chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Tại Sao Vệ Sinh Miệng Kỹ Lưỡng Vẫn Bị Sâu Răng?

Tại sao vệ sinh miệng kỹ lưỡng vẫn bị sâu răng? – Để giải thích rõ ràng hơn nguyên nhân tại sao vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng vẫn bị sâu răng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân chính gây nên bệnh sâu răng.

Tại Sao Vệ Sinh Miệng Kỹ Lưỡng Vẫn Bị Sâu Răng

Có rất nhiều người thắc mắc vẫn bị sâu răng khi đánh răng đầy đủ theo khuyến cáo của bác sĩ, thậm chí đánh tới 5 lần trong ngày. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Bài viết dưới đây sẽ lý giải nguyên nhân tại sao vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng vẫn bị sâu răng để mọi người có cái nhìn mới về thực trạng này.

1. Nguyên nhân gây ra sâu răng

Để giải thích rõ ràng hơn nguyên nhân tại sao vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng vẫn bị sâu răng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân chính gây nên bệnh sâu răng.

Nói tới nguyên nhân gây sâu răng thì có nhiều nhưng có thể tạm chia thành hai nhóm chính: khách quan và chủ quan. Hai nhóm nguyên nhân này như một chuỗi liên hoàn tạo ra – hoặc hạn chế việc gây ra tình trạng sâu răng ở người bệnh.

– Nguyên nhân khách quan:

Do cấu tạo sinh lý của men răng, dòng chảy nước bọt của người bệnh – có nghĩa là những yếu tố mà bệnh nhân “phải chịu”, chẳng kiểm soát được.

nguyên nhân gây sâu răng
Nguyên nhân do cấu tạo của răng

– Nguyên nhân chủ quan:

Thói quen ăn uống, chế độ vệ sinh răng miệng hàng ngày– tức là những nguyên nhân mà bệnh nhân có thể chủ động phòng ngừa được.

nguyên nhân sâu răng
Chế độ ăn uống chính là nguyên nhân gây sâu răng

2. Tại sao đánh răng thường xuyên mà vẫn bị sâu răng?

– Do cấu trúc răng của người bệnh:

Khả năng chống sâu của răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng.

tại sao vệ sinh miệng kỹ lưỡng vẫn bị sâu răng 3
Khả năng chống sâu của răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng

Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.

Cụ thể ở những răng bị thiểu sản men, cấu tạo men răng bất hoàn, bị dư thừa flour làm cho men răng sần sùi; hoặc là ở những răng bị bể mẻ do tai nạn, do thói quen nghề nghiệp (ở thợ may hay sử dụng răng cắn chỉ, ở thợ điện hay dung răng tuốt dây điện, …).

Hoặc ở những răng mọc chen chúc, răng này chồng lấp lên răng kia làm cho thức ăn luôn luôn mắc kẹt trong đó …

– Do dòng chảy nước bọt:

Dòng chảy nước bọt và sinh lý của tuyến nước bọt được coi như một nguyên nhân quan trọng không thua kém gì cấu tạo của men răng.

Dòng chảy, tốc độ dòng chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảng bám và vụn thức ăn còn sót lại sau ăn và vi khuẩn trên bề mặt răng. Cung cấp các ion Ca2+, PO43- và Fluor để tái khoáng hóa men răng, các Bicarbonate tham gia vào quá trình đệm.

tại sao vệ sinh miệng kỹ lưỡng vẫn bị sâu răng 4
Nước bọt có tác dụng làm sạch các mảng bám và vụn thức ăn

Nếu các chỉ số sinh hóa này ở tuyến nước bọt không đạt yêu cầu thì đương nhiên, răng sẽ là “miếng mồi ngon” cho sâu răng phát triển mà nước bọt “không thể làm gì được” – có thể hình tượng như là “môi hở thì răng lạnh vậy”.

– Do chế độ ăn uống:

Với một người có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều chất xơ (động tác nhai chất xơ có tác dụng là sạch răng tương đương với bàn chải đánh răng), không ăn vặt nhiều lần trong ngày, không ăn vào ban đêm thì sâu răng rõ ràng là khó có cơ hội hoành hành trong miệng.

