Có Nên Trám Răng Bị Sâu Không?

Trám răng bị sâu chính là giải pháp lý tưởng nhằm mục đích khôi phục chức năng và thẩm mỹ cho những răng bị vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, không phải trường hợp răng sâu nào cũng có thể trám được mà phải tùy từng trường hợp cụ thể.

có nên trám răng bị sâu không

Sâu răng là bệnh phổ biến trong cộng đồng, chiếm khoảng 60 – 70 % các bệnh lý thường gặp về răng miệng. Hầu như ai cũng đều bị sâu răng ít nhất 1 lần trong đời. Nếu không được điều trị, sâu răng sẽ gây đau nhức, dần dần dẫn đến nhiễm trùng, tổn thương đến tủy răng, nghiêm trọng sẽ làm mất răng.

Cơ cấu diễn biến của loại bệnh này chính là sự tấn công của những vi khuẩn có sẵn bên trong khoang miệng lên các mảng bám thức ăn ở xung quanh răng (đặc biệt là đường và tinh bột) và tạo thành những chất axit, chất axit này sẽ hình thành nên những lỗ sâu màu đen và ăn mòn dần cấu trúc của răng.

sâu răng
Cơ chế gây ra bệnh sâu răng

I. Có nên trám răng bị sâu không?

Đối với răng bị sâu thì hàn trám sẽ là cách điều trị răng sâu khá hiệu quả. Phương pháp này cho phép ngăn chặn sự phát triển của vết sâu chỉ sau15-20 phút bằng cách trám bít vật liệu nha khoa chuyên dụng vào chỗ răng sâu.

mo phỏng kỹ thuật trám răng
Mô phỏng kỹ thuật trám răng

Có nên trám răng bị sâu không sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng, mức độ của chiếc răng sâu này như thế nào. Tùy trường hợp mà các bác sĩ nha khoa sẽ có lời khuyên thích hợp.

Thông thường, trám răng được chỉ định trong các trường hợp răng chớm sâu hoặc đã hình thành lỗ sâu nhưng chưa vỡ, mẻ quá nhiều.

trám răng sâu
Trám răng phù hợp với răng mới bị chớm sâu

Trám răng cơ bản là một thao tác đơn giản và không xâm lấn nhiều đến răng nên không gây đau nhức, ê buốt nhiều. Trong một số trường hợp răng bị sâu, trước khi trám nha sỹ cần dùng dụng cụ chuyên dụng nạo sạch vết sâu để hạn chế tình trạng sâu răng trở lại.

Thao tác này có thể gây đau nhức một chút nhưng bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê cục bộ nên bạn hoàn toàn không có cảm giác đau nhức nhiều trong quá trình điều trị.

II. Các trường hợp nên trám răng sâu

Khi nhận thấy răng xuất hiện vết đen, lỗ sâu li ti, bề mặt răng bị đổi màu nâu, đen hoặc trắng. Kèm theo các triệu chứng đau nhức, răng nhạy cảm, ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh, hôi miệng dù đã vệ sinh răng sạch sẽ,…

Lúc này bạn cần đến nha khoa ngay để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình trạng răng miệng cụ thể. Đồng thời chụp phim x-quang nhằm phát hiện chính xác được tình trạng sâu răng tiềm ẩn mà mắt thường không quan sát rõ được.

Sau khi xác định được tình trạng răng sâu bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả, thường là trám răng để cải thiện thẩm mỹ, ăn nhai tốt hơn cho răng.

Khi có các dấu hiệu đau nhức răng sâu cần đến nha khoa trám răng ngay
Khi có các dấu hiệu đau nhức răng sâu cần đến nha khoa trám răng ngay

III. Thời gian trám răng sâu mất bao lâu?

Trung bình thời gian trám răng sâu có thể mất từ 15 – 40 phút/răng tùy thuộc theo từng trường hợp cụ thể sau đây:

  • Sâu răng mức độ nhẹ

Khi răng chỉ bị sâu mẻ nhỏ, đơn giản thì thời gian trám răng chỉ mất từ 15 – 20 phút cho một răng là hoàn tất.

  • Sâu răng nặng

Nếu răng sâu nặng hơn, có nhiều xoang sâu trên cùng một răng, xoang phức tạp thì thời gian điều trị có thể kéo dài hơn. Thao tác trám răng đòi hỏi thực hiện nhiều thao tác, độ tỉ mỉ cao nên sẽ mất khoảng 30 – 40 phút/răng.

