước và hướng mọc của răng nanh sẽ tác động rất nhiều đến vẻ đẹp xấu của hàm răng.

Có nhiều trường hợp mọc răng nanh giúp nụ cười thêm phần duyên dáng, trẻ trung. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mọc răng nanh khiến tổng thể gương mặt mất đi vẻ hài hòa.

Bên cạnh đó, vì vị trí mọc của răng nanh đặc thù, nằm ở giữa mỗi phần tư cung hàm nên giúp cân đối cung răng, nâng đỡ cơ mặt.

3. Các vấn đề thường gặp ở răng nanh

Tương tự như các răng khác trên cung hàm, răng nanh nếu không được vệ sinh, chăm sóc kỹ lưỡng hoặc gặp chấn thương, tai nạn cũng xảy ra những vấn đề sau:

  • Mòn cổ chân răng, răng nhạy cảm, ê buốt
  • Răng sâu, viêm tủy
  • Răng sứt mẻ, gãy vỡ
  • Viêm nướu, viêm nha chu
Răng nanh cũng bị sâu răng nếu không được chăm sóc cẩn thận
Răng nanh cũng bị sâu răng nếu không được chăm sóc cẩn thận

Hàm răng của chúng ta có tính đối xứng. Ở mỗi một phần tư hàm, các răng đều có cặp đôi cạnh nhau để thay thế mỗi khi một trong hai có vấn đề, ngoại trừ răng nanh. Điều đó đồng nghĩa với việc, khi một chiếc răng nanh mất đi, sẽ không có chiếc răng nào khác đảm nhiệm chức năng của nó.

Chính vì thế, khi răng nanh gặp vấn đề, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Thăm khám nha sĩ khi răng nanh gặp vấn đề
Thăm khám nha sĩ khi răng nanh gặp vấn đề

Khi răng nanh gặp chấn thương (mẻ, gãy, vỡ…) hoặc bệnh lý (sâu răng, viêm tủy, mòn men…), cần ưu tiên thực hiện các phương pháp điều trị phục hồi như: hàn trám, chữa tủy, bọc sứ,… Chỉ khi không thể điều trị được nữa, mới nên nhổ răng.

Sau khi nhổ răng, bạn nên kham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về phương pháp trồng lại phù hợp, có thể là cấy ghép Implant, cầu răng sứ hoặc răng giả tháo lắp.

Nếu các răng nanh của bạn mọc chìa, lệch, khắp khểnh, bạn nên thực hiện các phương pháp phục hình như niềng răng – chỉnh nha, bọc răng sứ… để đưa chúng về đúng vị trí và thẳng đều với các răng khác.

Mặc dù có thể giúp nụ cười của bạn trở nên duyên dáng, khả ái hơn, nhưng hiện tượng răng nanh mọc khểnh, nhô cao hơn các răng khác có thể gây cản trở trong việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng.

4. Có nên nhổ răng nanh không?

Dựa vào chức năng của răng nanh có thể thấy đây là chiếc răng giữ vai trò quan trọng trong ăn nhai và thẩm mỹ gương mặt. Việc nhổ bỏ răng nanh sẽ làm ảnh hưởng đến sự hài hòa của gương mặt.

Đồng thời còn khiến quá trình cắn xé thức ăn trở nên khó khăn. Do đó, với chiếc răng nanh hoàn toàn bình thường về mặt hình thể, bạn không nên tự ý nhổ bỏ.

Việc nhổ bỏ răng nanh chỉ nên thực hiện khi gặp phải một trong số những vấn đề sau:

  • Răng nanh bị bị sâu nặng phá hủy gần như toàn bộ cấu trúc răng, viêm tủy nghiêm trọng.
  • Răng nanh vỡ mẻ lớn do chấn thương, chân răng bị lung lay.
  • Răng nanh mọc ngầm trong xương hàm.

Như vậy có thể thấy, răng nanh là chiếc răng quan trọng, không được tự ý nhổ bỏ. Việc quyết định giữ lại hay cần loại bỏ chiếc răng nanh cần có chỉ định của bác sĩ.

Việc nhổ bỏ răng khôn cần có sự chỉ định của nha sĩ
Việc nhổ bỏ răng khôn cần có sự chỉ định của nha sĩ

5. Làm gì để răng nanh luôn chắc khỏe

Việc chăm sóc răng nanh gần như không có sự khác biệt với các răng khác trong cung hàm. Điều này bao gồm việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và khám răng định kỳ tại nha khoa.

Cách vệ sinh răng miệng trước và sau khi cấy implant 3

Dưới đây là một số chỉ dẫn cơ bản:

✅ Không dùng răng cắn các vật cứng, mở bao bì thực phẩm, nắp chai…

✅ Hạn chế ăn thực phẩm dai cứng.

✅ Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày.

✅ Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trên bề mặt răng.

✅ Hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng đường cao để giảm thiểu sự tích tụ mảng bám.

✅ Hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng acid cao để tránh làm tổn thương men răng.

✅ Khám răng định kỳ tại nha khoa, khoảng 6 tháng một lần hoặc khi răng miệng có dấu hiệu bất thường.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn xác định được vị trí của các răng nanh và hướng xử lý khi chúng gặp vấn đề. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn có thể xem thêm các bài viết khác của Nha khoa Đông Nam hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

Xem thêm giải phẫu răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

close