Còn ngược lại, những người có chế độ ăn uống quá nhiều tinh bột, đường, nước ngọt có gas … thì cho dù vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng tới đâu vẫn có nguy cơ bị sâu răng rất cao.

tại sao vệ sinh miệng kỹ lưỡng vẫn bị sâu răng 5
Chế độ ăn uống kém khoa học cũng là nguyên nhân gây sâu răng

– Do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách:

Việc vệ sinh răng miệng được đánh giá là đúng cách hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố từ việc lựa chọn bàn chải đánh răng, kem đánh răng, cách chải răng, vệ sinh lưỡi, dùng chỉ nha khoa, súc miệng sau khi đánh răng, vệ sinh và bảo quản bàn chải đánh răng sau khi sử dụng …

Việc vệ sinh răng miệng không đúng không thể làm sạch các mảng bám và cặn thức ăn bám trong kẽ răng mà còn có nguy cơ làm tổn hại đến men răng và ngà răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây sâu răng tấn công.

tại sao vệ sinh miệng kỹ lưỡng vẫn bị sâu răng 6
Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

– Bỏ qua việc dùng chỉ nha khoa, làm sạch lưỡi

Việc đánh răng sạch sẽ bằng bàn chải thường thôi vẫn chưa đủ để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám còn tồn đọng ở vùng kẽ răng.

Bên cạnh đó, các gờ rãnh ở lưỡi cũng là môi trường trú ngụ của nhiều mảng bám, vi khuẩn có hại.

Nếu không chú ý làm sạch kẽ răng đều đặn mỗi ngày bằng chỉ nha khoa, chải sạch lưỡi thì khả năng cao sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tích tụ và sinh trưởng mạnh. Từ đó khó tránh khỏi nguy cơ gây các vấn đề bệnh lý ở răng nướu trong đó có sâu răng.

– Thói quen hút thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe cơ thể mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

Các chất độc hại có từ thuốc lá rất dễ gây tác động làm cho men răng yếu dần, nướu răng viêm nhiễm. Đồng thời vi khuẩn tích tụ nhiều gây mùi hôi ở miệng, mảng bám cao răng hình thành nhiều làm răng dễ bị sâu hỏng.

Thói quen hút thuốc lá khiến răng dễ bị sâu hỏng hơn bình thường
Thói quen hút thuốc lá khiến răng dễ bị sâu hỏng hơn bình thường

– Ảnh hưởng từ các bệnh lý cơ thể

Ở những bệnh nhân mắc các bệnh đường hô hấp, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đường, bệnh gan thận,… Hay thường xuyên phải dùng các thuốc điều trị huyết áp, an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu,… Cũng rất dễ gặp tình trạng khô miệng và tạo cơ hội để vi khuẩn sản sinh mạnh gây các bệnh lý như sâu răng.

– Yếu tố di truyền

Qua các nghiên cứu còn cho thấy tình trạng sâu răng cũng liên quan nhiều đến yếu tố di truyền. Theo đó, trong gia đình nếu người thân trong gia đình gặp các vấn đề bệnh lý, khiếm khuyết ở răng miệng thì con cháu cũng có nguy cơ cao gặp tình trạng tương tự.

Ngoài ra, vi khuẩn sâu răng có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua đường nước bọt khi dùng chung các vật dụng ăn uống, hôn môi, mớm thức ăn cho trẻ,…

3. Cách chăm sóc răng miệng khoa học

– Lựa chọn bàn chải đánh răng

Nên chọn bàn chải với kích cỡ vừa vặn, đầu bàn chải thuôn để di chuyển dễ dàng đến khắp ngóc ngách của răng, lông mềm để không làm tổn thương nướu, mòn răng.

Thay bàn chải 2 – 3 tháng/lần hoặc thay khi đầu lông đã bị mòn, xòe.

– Chọn kem đánh răng

Ưu tiên sử dụng các loại kem đánh răng có chứa Fluor để duy trì men răng cứng chắc, ngăn ngừa sâu răng tốt hơn.

Đối với người có răng nhạy cảm nên chọn các loại kem chuyên dụng phù hợp với tình trạng để sử dụng được hiệu quả nhất, hạn chế tối đa cảm giác khó chịu.