  • Sâu răng cần điều trị tủy

Đối với trường hợp răng sâu gây ảnh hưởng đến tủy thì trước khi trám răng sẽ cần điều trị nội nha. Do đó, thời gian điều trị viêm tủy và thực hiện trám răng sau đó có thể kéo dài từ 2 – 4 buổi hẹn mới hoàn thành tùy theo từng mức độ tổn thương ở răng.

IV. Lỗ sâu răng to có trám được không?

Trong những trường hợp răng bị sâu nặng, đã lan đến tủy răng hoặc phần mô răng bị vỡ mẻ nhiều, tạo lỗ sâu răng to thì trám răng sẽ không mang lại hiệu quả cao.

Theo sự giải thích về vấn đề này của bác sĩ Danh – trưởng chi nhánh Nguyễn Kiệm của Nha khoa Đông Nam như sau:

“Nếu răng sâu lỗ quá to, thân răng gãy, vỡ nhiều thì không nên thực hiện trám răng bởi vết trám lớn không thể bám dính vào răng chắc chắn, rất dễ bị bong bật hoặc nứt, vỡ nếu chịu lực ăn nhai thường xuyên.

Hơn nữa miếng trám dễ bị ngấm nước bọt, dễ bám màu thực phẩm nên sẽ tạo nên sự khác biệt giữa màu răng và màu miếng trám khiến răng mất thẩm mỹ. Do đó, trong trường hợp này bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ để phục hình lại răng thay vì lựa chọn phương pháp trám răng.”

bọc sứ cho răng bị sâu
Nên bọc răng sứ cho răng bị sâu nặng đến tủy

Bọc răng sứ thẩm mỹ là biện pháp phục hình răng thẩm mỹ, sau khi đã xử lý sạch sẽ vùng răng bị sâu và hư tủy, bác sĩ dùng mão răng sứ úp lên trên răng thật giúp bảo vệ răng tối đa trước những ảnh hưởng của vi khuẩn, thức ăn và đảm bảo chức năng ăn nhai của răng.

chữa tủy bọc sứ cho răng sâu
Quy trình chữa tủy và bọc sứ cho răng sâu nặng

Còn đối với những trường hợp răng bị sâu quá nặng và không thể phục hồi, bảo tồn răng thật được nữa thì nhổ răng là phương án cuối cùng mà bác sĩ phải thực hiện nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn được tốt hơn, tránh tình trạng sâu răng lây lan qua những chiếc răng khác còn lại trên cung hàm.

V. Quy trình trám răng sâu

Để đảm bảo miếng trám có độ bám dính cao, khó bị bong tróc và chịu lực tốt thì quy trình trám răng phải được thực hiện tuần tự theo các bước tiêu chuẩn dưới đây:

✦ Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cụ thể vùng răng cần trám và tư vấn cho bệnh nhân về cách thực hiện trám răng cũng như vật liệu sẽ sử dụng.

thăm khám răng
Thăm khám và tư vấn cụ thể vùng răng cần trám

✦ Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Đây là bước cực kỳ quan trọng trong điều trị sâu răng, bạn sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước súc miệng chuyên dụng, sau đó sát trùng vùng răng sâu cần điều trị.

✦ Bước 3: Gây tê và tạo hình xoang trám

Trước tiên có thể Bác sĩ sẽ gây tê (nếu cần) để bạn không còn cảm giác đau buốt khi trám răng. Sau đó làm sạch những vụn thức ăn, ngà sâu trong lỗ sâu, Bác sĩ dùng mũi khoan để tạo hình xoang trám thích hợp cho từng loại vật liệu trám và trám răng.

✦ Bước 4: Tiến hành trám răng

Sau khi bôi một loại dung dịch axit nhẹ lên chỗ răng cần phục hồi (Etching), tiến hành phủ một lớp keo tạo độ dính (Bonding) rồi chiếu đèn quang trùng hợp cho lớp keo Bonding khô.

kỹ thuật trám răng
Kĩ thuật trám răng

Sau đó trám bằng Composite từng lớp mỏng (nhiều hay ít tùy theo từng răng), điêu khắc miếng trám theo đúng hình dáng của răng, chiếu đèn quang trùng hợp đề Composite và răng tạo thành một khối đồng nhất. Cuối cùng là làm nhẵn bề mặt và đánh bóng miếng trám để giữ độ bền miếng trám với răng.

Nhìn chung khi bạn nhận thấy răng có dấu hiệu của bệnh sâu răng thì phải đến ngay nha khoa để các bác sĩ có cách điều trị sớm nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cũng như giúp các bạn tiết kiệm chi phí nhiều hơn.

Khi bị sâu răng bạn đừng ngần ngại hãy đến ngay Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp một cách nhanh nhất.

Xem thêm trám răng:

Xem thêm sâu răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *