Đau nướu răng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện và thậm chí là tự tin trong giao tiếp. Vậy tại sao chúng ta lại bị đau nướu răng và làm cách nào để khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả?
I. Vì sao bị đau nướu răng?
Bị đau nướu răng hay còn gọi được gọi là viêm nướu răng. Tình trạng mà mô nướu bị viêm nhiễm do tác động của vi khuẩn, khiến nướu răng bị sưng đỏ và luôn có cảm giác đau nhức khó chịu.
Viêm nướu cũng là giai đoạn đầu trong chuỗi các triệu chứng của bệnh viêm nha chu nguy hiểm, có thể gây mất răng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể. Bệnh đau nướu răng thường xuất phát từ các nguyên nhân chính sau:
1. Chăm sóc vệ sinh răng miệng kém
Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày không đúng cách tạo điều kiện thuận lợi cho mảng bám sót lại trong các kẽ răng, lâu ngày vôi hóa tạo thành vôi răng – nơi cư ngụ của hàng triệu loại vi khuẩn. Thời gian càng lâu, vi khuẩn phát triển cấp số nhân, viêm nướu và các bệnh về răng miệng khác là điều không thể tránh khỏi.
2. Hệ miễn dịch suy yếu
Yếu tố di truyền và các bệnh lý làm suy yếu hệ miễn dịch khiến nướu răng trở nên nhạy cảm hơn với vi khuẩn gây bệnh. Đó là lý do mà những người có hệ miễn dịch suy yếu thường dễ bị đau nướu răng hơn so với người khỏe mạnh.
3. Hút thuốc lá
Hơn 4000 chất độc hại có trong thuốc lá không chỉ gây ra các bệnh về đường hô hấp mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Việc hút thuốc thường xuyên làm suy yếu nướu, khiến chúng dễ bị tổn thương và viêm nhiễm, ngay cả với những tác động nhẹ.
4. Thói quen ăn uống không hợp lý
Việc thường xuyên ăn đồ ngọt và thực phẩm có tính dính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về răng miệng. Đường và chất dính tạo môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến sâu răng, viêm nướu và các vấn đề răng miệng khác.
5. Thói quen xấu hằng ngày
Nhiều người thường có thói quen dùng tăm xỉa răng thay vì chỉ nha khoa, điều này có thể làm tổn thương nướu, khiến kẽ răng rộng ra và dễ bị viêm nhiễm.
6. Do mọc răng khôn
Đau nướu răng có thể là do tình trạng mọc răng khôn gây ra. Đặc biệt, khi răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch sẽ đẩy nướu lên, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm, dẫn đến đau nhức kéo dài. Nhổ bỏ răng khôn là giải pháp tốt nhất để chấm dứt tình trạng đau và ngăn ngừa biến chứng khác.
7. Bệnh lý ở răng miệng
Khi mắc phải các vấn đề bệnh lý ở răng miệng như: Sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,… sẽ có nguy cơ cao gây triệu chứng sưng viêm, đau nhức, ê buốt ở nướu dai dẳng.
Cơn đau có thể diễn ra một cách bất chợt hoặc liên tục khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ăn uống, sinh hoạt.
Nguy hiểm hơn nếu các bệnh lý này không được khắc phục kịp thời sẽ làm hỏng cấu trúc răng thật, khiến răng lung lay, gãy rụng.
8. Ảnh hưởng từ bệnh lý cơ thể
Tình trạng đau nhức, sưng viêm của nướu răng còn có thể ảnh hưởng từ một số bệnh lý của cơ thể như trào ngược dạ dày, tiểu đường, bệnh bạch cầu, ung thư, béo phì,…
9. Thay đổi nội tiết tố
Thông qua nhiều thống kê cho thấy sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể vào giai đoạn kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh,… có thể gia tăng sự nhạy cảm ở răng nướu hơn bình thường. Từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công khiến răng đau nhức, sưng viêm ở nướu.
10. Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì tình trạng đau nướu răng còn có thể do nhiều yếu tố khác như:
- Cơ thể bị thiếu hụt canxi, vitamin C, B, K, magie, photphat,…
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh, ảnh hưởng từ xạ trị, hóa trị,…
- Chấn thương ở răng miệng, nghiến răng khi ngủ, ăn nhai quá dai cứng, dùng răng mở nắp chai,…
II. Làm sao để hết bị đau nướu răng?
Viêm nướu răng nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ rất mau khỏi và không tốn kém nhiều chi phí. Khi có dấu hiệu đau nhức, sưng viêm ở nướu, bạn nên đến bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị phù hợp. Dựa theo từng nguyên nhân, tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị tối ưu.
1. Điều trị bệnh lý cơ thể
Đối với bệnh nhân mắc bệnh lý toàn thân gây đau nướu răng nên tìm đến các bệnh viện chuyên khoa uy tín. Bác sĩ sẽ thăm khám bệnh chính xác và chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.
Khi bệnh lý cơ thể được kiểm soát hiệu quả thì cảm giác đau nhức, khó chịu ở răng nướu cũng dần khỏi.
2. Điều trị bệnh lý răng miệng
Trong trường hợp mắc bệnh lý răng miệng cần phải đến các trung tâm nha khoa uy tín lâu năm. Sau khi thăm khám tổng quát, chụp phim X-quang xác định nguyên nhân, mức độ tổn thương cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn cách khắc phục hiệu quả, nhanh chóng.
- Trám răng: Nếu răng chỉ bị sâu hỏng, mòn men, sứt mẻ, gãy vỡ nhẹ và không gây viêm nhiễm ở vùng tủy răng thì có thể áp dụng trám răng Composite để khôi phục thẩm mỹ, ăn nhai tốt hơn.
- Chữa tủy: Đối với răng sứt mẻ, gãy vỡ, mòn men, sâu hỏng lớn, tủy răng bị tổn thương, viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng triệt để. Sau đó thực hiện bọc sứ phục hình thẩm mỹ giúp kéo dài tuổi thọ cho răng.
- Cạo vôi, điều trị nha chu: Những trường hợp mắc bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu tùy theo mức độ viêm nhiễm mà có thể điều trị bằng một số biện pháp như: Cạo vôi răng, nạo túi nha chu, ghép vạt nướu, dùng thêm thuốc kháng sinh (nếu cần),…
- Nhổ răng khôn: Khi răng khôn mọc lệch lạc gây sưng viêm, đau nhức dai dẳng ở vùng nướu răng, cách khắc phục dứt điểm là nhổ răng sớm nhất có thể. Như vậy sẽ chấm dứt các triệu chứng khó chịu và phòng ngừa nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm.
- Nhổ răng: Một số trường hợp răng có các bệnh lý, chấn thương quá nghiêm trọng, mọi biện pháp điều trị bảo tồn không thể đem lại hiệu quả. Lúc này việc nhổ răng là khó tránh khỏi nhằm tránh tình trạng viêm nhiễm lây lan ảnh hưởng đến răng xung quanh. Sau đó, bệnh nhân cần sớm trồng lại răng giả để phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ.
Như vậy, hiểu rõ nguyên nhân đau nướu răng sẽ có biện pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm nha chu viêm nướu:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?