Chọn bàn chải, kem đánh răng phù hợp để làm sạch răng tốt nhất
Chọn bàn chải, kem đánh răng phù hợp để làm sạch răng tốt nhất

– Đánh răng khoa học

Mỗi ngày cần đánh răng sạch sẽ 2 – 3 lần vào buổi sáng, tối và sau khi ăn khoảng 30 phút.

Đánh răng với lực nhẹ nhàng vừa phải, thao tác theo chiều dọc hoặc chiều tròn ở mọi bề mặt của răng trong thời gian tối thiểu 2 phút.

Tuyệt đối không đánh răng quá mạnh theo chiều ngang, quá nhiều lần trong ngày vì dễ gây chảy máu nướu, mòn men răng.

Đánh răng đúng cách theo chiều dọc
Đánh răng đúng cách theo chiều dọc

– Sử dụng chỉ nha khoa

Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng vụn thức ăn bám trên răng và kẽ răng.  Chỉ nha khoa mềm và đủ nhỏ nên hoàn toàn không gây tổn thương gì đến răng nướu, mô mềm.

Làm sạch kẽ răng với chỉ tơ nha khoa
Làm sạch kẽ răng với chỉ tơ nha khoa

– Chải sạch lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng

Sau khi chải răng xong nên dùng bàn chải hoặc dụng cụ chuyên dụng để chải sạch vùng lưỡi. Qua đó sẽ loại bỏ được những mảng bám, vi khuẩn còn tồn đọng, hạn chế tối đa các ảnh hưởng không tốt đến răng nướu.

Chải sạch lưỡi mỗi ngày
Chải sạch lưỡi mỗi ngày

– Sử dụng nước súc miệng/nước muối sinh lý

Súc miệng sạch sâu với các dung dịch chuyên dụng không chứa cồn hoặc nước muối sinh lý sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn. Không nên dùng quá 2 – 3 lần/ngày.

Mỗi lần súc khoảng 30 giây để làm sạch vi khuẩn, mảng bám hiệu quả nhất, cải thiện hơi thở thơm mát và ngăn ngừa bệnh lý ở răng tốt hơn.

Diệt khuẩn tối ưu với nước súc miệng chuyên dụng
Diệt khuẩn tối ưu với nước súc miệng chuyên dụng

– Chế độ ăn uống lành mạnh, loại bỏ các thói quen có hại

Chế độ ăn nên tăng cường nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin, chất xơ tốt cho răng miệng, giúp làm sạch răng tự nhiên.

Chú ý bổ sung đầy đủ canxi, vitamin C, D, sắt, kẽm, photphat,… có trong thịt cá, hải sản, trứng sữa nhằm duy trì răng nướu luôn được chắc khỏe.

Uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp tăng tiết nước bọt, tránh nguy cơ khô miệng và gây bệnh lý ở răng.

Tránh tiêu thụ các thực phẩm nhiều đường, nhiều axit, không dùng nhiều bia rượu, cà phê, nước có ga,…

Các thói quen như: hút thuốc lá, dùng răng nhai nước đá lạnh, dùng răng mở nắp chai, xé bao bì, cắn móng tay, nghiến răng khi ngủ,… đều rất có hại cho răng nướu nên cần phải loại bỏ ngay.

Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

– Khám răng định kỳ

Tốt nhất định kỳ 6 tháng/lần dù không có vấn đề bất thường nào ở răng miệng bạn cũng nên đến nha khoa để thăm khám và cạo vôi răng sạch sẽ. Điều này sẽ đảm bảo duy trì được hàm răng luôn sạch khỏe dài lâu nhất có thể.

Đồng thời qua thăm khám còn giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả kịp thời các bệnh răng miệng (nếu có), phòng ngừa tác hại nguy hiểm có thể xảy ra..

Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần
Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần

Phải nói nhiều như vậy chỉ để thấy được rằng, việc đánh răng chỉ là một nguyên nhân trong vô vàn nguyên nhân gây ra căn bệnh sâu răng.

Do đó, ngoài việc vệ sinh răng miệng đúng cách chúng ta cần phải có chế độ ăn uống khoa học cũng như khám răng định kỳ tại nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng.

Xem thêm chăm sóc răng miệng:

Xem thêm sâu răng:

popup sự kiện liên kết ngân hàng cornor
close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